Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010 - 1


BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


Bùi Thị Mùi


TỶ LỆ NHIỄM VÀ MANG GEN KHÁNG CEPHALOSPORIN THẾ HỆ 3 VÀ QUINOLON CỦA CÁC CHỦNG KLEBSIELLA GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN NHI

TRUNG ƯƠNG,2009 - 2010


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

HÀ NỘI - 2014

Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010 - 1


BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


Bùi Thị Mùi


TỶ LỆ NHIỄM VÀ MANG GEN KHÁNG CEPHALOSPORIN THẾ HỆ 3 VÀ QUINOLON CỦA CÁC CHỦNG KLEBSIELLA GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN NHI

TRUNG ƯƠNG,2009 - 2010


Chuyên nghành: Vi sinh y học Mã số: 62720115


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

2. TS. Lê Thị Ánh Hồng


HÀ NỘI - 2014


Lời cảm ơn


Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè đồng nghiệp, những người thân trong gia đìng và các cơ quan có liên quan.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn hai thày hướng dẫn: 1, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi

học tập và nghiên cứu từ đầu khoá học đến nay.

2, TS. Lê Thị Ánh Hồng, Trưởng khoa vi sinh Bệnh viện đa khoa saint- paul. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình viết luận văn.

Tôi xin chân trọng cảm ơn giáo sư Và tập thể khoa vi sinh, phòng nghiên cứu kháng thuốc của vi khuẩn- phòng xét nghiệm lâm xàng- bệnh viện several thuộc đại học tổng hợp yonsei- Hàn Quốc đã tận tình gúp đỡ tôi cơ sở thực hành, chỉ bảo tôi học, thực hành và làm nghiên cứu phục vụ cho đề tài của tôi.

Tôi vô cùng biết ơn các nhà khoa học của hội đồng chấm thi đề cương, hội đồng chấm chuyên đề đã giúp đỡ và cho tôi những ý kiến quý giá để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám đốc, Phòng sau đại học, Khoa vi khuẩn- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, ban giám đốc, phòng tổ chức cán bộ, phòng y vụ, lãnh đạo và tập thể khoa vi sinh bệnh viện Nhi Trung ương đã cho tôi cơ hội và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và công tác để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.


Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp gần xa đặc biệt là các anh chị nghiên cứu sinh cùng khoá, những người đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Lời sau cùng tôi gửi tới gia đình, đặc biệt là các con gái tôi, người luôn giành cho tôi tình cảm yêu thương chân thành nhất, người luôn sát cánh, động viên, chia sẻ và giúp tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để làm việc, học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này./.


CHỮ VIẾT TẮT


ADN :Deoxyribonucleic acid

ATCC : American Type culture collection

CLSI : Clinical and laboratory standards Institute EDTA : Ethylenediaminetetra acetic acid

MIC : Minimal Inhibitory concentration NKHHCT : nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NST : Nhiễm sắc thể

PCR : polymerase chain reaction PFGE : pulsed field Gel Electrophoresis WHO : world health organization


ĐẶT VẤN ĐỀ

Giống Klebsiella là một trong các hệ vi khuẩn có ở đường tiêu hóa, hô hấp của người. Nó có thể sống trong tự nhiên. Các loài Klebsiella spp. (K. pneumoniae, K. ozane,...) là căn nguyên của một số bệnh nhiễm khuẩn ở người (nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng huyết,...), gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, Klebsiella spp là một trong những vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh ngày một gia tăng, nhất là những chủng sinh men β- lactamase phổ rộng hoặc cephalosporinase [3], [40].

