2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trụ sở chính
Sở giao dịch
Chi nhánh cấp 1
Văn phòng đại diện
Đơn vị sự nghiệp
Công ty Trực thuộc
Phòng giao dịch
Qũy tiết kiệm
Chi nhánh cấp 2
Phòng giao dịch
Qũy tiết kiệm
Chi nhánh phụ thuộc
Phòng giao dịch
Qũy tiết kiệm
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của ngân hàng Công thương
Bộ máy giúp việc
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
(Nguồn: Trang web www.vietinbank.vn)
Hội đồng quản trị
Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
Kế toán trưởng
Phó tổng giám đốc
Các phòng
Ban chuyên môn nghiệp vụ
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
(Nguồn: Trang web www.vietinbank.vn)
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng
phòng kế toán
Tổ kiểm tra
nội bộ
Các phòng chuyên môn
nghiệp vụ
Phòng giao
dịch
Qũy tiết
kiệm
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1,
Chi nhánh cấp 2
(Nguồn: trang web www.vietinbank.vn)
2.1.2. Mục tiêu và phương châm hoạt động
Mục tiêu hoạt động của Vietinbank là trở thành ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế, đến năm 2018 trở thành tập toàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng theo chuẩn quốc tế.
Với slogan “Nâng giá trị cuộc sống”, Vietinbank hoạt động theo phương châm: hướng đến khách hàng với sự hoàn hảo, chuyên nghiệp, hiện đại. Với Vietinbank, sự hài lòng của khách hàng là sự thành công của ngân hàng, đó chính là cách bảo vệ và phát triển thương hiệu hiệu quả, an toàn và bền vững.
2.1.3. Những thành tựu tiêu biểu đã đạt được
Trong quá trình hoạt động của mình, Vietinbank đã gặt hái được nhiều thành công vang dội với nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước như giá trị thương hiệu cao nhất năm 2012, 2013; Vietinbank được tạp chí Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí The Banker đưa vào danh sách 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới. Đặc biệt ngày 7/1/2013, Vietinbank được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùnglao động. Nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất đó là sự hài lòng, tin tưởng và ủng hộ của khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2014
ế
Hu
Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2011-2014
Đại học Kinh tế
ĐVT: Tỉ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | SO SÁNH 2012/2011 | SO SÁNH 2013/2012 | SO SÁNH 2014/2013 | ||||
Giá trị | Giá trị | Giá trị | Giá trị | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | |
TN từ lãi và các khoản tương tự | 55775 | 50661 | 44.281 | 41076 | -5114 | -9,17 | -6380 | -12,59 | -3205 | -7,24 |
TN từ hoạt động dịch vụ | 1923 | 1855 | 2097 | 2.404 | -68 | -3,54 | 242 | 13,05 | 307 | 12,77 |
TN từ hoạt động kinh doanh ngoại hối | 702 | 1260 | 5122 | 3.309 | 558 | 79,49 | 3862 | 306,51 | -1813 | 35,40 |
TN từ CKKD, CKĐT | 38 | 564 | 165 | 200 | 526 | 1384,21 | -399 | -70,74 | 35 | 21,21 |
TN từ góp vốn mua cổ phần | 257 | 166 | 173 | 166 | -91 | -35,40 | 7 | 4,22 | -7 | -4,22 |
TN từ hoạt động kinh doanh khác | 1024 | 1186 | 1495 | 1.391 | 162 | 15,82 | 309 | 26,05 | -104 | -6,96 |
TỔNG THU NHẬP | 59719 | 55692 | 53333 | 48546 | -4027 | -6,74 | -2359 | -4,24 | -4787 | -8,98 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - 2
- Các Mô Hình Đo Lường Rủi Ro Lãi Suất
- Phân Tích Sự Thay Đổi Của Lãi Suất Đến Thu Nhập Và Chênh Lệch Lãi Suất Cơ Bản Của Ngân Hàng
- Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
- Cơ Cấu Tài Sản Nợ Của Vietinbank Giai Đoạn 2011-2014
- Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
35727 | 32241 | 26004 | 23495 | -3486 | -9,76 | -6237 | -19,34 | -2509 | -9,65 | |
CP hoạt động dịch vụ | 771 | 577 | 577 | 937 | -194 | 25,16 | 0 | 0 | 360 | 62,39 |
CP hoạt động kinh doanh ngoại hối | 319 | 898 | 4830 | 2922 | 579 | 181,50 | 3932 | 437,86 | -1908 | -39,5 |
CP dự phòng giảm giá CKKD, CKĐT | 528 | 14 | 138 | 161 | -514 | -97,35 | 124 | 885,71 | 23 | 16,67 |
CP khác | 9078 | 9436 | 9910 | 9827 | 358 | 3,95 | 474 | 5,02 | -83 | -0,84 |
CP dự phòng RRTD | 4904 | 4358 | 4123 | 3902 | -546 | -11,13 | -235 | -5,39 | -221 | -5,36 |
TỔNG CHI PHÍ | 51327 | 47524 | 45582 | 41244 | -3803 | -7,41 | -1942 | -4,09 | -4338 | -9,52 |
