Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam

và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm. Lãi suất huy động VND tương đối ổn định trong 2 tháng đầu năm và đến ngày 12/3/2012, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi xuống phổ biến ở mức 3-4%/năm đới với tiền gửi không kỳ hạn, 4-5%/năm đối với tiền gửi có kì hạn dưới 1 tháng; 11,5-13%/năm đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng trở lên.

Nhờ lần điều chỉnh lãi suất này, lãi suất cho vay VND được điều chỉnh giảm từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất-kinh doanh….phổ biến ở mức 14,5- 16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất-kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm.

Lãi suất huy động USD phổ biến 1,9-2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, kéo theo lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn.

Từ tháng 3/2012, NHNN liên tục 5 lần giảm các lãi suất chủ chốt với tổng mức giảm là 5%, trần lãi suất huy động cũng giảm từ 14%/năm về 9%/năm. NHNN cũng cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất với các khoản tiền gửi trên 1 năm và yêu cầu các ngân hàng áp lãi suất cho các khoản vay cũ là 15%/năm từ 15/7/2012.

Từ 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Năm 2013


Lãi suất huy động VND vẫn trong xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại so với năm 2012, thay vì bám sát trần lãi suất cho phép như thời gian trước, một số NHTM, tiên phong là các NHTM Nhà nước đã chủ động điều chỉnh lãi suất trên cơ sở cân đối nguồn vốn. Trong khi trần lãi suất huy động chỉ giảm 0,5-1%, mặt bằng lãi suất trên thị trường có mức giảm mạnh hơn, vào khoảng 0,8-1,5% đối với các kỳ

hạn dưới 1 năm và lên tới 2,5-3,5% đối với các kì hạn trên 1 năm so với cuối năm 2012.

Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các TCTD phổ biến ở mức 1- 1,2%/năm đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng, 5,5-7%/năm kì hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, 6.5-7%/năm kì hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8- 9%/năm kì hạn từ 12 tháng trở lên.

Diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay VND cũng được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kì hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt là 8-9%/năm & 11-12%/năm và các lĩnh vực khác là 9-11%/năm & 11,5-13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm.

Đối với USD, lãi suất huy động bám sát trần cho phép, đi ngang ở mức 2%/năm đối với dân cư và 0,5%/năm đối với các tổ chức kinh tế trong phần lớn thời gian trước khi giảm xuống còn 1,25%/năm và 0,25%/năm từ ngày 28/6 cùng với quyết định của NHNN tại thông tư 14/2013/TT-NHNN. Lãi suất cho vay giảm nhẹ khoảng 1% so với cuối năm 2012, ngắn hạn quanh 4-6%/năm và trung dài hạn 6- 7,5%/năm

Năm 2014


Vẫn theo xu hướng giảm, năm 2014, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh giảm 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành giảm 2%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1,5%/năm trần lãi suất huy động VND kết hợp với điều chỉnh giảm 0,5%/năm trần lãi suất huy động USD. Mặt bằng lãi suất năm 2014 tiếp tục giảm 1,5-2% so với cuối năm trước, trong đó lãi suất huy động giảm 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến khoảng 7-9%/năm đối với ngắn hạn, lãi suất trung và dài hạn phổ biến khoảng 9,5-11%/năm, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và

dài hạn với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến khoảng 9-10%/năm. Thậm chí, những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, hoạt động hiệu quả, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất chỉ khoảng 5-6%/năm.

Tóm lại, động thái giảm lãi suất trong giai đoạn 2011-2014 nằm trong định hướng chính sách dài hạn của NHNN là giảm dần mặt bằng lãi suất, phù hợp với tình hình trên các thị trường tài chính thế giới và khu vực, góp phần ngăn chặn tác động tiêu cực khi các nhà đầu cơ đẩy mạnh dòng vốn vào để trục lợi lãi suất. Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng thận trọng, chủ động, đảm bảo không gây ra những biến động bất thường, nhằm tiếp tục tạo sự ổn định cho thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát.