Trên thế giới loài Klebsiella spp là một trong những căn nguyên quan trọng gây nhiễm khuẩn ở bệnh nhi nằm điều trị tại bệnh viện đặc biệt là những trẻ sơ sinh non yếu và trẻ nhỏ. Có sự xuất hiện những chủng đa kháng kháng sinh và là nguyên nhân tử vong của nhiều bệnh nhân. Tỷ lệ nhiễm khuẩn do Klebsiella ở trong bệnh viện đặc biệt là những đơn vị hồi sức cấp cứu rất khác nhau giữa các nước từ 10,2%- 26,2% [3], [68]. Tình trạng kháng với hầu hết các kháng sinh đang là một mối đe doạ lớn đối với thầy thuốc và người bệnh. Với kháng sinh thông thường như Ampicillin, Cephazolin, Klebsiella spp. đã kháng cao 60%-100% [3]. Phát hiện gen kháng kháng sinh nhóm quinolon lan truyền qua plasmid là mốc quan trọng trong nghiên cứu về gen kháng kháng sinh của vi khuẩn này[78]. Xuất phát từ tình trạng trên đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế kháng kháng sinh được tiến hành với mục đích tìm căn nguyên của sự gia tăng tính kháng kháng sinh của Klesiella, trong đó cơ chế kháng cephalosporin thế hệ 3 và quinolon được nghiên cứu ở nhiều nước.

Ở Việt Nam, Klebsiella là căn nguyên hàng đầu gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập được chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nằm điều trị tại bệnh viện, chủ yếu tại các đơn vị hồi sức cấp cứu. Tỷ lệ nhiễm khuẩn do Klebsiella spp. thay đổi theo các yếu tố khác nhau: đối tượng nhiễm bệnh, lứa tuổi bệnh nhân…Thêm vào đó, tỷ lệ chủng Klebsiella spp. kháng và đa kháng kháng sinh cao với ampicillin và cephalotin kháng 97,8% và 91,7% ở trẻ em [1], [4], [15], [16]. Những nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng mang gen mã hóa sinh men β-lactamase phổ rộng gây kháng


cephalosporin thế hệ 3 và quinolon lan truyền qua plasmid chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:

1- Xác định tỷ lệ chủng Klebsiella phân lập được ở đường hô hấp của các bệnh nhi 0 đến 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2009-2010.

2- Xác định tính kháng kháng sinh của các chủng Klebsiella phân lập

được.

3- Xác định tỷ lệ mang gen kháng cephalosporin thế hệ 3 và quinolon của

các chủng Klebsiella phân lập được.


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU‌


1.1. Các đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và miễn dịch hệ hô hấp [14]

1.1.1. Các đặc điểm về giải phẫu

Bộ máy hô hấp bao gồm từ mũi họng đến thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi, màng phổi. Dựa vào vị trí các đoạn của bộ máy hô hấp, người ta phân chia ra đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Ranh giới phân chia là nắp thanh quản (đoạn trên nắp thanh quản là đường hô hấp trên, đoạn dưới nắp thanh quản là đường hô hấp dưới).

- Viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm mũi, viêm họng, viêm amidal.

- Viêm đường hô hấp dưới bao gồm: viêm thanh quản, khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

1.1.2. Đặc điểm sinh lý

- Bộ máy hô hấp trẻ em chưa hoàn chỉnh những năm đầu đời.

- Các đường dẫn khí ngắn, nhiễm trùng đường hô hấp trên dễ lan xuống đường hô hấp dưới. Do đó, bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ ít khi khu trú ở đường hô hấp trên, mà dễ đưa tới viêm phổi.

- Sức cản đường hô hấp rất lớn, sự giãn nở của lồng ngực kém, công thực hiện hô hấp lớn. Trong bệnh lý đường hô hấp, do niêm mạc có nhiều mạch máu nên dễ bị xung huyết, phù nề, xuất tiết càng làm hẹp đường thở sức cản tăng lên, gây rối loạn thông khí.

- Thành phế quản mềm, tổ chức liên kết lỏng lẻo dễ bị biến dạng, chèn ép.

- Do diện tích phế nang ít, mạng lưới mạch máu nhiều để bão hòa oxy trong máu nên trẻ dễ bị suy hô hấp khi nhu mô phổi bị tổn thương.

Ở trẻ em, do đặc điểm cấu tạo của bộ máy hô hấp, việc thực hiện hô hấp có nhiều cản trở, trong khi nhu cầu về chuyển hóa rất cao, nên bình thường trẻ phải cố gắng để thở. Khi bị bệnh, khả năng hô hấp duy trì kém, lực cản trở tăng cao, làm cho trẻ dễ bị suy hô hấp. Thêm vào đó, các tổ chức lympho chưa phát triển, việc sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022