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ | 8392 | 8168 | 7751 | 7302 | -224 | -2,67 | -417 | -5,11 | -449 | -5,79 |
Đại học Kinh tế
ế
Hu
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2011-2014)
Xét về thu nhập
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng thu nhập của Vietinbank giai đoạn 2011-2014 có xu hướng giảm nhưng không quá lớn. Điều này phản ánh đúng với thực trạng của hoạt động tài chính tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn này khi các ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn và thách thức. Năm 2011, tổng thu nhập của Vietinbank là 59719 tỉ đồng thì giảm xuống còn 55692 tỉ đống năm 2012, đây là một sự sụt giảm không quá lớn, và giảm sâu vào năm 2014 khi tổng thu nhập chỉ đạt 48546 tỉ đồng.
Tổng thu nhập của Vietinbank được cấu thành từ nhiều bộ phận, trong đó thu nhập từ lãi và các khoản tương tự chiếm tỉ trọng cao nhất và gần như quyết định đến tổng thu nhập của Vietinbank. Nguồn thu nhập này bao gồm thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách hàng, thu nhập lãi cho thuê tài chính, thu lãi từ đầu tư kinh doanh, chứng khoán nợ. Điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng của NHTM: hoạt động cho vay là hoạt động chủ chốt và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Biến động cùng chiều cùng tổng thu nhập, thu nhập từ lãi và các khoản tương tự cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2014 từ 55775 tỉ đồng xuống còn 44281 tỉ đồng.
Một nguồn thu nhập quan trọng khác của Vietinbank là thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữu các NHTM, Vietinbank đã rất chú trọng để phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Với các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ,..đã mang lại cho Vietinbank một nguồn thu nhập đáng kể. Nguồn thu nhập này có sự biến động khá rõ rệt: giảm từ 1923 tỉ đồng năm 2011 xuống còn 1855 tỉ đồng năm 2012 (chiếm 3,54%) nhưng đã tăng nhẹ trở lại vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên trong năm 2014.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cũng giúp Vietinbank đạt được một nguồn thu nhập để đóng góp vào tổng thu nhập. Trong hai năm 2011, 2012 nguồn thu nhập này còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập nhưng đến năm 2013 và 2014,nguồn thu nhập này đã tăng lên một cách nhanh chóng (đặc biệt
tăng 306,51% từ 2012 đến 2013), chứng tỏ ngân hàng đã biết vận dụng rất tốt lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và ngân hàng cần tiếp tục phát huy lợi thế này trong những năm tới.
Ngoài các khoản thu nhập chính trên, các nguồn thu nhập như chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn mua cổ phần,..cũng nằm trong tổng thu nhập của Vietinbank. Tuy nhiên nguồn thu nhập còn chiểm tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng thu nhập của Vietinbank và biến động cũng rất bất thường, ngân hàng cần chú trọng khai thác có hiệu quả hơn đến nguồn thu nhập này trong những năm tới.
Xét về chi phí
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rõ chi phí biến động cùng chiều với thu nhập. Giai đoạn 2011-2014, tổng chi phí của Vietinbank cũng có xu hướng giảm nhưng khá nhỏ (nếu so sánh năm sau so với năm trước thì nằm trong khoảng 5- 10%).
Đối với NHTM, hoạt động huy động vốn chính là hoạt động quan trọng nhất vì vậy chi phí trã lãi tiền gửi luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Nhưng nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy nguồn chi phí này giảm dần qua các năm và nếu so sánh năm 2014 và 2011 thì có thể thấy giảm rất mạnh. Điều này có thể giải thích được thông qua quá trình điều tiết lãi suất của NHNN: năm 2011 đánh dấu là năm lãi suất huy động vốn rất cao (14% cho VND và USD là 2%), điều này gây tác động rất lớn đến tâm lí của người dân, lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng rất lớn nên chi phí trả lãi đồng nghĩa cũng phải lớn, những năm sau đó, NHNN tiếp tục có động thái giảm trần lãi suất huy động và cho vay làm lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng giảm hẳn, thay vào đó người dân chọn các kênh đầu tư khác và mang lại hiệu quả cao hơn cho họ. Chính vì vậy, chi phí trả lãi giảm cũng là điều tất yếu.
Chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí kinh doanh ngoại hối cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng chi phí, nguồn chi phí này biến động không ổn định đặc biệt là chi phí kinh doanh ngoại hối (tương tự như thu nhập: chi phí này cũng tăng một cách nhảy vọt từ năm 2012 lên 2013 và giảm nhẹ vào năm 2014).
Chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng chi phí. Một nguồn chi phí rất đáng chú ý là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, đây là nguồn chi phí bắt buộc phải có đối với các NHTM để tránh những bất trắc và rủi ro xảy ra trong quá trình cho vay-nguồn mang lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng. Chính vì nguồn thu nhập từ cho vay giảm dần nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm dần trong giai đoạn 2011-2014 (4904 tỉ đồng năm 2011 giảm xuống còn 3902 tỉ đồng năm 2014).
Xét về lợi nhuận
Như đã phân tích ở trên, tổng thu nhập và tổng chi phí giảm cho nên như một điều tất yếu, tổng lợi nhuận của Vietinbank cũng có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2014. Từ năm 2011 đến 2014, tổng lợi nhuận giảm gần 1000 tỉ đồng, và nếu so sánh năm sau so với năm trước thì lợi nhuận giảm từ 3-5%. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng, tuy lợi nhuận giảm nhưng lợi nhuận của Vietinbank trong giai đoạn này đều dương và rất lớn. So sánh với các ngân hàng khác trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thì Vietinbank vẫn là một trong những ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất và ổn định nhất của hệ thống. Vietinbank vẫn khẳng định vị thế của mình trong hoạt động và tạo niềm tin lớn với khách hàng và các nhà đầu tư. Chắc chắn trong những năm tới Vietinbank sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, lợi thế của mình, kinh doanh có hiệu quả và đạt được những mục tiêu, sứ mệnh đã đặt ra.
2.2. Thực trạng lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 Năm 2011
Tình hình lãi suất từ đầu năm đến quý 3/2011 đã có chuyển biến rất nhiều và diễn biến khá phức tạp qua từng thời kì. Lạm phát tăng cao tác động đến xu hướng tăng mạnh của lãi suất huy động và cho vay trên thị trường. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14%/năm nhằm tránh một cuộc đua lãi suất không lành mạnh giữa các ngân hàng, gây bất ổn cho hệ thống. Tuy nhiên,
với trần lãi suất 14%/năm cùng với việc tỉ lệ lạm phát so với thời kì đã lên đến 20,82%; lãi suất huy động và cho vay đang ở mức âm. Vì thế, trong thời gian này các NHTM đã “vượt rào” lãi suất huy động cả VND và USD, huy động với mức lãi suất bình quân khoản 17-18%/năm, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%, trong đó lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã lên đến 22-25%/năm, lãi suất huy động USD với mức 3-3,5%/năm, cao hơm mức quy định 2%.
Bước sang tháng 7/2011, tình hình lãi suất thực tế trên thị trường tài chính đã có những chuyển biến tích cực, đăc biệt là cho các nhà đầu tư hay những đối tượng đang có nhu cầu vay vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, so với cuối tháng 6/2011, lãi suất huy động VND giảm khoảng 0,5-0,8%/năm, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh giảm nhẹ khoảng 0,1-0,3%/năm, lãi suất cho vay VND với lĩnh vực phi sản xuất tăng khoảng 0,5%/năm; lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định (cụ thể lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu khoảng 16-21%/năm; cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20- 25%/năm; lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,91%/năm; lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,1%/năm). Vào cuối năm 2011, lãi suất trên thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn theo đúng lộ trình lãi suất mà NHNN đã đưa ra. Lãi suất huy động đã về đúng trần lãi suất 14%/năm và lãi suất cho vay theo đó cũng được giảm xuống.
Năm 2012
Qúy I năm 2012 được đánh dấu bằng việc NHNN điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng kể từ ngày 13/3/2012 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.
Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ mức 16%/năm xuống mức 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn