Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách
Điều đặc biệt về nghệ thuật chạm khắc là trên nét những chữ Hán này, in đúng 100 con chim như muốn như không nâng cánh lên bầu trời.
Vì những giá trị nghệ thuật đó, ngôi nhà cổ Tân Kỳ là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia năm 1985.
Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Ngôi nhà tọa lạc ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.
Gian giữa có trang thờ thờ những vị thần biểu phù hộ. Người xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi biển buôn bán người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thay mặt cho đoàn thả bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn chuyến đi lại.
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu khá độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Ðông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29/6/1993.
Chùa Cầu
Chùa Cầu (chùa Nhật Bản) nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An, là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVI - XVII. Chùa Cầu với chức năng vừa là cầu, vừa là nơi thờ thần bảo hộ có chiều dài khoảng 18 m, có mái che, bắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn.
Chùa có một kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng
khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.
b) Thánh địa Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, nằm cách thành phố Hội An 45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam, trong một thung lũng kín đáo
Bắt đầu từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên dải đất miền Trung - Việt Nam đã nảy sinh và phát triển rực rỡ một nền văn hoá Chămpa độc đáo. Trong đó, vùng đất Quảng Nam với tên gọi xưa là Amaravati, được các văn bia cổ nhắc đến như là trái tim của vương quốc Chămpa trong một giai đoạn khá dài. Khu đền tháp là mang đậm văn hóa của Ấn Độ giáo. Những đền thờ chính thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Silva, đáng bảo hộ của vua Chămpa.
Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm. Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14 dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang một phong cách riền. Mỗi đền tháo được xây dựng vào những triều đại khác nhau đã tạo nên những đường nét kiến trúc đầy dấu ấn. Khu đền tháo Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc, di tích đền đài được xây dựng để thờ các thần linh như thần Lửa (Agnt), thần Sáng tạo (Brahma), thần Hạnh phúc (Genesa), thần Hủy diệt và Tạo dựng (Silva), thần Bảo tồn (Visnu)…
Vật liệu xây dựng khu đền tháp bằng gạch nung, ghép với những mảnh trang trí điêu khắc khá độc đáo. Những ngọn tháo gạch xây dựng không dung vôi vữa, tự như ta xếp liền nhau mà vẫn đứng vững hang nghìn năm, được thử thách qua nắng mưa, bão gió. Cho đến nay, kỹ thuật kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vẫn là một bí ẩn luôn kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá của các nhà khoa học cũng như đối với mỗi chúng ta.
Tháng 12 năm 1999 khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới.
3.2.2.3. Một số tuyến du lịch chính và chương trình du lịch
a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)
- Tuyến Huế – Quảng Bình
- Tuyến Đà Nẵng – Huế – Quảng Bình
- Tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình
- Tuyến Huế - Đà Nẵng – Hội An
- Tuyến Hà Nội – Nghệ An – Quảng Bình – Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
- Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
- Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – TP. Hồ Chí Minh –
- Tuyến Huế - TP. Hồ Chí Minh
b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)
Chương trình du lịch: Hà Nội – Đà Nẵng – Hội An – Huế - Hà Nội (4 ngày, 3 đêm, phương tiện vận chuyển máy bay)
Ngày 1: Hà Nội - Phố biển Đà Nẵng
Sáng: Đón khách ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay sáng vào Đà nẵng.
Trưa : Đón quý khách tại sân bay Đà Nẵng hoặc theo điểm hẹn tại Đà Nẵng đưa đi dùng bữa trưa với đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng “Bánh tráng thịt heo 2 đầu da & Mỳ Quảng”. Nhận phòng khách sạn ghỉ ngơi.
Chiều: Tham quan Bảo Tàng Chăm, bán Đảo Sơn Trà, viếng chùa Linh Ứng, thưởng ngoạn vẻ đẹp biển Mỹ Khê Đà Nẵng (Được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong những bãi biển quyến rũ nhất Hành Tinh).
Tối: Ăn tối, khách tự do khám phá phố biển Đà Nẵng về đêm: Cầu Quay sông Hàn, Trung Tâm Thương Mại, Khu phố ẩm thực, Café - Bar - Discotheque,...
Ngày 2: Ngũ Hành Sơn - Đô Thị cổ Hội An
Sáng : Ăn sáng, tham quan khu di tích – danh thắng Ngũ Hành Sơn (khám phá các hang động, vãn cảnh đẹp non nước trời mây, viếng những ngôi chùa thiêng), Làng Nghề Điêu Khắc Đá và biển Non Nước. Khởi hành đến Đô Thị Cổ Hội An - Di Sản Văn Hoá Thế Giới, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Chiều: Tham quan Phố Cổ với các di tích: Chùa Cầu Nhật Bản, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, Nhà Cổ hàng trăm năm tuổi, Hội Quán Phúc Kiến & Xưởng thủ công mỹ nghệ - thưởng thức ca nhạc truyền thống lúc 15h15. Tham quan và tắm biển Cửa Đại. Nghỉ đêm tại Hội an.
Ngày 3: Hội An - Cố Đô Huế
Sáng: Rời Hội An đi Cố Đô Huế - Di sản văn hoá Thế Giới, xuyên hầm đường bộ đèo Hải vân, dừng chân chụp ảnh làng Chài Lăng Cô.
Chiều : Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh) và Chùa Thiên Mụ cổ kính, xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XVII.
Tối : Ăn tối nhà hàng với đặc sản xứ Huế (Bánh bèo, lọc, nậm, khoái,...). Ngồi thuyền Rồng nghe CA HUẾ và thả hoa đăng cầu may trên dòng Hương thơ mộng.
Ngày 4: Huế - Hà Nội
Sáng: Ăn sáng, quý khách tự do dạo chơi tham quan thành phố Huế (tham quan chợ Đông Ba). Ăn trưa tự túc (khách thưởng thức đặc sản Huế: Cơm hến, bún bò…).
Chiều: Lên xe ra sân bay, đáp chuyến bay về Hà Nội. Kết thúc chương trình
Bản đồ 4.1: Tuyến điểm du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
CHƯƠNG 4: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
4.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
4.1.1. Vị trí địa lý
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm một lãnh thổ rộng lớn ở phần phía Nam của đất nước; với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rất đa dạng. Phía bắc giáp với vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía cây giáp với Lào và Campuchia, phía đông và đông nam giáp với Biển Đông.
Vùng gồm lãnh thổ của 29 tỉnh thành: 5 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng du lịch có diện tích 146.334,4km2, chiếm 44,2% diện tích cả nước, với tổng số dân là 40.940,1 nghìn người (2009), chiếm 47,5% dân số của cả nước.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm 2 á vùng du lịch: á vùng du lịch Nam Trung Bộ (10 tỉnh) và á vùng du lịch Nam Bộ (gồm 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long). Trung tâm du lịch của vùng là TP. Hồ Chí Minh với tam giác tang trưởng du lịch là TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vùng có diện tích lớn thứ hai của cả nước với địa hình đa dạng, chứa đựng nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc. Vùng có Đà Lạt thơ mộng, có Tây Nguyên hùng vĩ, có dải đất ven biển với nhiều bãi tắm lý tưởng, có đồng bằng sông Cửu Long với hệ sinh thái kênh rạch đặc sắc. Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vùng du lịch tiềm năng sẽ có nhiều phát triển vượt bậc trong tương lai.
4.1.2. Thống kê các điểm quan trọng của vùng
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Do đặc điểm tự nhiên và lịch sử hình thành nên vùng du lịch này có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc trưng vùng miền, rất thu hút khách du lịch. Hệ thống các điểm tham quan quan trọng của vùng được thống kê chi tiết trong Phục lục 7: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
4.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lịch sử hình thành và khai phá muộn hơn so với hai vùng du lịch còn lại. TP. Hồ Chí Minh – trung tâm du lịch của vùng mới có lịch sử hình thành hơn 300 năm. Điều đó một phần lý giải tại sao các công trình kiến trúc của vùng còn có tuổi đời khá trẻ. Song song cùng với nó là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch mới được đầu tư xây dựng nên nhìn chung còn khá tốt. Tại một số các trung tâm, các điểm, đô thị du lịch hệ thống các nhà hàng, khách sạn tương đối tốt đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống của khách du lịch. Nhất là tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ…
Về hệ thống cơ sở lưu trú, TP. Hồ Chí Minh được coi là nơi có nhiều tụ điểm vui chơi giải trí với nhiều khách sạn cao cấp nhất nước ta. Bên cạnh TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang… cũng là nơi có nhiều khách sạn hạng sang phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra, mỗi điểm du lịch lại có hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng tạo nên sự hấp dẫn du khách. Một số khách sạn cao cấp và sang trọng của vùng được thống kê chi tiết trong Phục lục 8: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cơ sở hạ tầng phát triển phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch. Mạng lưới đường giao thông là sự kết hợp giữa nhiều loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đặc biệt là hệ thống đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Với
hệ thống đường sông đặc thù ở miền Nam Bộ đã tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng sông nước điển hình, rất hấp dẫn du khách.
4.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là tham quan, nghỉ dưỡng biển và trên núi kết hợp với du lịch sông nước và du lịch sinh thái.
- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và trên núi
+ Cảnh quan ven biển, thể thao dưới nước trên cát, tắm biển..
+ Tham quan, nghỉ dưỡng cảnh quan bên hồ, tắm khoáng…
- Du lịch sông nước và du lịch sinh thái
+ Du lịch vùng sông nước, miệt vườn
+ Tham quan nghiên cứu khu vực rừng ngập mặn, ngập phèn, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển
- Tham quan nghiên cứu văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên và Nam Bộ
4.2. Một số tuyến du lịch quan trọng đang phát triển trong vùng
4.2.1. Tuyến du lịch trung tâm TP. Hồ Chí Minh
4.2.1.1. Khái quát về TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích 2.095,06 km², dân số năm 2011 là 7.521.138 người; phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Trung tâm thành phố cách Hà Nội 1.730 km.
TP. Hồ Chí Minh là địa danh lịch sử, nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược và là nơi kết thúc thắng lợi quá trình giành độc lập của dân tộc Việt Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975).
Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, hàng năm thu hút tới 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy, nơi đây sở hữu cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố lại là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911).. Tổng số bảo tàng của thành phố tính đến năm 2011 là 11 (cao nhất so với cả nước), với 1.000 đình, chùa, đền, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử mang kiểu kiến trúc và tín ngưỡng riêng của vùng Nam Bộ.
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn của nghệ thuật phương Tây như : Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Đây còn là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu, đó là : hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Giác Viên...), nhà Rồng, đền Quốc Tổ…
Một trong những điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố là Địa đạo Củ Chi, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức hoặc đài quan sát Saigon SkyDeck ở tòa nhà Bitexco Financial. So với các địa phương khác trong cả nước, TP. Hồ Chí Minh có khá nhiều khu vui chơi giải trí, đa năng thuộc loại hiện đại nhất. Khu vui chơi Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh….có nhiều các trò chơi từ dân gian đến hiện đại, hơn nữa không gian thoáng đãng, cảnh quan đẹp được thiết kế với nhiều các chủ đề khác nhau tạo sự mới mẻ cho du khách, vừa vui chơi lại vừa có thể thư giãn.
TP. Hồ Chí Minh có cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí…) và cơ sở hạ tầng phát triển nhất nước ta. Hệ thống khách sạn, bao gồm những khách sạn cao cấp do tập đoàn quốc tế hàng đầu như: Accor, Furama, Mariot, Sheraton… đều phục vụ có tính chuyên nghiệp, mỗi khách sạn đều lựa chọn một ấn tượng riêng (Caravelle – khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Rex – ngôi nhà Việt Nam hay Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây…) Ngay cả những khách sạn nhỏ cũng có phong cách phục vụ tận tâm, đáp ứng rất tốt yêu cầu của du khách. Đây cũng được coi là nơi có dịch vụ tốt nhất Việt Nam.
4.2.1.2. Các điểm tham quan ở TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với hơn 300 năm hình thành và phát triển với nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích, hệ thống bảo tàng phong phú và nền văn hóa đa dạng của nhiều dân tộc. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” đã là trung tâm kinh tế, thương mại nổi tiếng không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà còn ở cả các nước Đông Nam Á.
Là nơi hội tụ của nhiều dân tộc với nhiều sắc thái văn hóa độc đáo nên đặc trưng văn hóa của TP. Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc với văn hóa phương Đông, phương Tây tạo nên phong cách sống và lối sống, tính cách con người Sài thành. Đây cũng chính là nét văn hóa đặc sắc riêng biệt có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
Bảng 4.1: Một số điểm tham quan chủ yếu ở nội thành TP. Hồ Chí Minh
Địa danh | Nội dung | |
1 | Dinh Độc Lập (Thống Nhất) | Di tích lịch sử, công trình kiến trúc, địa điểm du lịch |
2 | Chùa Vĩnh Nghiêm | Di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo |
3 | Chùa Giác Lâm | Di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo |
4 | Công viên văn hóa Đầm Sen | Khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa |
5 | Làng du lịch Bình Quới | Khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái |
6 | Thảo cầm viên | Khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái |
7 | Vườn cò Thủ Đức | Du lịch sinh thái, nghiên cứu |
8 | Chợ Bến Thành | Trung tâm mua sắm, công trình kiến trúc lịch sử |
9 | Khu du lịch Suối Tiên | Khu vui chơi giải trí |
10 | Nhà thờ Đức Bà | Di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Hà Nội
- Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 11
- Tuyến Du Lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam
- Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Trong Tp. Hồ Chí Minh
- Tuyến Du Lịch Tp. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Vqg Yok Đôn
- Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Tp. Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
a) Điểm tham quan trong nội thành
Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập)
Dinh Thống Nhất được xây dựng trên nền đất cũ của dinh Nôrôđôm. Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh là vào ngày 23-2-1868. Đây là viên đá vuông rộng 50cm, được lấy từ Biên Hòa, có lỗ rỗng bên trong, chứa những đồng tiền hiện hành bằng vàng, bạc, đồng chạm hình Napôlêông. Mặt tiền của tòa nhà rộng 80cm bên trong có sức chưa 800 người. Năm 1954, Ngô Đình Diệm và gia đình đã ở và làm việc tại đây.
Vào năm 1963, Mỹ ném bom phá hủy dinh thự. Ngô Đình Diệm quyết định xây dựng dinh thự mới gọi là dinh Độc Lập trên nền dinh Thống Nhất cũ. Diện tích dinh mới rộng 12ha gồm: 1 tầng nền, 2 tầng chính, 2 tầng gác lửng, 1 sân thượng để máy bay trực thăng có thể lên xuống dễ dàng và 1 tầng hầm kiên cố có 100 phòng. Ngoài tòa chính dinh thự còn có hồ bán nguyệt, bồn hoa, vườn cây cảnh. Công trình mới này được xây dựng trong 4 năm. Theo các nhà phong thủy, mặt tiền dinh hình chữ “Đế”, xung quanh tạo thành biểu tượng cho Ngũ hành.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dinh Độc Lập bị ném bom làm sập cánh trái. Đến 10h30 ngày 30-4-1975 lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc dinh Độc Lập báo hiệu giờ phút giành chiến thắng của quân dân Việt Nam. Tháng 11-1975 dinh Độc Lập được đổi tên thành dinh Thống Nhất. Ngày nay, dinh Thống Nhất đã trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở số 339 đường Nam Kỳ - Khởi Nghĩa, trên đường sân bay Tân Sơn Nhất về thành phố. Chùa được xây dựng năm 1964 và hoàn thành năm 1971, theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.
Chùa là một công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu hiện đại ở phía Nam. Mặc dù ngôi chùa được xây dựng trên diện tích rộng nhưng vẫn mang kiến trúc phương Đông. Chùa có diện tích khoảng 6.000 m2, kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
Tòa nhà trung tâm là một công trình kiên cố, rộng lớn, bao gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,20 m. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ (bên trong có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện (là một trong 3 thư viện của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh), phòng tăng, lớp học và phòng học (vì chùa là cơ sở của trường cơ bản Phật học). Từ dưới sân có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên bao gồm sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm.
Tiếp theo là hệ thống tháp trong chùa:
Tháp Quán Thế Âm nằm bên trái (từ cổng nhìn vào trong) Phật điện, gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.
Tháp Xá Lợi Cộng Đồng xây phía sau, bên trái (từ cổng nhìn vào trong) Phật điện, có 4 tầng, cao 25 m dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên trên. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà thân nhân của họ gởi và gìn giữ ở chùa.
Tháp đá Vĩnh Nghiêm (vừa qua cổng, tháp ở bên phải) được khánh thành vào tháng 12 năm 2003, cao 14 m, là tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa. Đây được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và cũng là ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam từ trước đến nay (2013).
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có Khu Phương trượng nằm ở phía trong cùng, gồm dãy nhà hình chữ L, ôm bọc một hồ sen dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi và tăng xá cùng một dãy dùng làm thành trai đường.
Làng du lịch Bình Quới
Làng du lịch Bình Quới là một tổ hợp trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, được thành lập năm 1994, gồm nhiều đơn vị cơ sở như:
- Khu du lịch Bình Quới 1
- Khu du lịch Bình Quới 2
- Tàu nhà hàng Sài Gòn
- Khu du lịch Tân Cảng
- Khi du lịch Văn Thánh