Vietinbank là ngân hàng TMCP, chịu sự quản lí trực tiếp của NHNN cho nên trong giai đoạn này, Vietinbank cũng tuân thủ theo trần lãi suất mà NHNN đã đề ra, cho nên thực trạng lãi suất Việt Nam giai đoạn 2011-2014 phản ánh chính xác thực trang lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn này.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.3.1. Chính sách quản trị

Nhằm bảo vệ thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng trước những biến động của lãi suất thị trường, Vietinbank đề ra chính sách quản trị rủi ro gồm những điểm chính sau:

- Sử dụng công cụ phân tích GAP đối với các tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất và được giám sát bằng các hạn mức thận trọng.

- Đối với hoạt động đầu tư: Ngân hàng dự báo biến động lãi suất thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

- Đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn: lãi suất huy động vốn được xác định dựa trên các nguyên tắc thị trường, lãi suất thay đổi theo yêu cầu, theo quy mô huy động và diễn biến lãi suất trên thị trường.

- Đối với hoạt động cho vay: Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên

nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lí và có lãi trên cơ sở ban hành các mức lãi suất cho vay. Các chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay do Trụ sở chính quy định. Ngân hàng quy định đối với lãi suất cho vay trung, dài hạn bắt buộc phải áp dụng lãi suất thả nổi.

- Xây dựng và áp dụng các quy định kiểm tra và giám sát.


2.3.2. Mô hình tổ chức quản trị


Mô hình quản trị rủi ro được xây dựng trên nhưng nguyên tắc căn bản sau:


- Thiết lập một cơ cấu hội đồng quản trị rủi ro để quản lí và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động của tập đoàn, được hỗ trợ bởi một bộ phận quản lí và kiểm soát rủi ro độc lập ở cấp tập đoàn.

- Bộ phận quản lí và kiểm soát rủi ro ở cấp tập đoàn tập trung vào những vấn đề chiến lược trong khi, các bộ phận quản trị rủi ro ở chi nhánh tập trung vào các vấn đề chiến thuật.

- Bộ phận quản lí và kiểm soát rủi ro ở cấp tập đoàn hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh (người chấp nhận rủi ro) và quản lí tất cả các loại rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.



2.4. Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


ế

2.4.1. Phân tích cơ cấu tài sản có của ngân hàng


Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản Có của Vietinbank giai đoạn 2011-2014


Đại học Kinh tế

Hu

ĐVT: Tỉ đồng



CHỈ TIÊU


2011


2012


2013


2014

SO SÁNH 2012/2011

SO SÁNH 2013/2012

SO SÁNH 2014/2013

Gía trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Tiền mặt, vàng bạc, đá

quý

3714

0,81

2511

0,50

2833

0,49

4631

0,70

-1203

-2,39

322

12,82

1798

63,47

Tiền gửi tại NHNN

12101

2,63

12234

2,43

10160

1,76

9876

1,49

133

1,10

-2074

-16,95

-284

-2,78

Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác

65452

14,21

57708

11,46

73079

2,68

75434

11,41

-7744

-1,83

15371

26,64

2355

3,22

Chứng khoán kinh doanh

543

0,12

275

0,055

655

0,11

3648

0,55

-268

-9,36

380

138,18

2993

456,95

Các công cụ tài chính

phái sinh và các tài sản tài chính khác

20

0,0043

74

0,015

164

0,03

0

0

54

270

90

121,62

-164

-100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - 6



Cho vay khách hàng

290398

63,04

329683

65,47

372989

64,71

435523

65,88

39285

13,53

43306

13,13

62534

16.77

Chứng khoán đầu tư

67449

14,64

73417

14,58

82360

14,30

93404

14,13

5968

8,85

8943

12,18

11044

13,41

Góp vốn đầu tư dài hạn

2924

0,63

2816

0,56

3755

0,65

3785

0,57

-108

-3,69

939

33,35

30

0,80

Tài sản cố định

3746

0,81

5277

1,05

7080

1,23

8872

1,34

1531

40,87

1803

34,17

1792

25,31

Tài sản có khác

14257

3,10

19535

3,88

23292

4,04

25958

3,93

5278

37,02

3757

19,23

2666

11,45

Tổng tài sản

460604

100

503530

100

576368

100

661132

100

42890

9,31

72838

14,47

84764

14,71

Đại học Kinh tế

ế

Hu

(Nguồn: Tính toán từ số liệu báo cáo tài chính Vietinbank giai đoạn 2011-2014)


Ta thấy quy mô tổng tài sản của Vietinbank có sự tăng trưởng qua từng năm: năm 2011 đạt 460604 tỉ đồng đến năm 2012 tăng 9,31% so với năm 2011, đạt 503530 tỉ đồng. Đến năm 2013 tiếp tục tăng 14,47% so với năm 2012 đạt 576368 tỉ đồng và đạt 661132 tỉ đồng năm 2014 (tương đương tăng 14,71% so với năm 2013).

Trong tổng tài sản của Ngân hàng, tài sản sinh lời là những tài sản mang lại thu nhập cho ngân hàng như cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán…Đây là khoản mục chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng qua các năm. Trong đó:

Cho vay khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Vietinbank giai đoạn 2011-2014. Tỉ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản là 63-65% và liên tục tăng qua các năm (cụ thể: 290398 tỉ đồng năm 2011, tăng lên thành 329683 tỉ đồng năm 2012, tiếp tục tăng mạnh và đạt 435523 tỉ đồng năm 2014). Đây là một tỉ trọng tương đối cao và chứng tỏ hoạt động tín dụng của Vietinbank rất phát triển và quyết định đến tổng tài sản của ngân hàng. Điều này có thề giải thích được khi Vietinbank là một ngân hàng có uy tín lớn trong hệ thống, nhận được sự tin tưởng của khách hàng, đồng thời cơ chế lãi suất của Vietinbank rất linh hoạt và luôn có những chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp có cơ chế tài chính minh bạch và lành mạnh.

Chứng khoán đầu tư là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản của Vietinbank giai đoạn 2011-2014. Chứng khoán đầu tư của Vietinbank bao gồm chứng khoán nợ (tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các TCTD, trái phiếu của các TCKT trong nước phát hành) và chứng khoán vốn (do các TCTD và TCKT trong nước phát hành). Khoản mục này chiếm khoảng 14,13-14,64% và liên tục tăng qua các năm.

Tiền vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác là khoản mục sinh lời tiếp theo. Khoản mục này chỉ thấp hơn tỉ trọng của khoản mục chứng khoán đầu tư một mức không đáng kể (khoảng 11,41-14,21%) và biến động khá thất thường trong giai đọan này. Cụ thể: từ 65452 tỉ đồng năm 2011 đã giảm xuống còn 57708 tỉ đồng năm 2012 và sau đó tăng nhẹ liên tiếp trong 2 năm 2013, 2014.

Các khoản mục khác trong nguồn tài sản sinh lời như: các công cụ tài chính phái sinhvà các tài sản tài chính khác, góp vốn đầu tư dài hạn (bao gồm: vốn góp liên doanh, vốn góp vào công ty liên kết và góp vốn đầu tư dài hạn khác); chứng khoán kinh doanh chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng, chỉ trong phạm vi <1% so với tổng tài sản. Tuy nhiên điều đáng mừng là qua từng năm, các khoản mục này đang có dấu hiệu khởi sắc tương đối tốt.

Các khoản mục còn lại trong tổng tài sản của Ngân hàng chính là các tài sản không sinh lời. Bao gồm:

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: tỉ trọng khoản mục này không biến động theo quy luật. Bởi vì lượng dự trữ nhiều hay ít là do dự đoán của Ngân hàng về lượng tiền mặt cần thiết tồn quỹ để đảm bảo khả năng chi trả tức thời của mình.

Tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắt buộc): sự biến động của khoản mục này phụ thuộc vào quy mô và kết cấu nguồn vốn và chính sách tiền tệ của Chính phủ. Điều này đã thể hiện rất rõ trong bảng số liệu ở trên: năm 2011 với mặt bằng lãi suất rất cao, tỉ lệ lạm phát 2 con số, nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi. Đó là nguyên nhân khoản mục này vào năm 2011, 2012 rất cao và giảm dần qua các năm 2013, 2014.

Tài sản cố định và tài sản có khác chiếm một tỉ trọng khiêm tốn trong tổng tài sản nhưng cần phải nhấn mạnh rằng: nó đang tăng dần lên qua các năm. Điều này thể hiện rất rõ Vietinbank đang rất chú trọng đến việc nâng cao máy móc, thiết bị, trang bị khoa học công nghệ, xây dựng cơ bản,..để có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng hình ảnh một ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng đến với ngân hàng mình.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 21/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí