2.4.2. Phân tích cơ cấu tài sản nợ của ngân hàng
ế
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản Nợ của Vietinbank giai đoạn 2011-2014
Đại học Kinh tế
Hu
ĐVT: Tỉ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | SO SÁNH 2012/2011 | SO SÁNH 2013/2012 | SO SÁNH 2014/2013 | ||||||||
Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | |
Các khoản nợ chính phủ và NHNN | 27294 | 6,32 | 2785 | 0,60 | 147 | 0,03 | 4731 | 0,78 | -4509 | -89,80 | -2638 | -4,72 | 4584 | 3118,37 |
Tiền vàng gửi và vay các TCTD khác | 74408 | 17,24 | 96815 | 20,61 | 80465 | 15,41 | 103770 | 17,13 | 22407 | 30,11 | -16350 | -6,89 | 23305 | 28,96 |
Tiền vàng gửi của khách hàng | 257136 | 59,56 | 289105 | 61,55 | 364497 | 69,82 | 424181 | 70,01 | 31969 | 11,06 | 75392 | 26,08 | 59684 | 16,37 |
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 416 | 0,07 | 0 | 0 | 0 | 0 | 416 | 416 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Sự Thay Đổi Của Lãi Suất Đến Thu Nhập Và Chênh Lệch Lãi Suất Cơ Bản Của Ngân Hàng
- Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Và Điều Hành Của Trụ Sở Chính
- Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
- Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
- Hoàn Thiện Văn Bản Pháp Lí Về Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất
- Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - 10
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
36825 | 8,53 | 33227 | 7,07 | 32425 | 6,21 | 32022 | 5,29 | -3598 | -10,83 | -802 | -2,41 | -403 | -1,24 | |
Phát hành giấy tờ có giá | 11089 | 2,57 | 28669 | 6,10 | 16565 | 3,17 | 5294 | 0,87 | 17580 | 158,54 | -12104 | -2,22 | -1271 | -68,04 |
Các khoản nợ khác | 24969 | 5,78 | 19088 | 4,06 | 27982 | 5,36 | 35479 | 5,86 | -5881 | -23,55 | 8894 | 46,59 | 7497 | 26,79 |
Tổng nợ phải trả | 431721 | 100 | 469690 | 100 | 522081 | 100 | 605893 | 100 | 37969 | 8,79 | 52391 | 11,15 | 83812 | 16,05 |
Đại học Kinh tế
ế
Hu
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính Vietinbank giai đoạn 2011-2014)
Có thể thấy rằng: tổng tài sản nợ của Vietinbank tăng đều trong giai đoạn 2011-2014. Năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng ngày càng cao từ 2011 đến 2014. Năm 2011 tổng nợ là 431721 tỉ đồng thì đến năm 2014 đã đạt 605893 tỉ đổng. Trong đó, biến động của từng khoản mục như sau:
Tiền, vàng gửi của khách hàng: đây là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản nợ của ngân hàng và có xu hướng biến động tăng dần. Khoản mục này liên tiếp tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không quá lớn. Điều này có thể được lí giải như sau: năm 2011, lãi suất huy động vốn ở mức đỉnh điểm 14%/năm nên thu hút một lượng lớn tiền gửi vào ngân hàng; đến năm 2012, lãi suất giảm mạnh theo những điều chỉnh chính sách của NHNN và mặc dù lãi suất tiếp tục giảm vào năm 2013, 2014 nhưng đã từng bước đi vào ổn định, nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại và hệ thống ngân hàng bắt đầu có dậu hiệu khởi sắc trở lại do đó lòng tin của người dân đã trở lại, lượng tiền gửi có dấu hiệu tăng lên.
Tiền, vàng gửi và vay các TCTD khác: đây là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản nợ của Ngân hàng sau khoản mục tiền gửi của khách hàng. Vietinbank luôn hoạt động khá mạnh trên thị trường liên ngân hàng kể cả thời điểm khó khăn thanh khoản của hệ thống. Tuy nhiên do các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, lãi suất liên tục giảm, tình hình nợ xấu gia tăng nên các ngân hàng thắt chặt cho vay nhằm kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, khoản mục này có sự biến động không ổn định: giảm từ năm 2013 so với năm 2012 16350 tỉ đồng và sau đó tăng trở lại 23305 tỉ đồng vào năm 2014 so với năm 2013.
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay TCTD chịu rủi ro chiếm tỉ trọng lớn thứ ba trong tổng tài sản Nợ của ngân hàng. Khoản mục này bao gồm nguồn vốn nhận của các cá nhân trong và ngoài nước. Khoản mục này đang có xu hướng giảm nhẹ kể từ năm 2011 đến 2014. Trong khi năm 2012 giảm 3598 tỉ đồng so với năm 2011 thì đến năm 2013 tiếp tục giảm so với năm 2012 nhưng đến năm 2014, tốc độ giảm đã thấp hơn chứng tỏ dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Một số khoản mục khác như nợ chính phủ, NHNN; công cụ tài chính phái sinh; phát hành giấy tờ có giá,…chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản nợ của ngân hàng.
2.4.3. Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất
Với việc ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất, xin được đưa ra một số giả định:
- Chênh lệch giữa thời hạn danh nghĩa của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng tại thời điểm tính toán bằng với chênh lệch thời hạn thực tế.
- Khi lãi suất thị trường tăng hoặc giảm thì mức độ tăng hoặc giảm đó sẽ là mức độ thay đổi lãi suất đều cho các tài sản có và tài sản nợ.
- Các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn.
2.4.3.1. Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Với mô hình tái định giá, tất cả tài sản có và tài sản nợ được phân thành 2 nhóm: nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất. Cơ sở cho việc phân loại này là mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với tài sản có) và chi phí trả lãi (đối với tài sản nợ) khi lãi suất thị trường thay đổi (Ngân hàng thương mại, Phan Thị Thu Hà). Do trong các báo cáo số liệu thực tế của ngân hàng hiện nay không phân nhóm tài sản có và tài sản nợ theo các kì hạn 1 tháng, 3 tháng… nên kì hạn định giá lại được chọn là một năm. Như vậy, nhóm nhạy cảm với lãi suất sẽ bao gồm các tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng có lãi suất được điều chỉnh phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường.
Các khoản mục tài sản có nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
- Tiền gửi tại các TCTD khác: đây là những khoản vốn tạm thời dư thừa ngân hàng gửi vào các TCTD khác để thu lợi nhuận hoặc nhằm mục đích thanh toán. Trên thực tế, những khoản tiền gửi này được các TCTD khác trả lãi và có thời hạn ngắn trong vòng một năm nên thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Dư nợ cho vay các TCTD khác: đây là số dư những khoản tín dụng tại các TCTD khác. Do được tính theo lãi suất thả nổi và được điều chỉnh, định giá lại trong năm nên cũng thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư: vì giá của các loại chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào lãi suất thị trường nên chúng cũng thuộc các loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
- Cho vay ngắn hạn: đây là số dư những khoản tín dụng có thời hạn đến hạn trong vòng 1 năm nên sẽ được tái đầu tư trong năm. Vì vậy, chúng thuộc nhóm tài sản có nhạy cảm lãi suất.
Ngoài các khoản mục các tài sản trên, các khoản tiền gửi tại NHNN cũng có lãi suất. Tuy nhiên, mức lãi suất rất thấp, lại ít thay đổi và chỉ được tính cho số tiền gửi vượt so với tiền gửi dự trữ bắt buộc nên khoản mục tài sản này không được coi lài tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Các khoản mục tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
- Những giấy tờ có giá ngắn hạn: đây là những khoản mục mà ngân hàng phải tái huy động trong vòng 1 năm, việc đính giá lại xảy ra trong năm nên thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm lãi suất.
- Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ và nội tệ: đây là những khoản tiền gửi ngân hàng huy động của dân chúng để sử dụng cho các hoạt động vay, đầu tư và khi đến hạn phải trả lại cho người gửi và tiếp tục huy động những khoản tiền gửi mới. Kể cả trường hợp khách hàng không rút tiền khi đến hạn thì khoản tiền gửi đó cũng được coi là gửi vào kì hạn mới và tính lãi theo mức công bố nên những khoản tiền gửi này cũng được định giá lại trong năm và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
- Các khoản nợ chính phủ và NHNN: đây là khoản vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán trong thời hạn ngắn. Lãi suất của khoản vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ của NHNN. Do vậy, các khoản mục này được định giá lại trong thời gian ngắn và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
- Tiền gửi và vay các TCTD khác: đây là khoản tiền gửi và vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán của các ngân hàng. Lãi suất của khoản vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường tiền tệ nên khoản mục này cũng được định giá lại trong năm và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
Đối với khoản mục tiền gửi không kì hạn, khoản mục này thường có lãi suất rất thấp và ít biến động khi lãi suất thay đổi nên nó không phải là tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.
Bảng 2.4: Tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của Vietinbank giai đoạn 2011-2014
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
I | Tài sản có NCLS | ||||
1 | Tiền vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác | 65452 | 57708 | 73079 | 75434 |
2 | Chứng khoán kinh doanh | 543 | 275 | 655 | 3648 |
3 | Cho vay ngắn hạn | 176912 | 200455 | 227697 | 263705 |
4 | Chứng khoán đầu tư | 67449 | 73417 | 82360 | 93404 |
Tổng tài sản có NCLS | 310356 | 331855 | 383791 | 436191 | |
II | Tài sản nợ NCLS | ||||
1 | Các khoản nợ chính phủ và NHNN | 27294 | 2785 | 147 | 4731 |
2 | Tiền vàng gửi và vay các TCTD khác | 71437 | 87728 | 76470 | 102242 |
3 | Tiền gửi của khách hàng | 201115 | 225850 | 290017 | 347134 |
4 | Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn | 9496 | 9781 | 11317 | 1626 |
Tổng tài sản nợ NCLS | 309342 | 326144 | 377951 | 455733 |
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2011-2014)
2.4.3.2. Khe hở nhạy cảm lãi suất
Bảng 2.5: Khe hở nhạy cảm lãi suất của Vietinbank giai đoạn 2011-2014
ĐVT: Tỉ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng tài sản có NCLS (ISA) | 310356 | 331855 | 383791 | 436191 |
Tổng tài sản nợ NCLS (ISL) | 309342 | 326144 | 377951 | 455733 |
Khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP) | 1014 | 5711 | 5840 | -19542 |
(Nguồn: tính toán của tác giả từ bảng 2.4)
Từ số liệu tính toán, ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011-2014: Vietinbank chủ yếu rơi vào mức chênh lệch dương, tức là tài sản có nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Với vị thế như vậy, ngân hàng sẽ phải đương đầu với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng giảm. Điều đáng báo động là mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất ngày càng tăng qua các năm trong giai đoạn 2011-2013. Với tình hình này khi lãi suất thay đổi giảm thì rủi ro lãi suất của ngân hàng càng lớn.
Thực tế này đã được phản ánh rất chính xác khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2011-2014. Thu nhập từ lãi và các khoản thu tương tự liên tục giảm qua các năm trong giai đoạn 2011-2014 (giảm từ 55775 tỉ đồng năm 2011 xuống còn 41076 tỉ đồng năm 2014). Với việc giai đoạn 2011-2012, ngân hàng ở vào trạng thái nhạy cảm tài sản có và lãi suất giai đoạn này thì liên tục được NHNN điều chỉnh giảm theo đúng lộ trình đã đặt ra, điều này gây ra bất lợi cho ngân hàng, ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Với việc nhìn nhận được lãi suất sẽ tiếp tục giảm và khe hở nhạy cảm lãi suất đang ở mức chênh lệch dương, đến năm 2014 ngân hàng đã điều chỉnh khe hở về mức chênh lệch âm để tránh được rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân
hàng. Với IS GAP là -19542 tỉ đồng, nếu lãi suất giảm 1% thì ngân hàng sẽ gia tăng được mức lợi nhuận 195,42 tỉ đồng. Hi vọng rằng năm 2015, thu nhập từ lãi của Vietinbank sẽ gia tăng qua đó tác động đến tổng lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất đang ở trong xu thế giảm mạnh như hiện nay.
2.4.3.3. Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất
Bảng 2.6: Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất của Vietinbank giai đoạn 2011-2014
ĐVT: Tỉ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng tài sản có NCLS (ISA) | 310356 | 331855 | 383791 | 436191 |
Tổng tài sản nợ NCLS (ISL) | 309342 | 326144 | 377951 | 455733 |
Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất ( ISR) | 1,0033 | 1,0175 | 1,0155 | 0,9571 |
(Nguồn: Tính toán của tác giả theo bảng 2.4)
Nếu như khe hở nhạy cảm lãi suất phản ánh con số chênh lệch tuyệt đối thì tỉ lệ nhạy cảm lãi suất phản ảnh con số chênh lệch tương đối của tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ: vì trong giai đoạn 2011- 2013, ngân hàng nhạy cảm với tài sản có nên ISR > 1, nhưng tỉ lệ nhạy cảm lãi suất không quá cao, chỉ xấp xỉ = 1, đặc biệt khi năm 2011 mặt bằng lãi suất đang rất cao, đến năm 2012 khi NHNN có chủ trương giảm lãi suất thì Vietinbank đã nắm bắt rõ tình hình, điều chỉnh tỉ lệ này giảm vào năm 2013, tuy lúc này ngân hàng vẫn đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản có và gặp bất lợi khi lãi suất giảm nhưng ISR năm 2013 < ISR năm 2012 và đã đạt được thành công khi ISR năm 2014 < 1 đánh dấu ngân hàng đã ở trong trạng thái nhạy cảm tài sản nợ và sẽ gặp thuận lợi, tránh được rủi ro lãi suất khi lãi suất tiếp tục giảm trên thị trường.
Có thể thấy rằng: bằng mô hình tái định giá, ta có thể khảo sát và đo lường được mức độ rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietinbank khi lãi suất thị trường thay đổi. Tuy nhiên kết quả khảo sát trên chưa hoàn toàn chính xác vì các nguyên nhân sau: