Tuyến Du Lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam

7. Hang khô rộng và đẹp nhất.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình thường chỉ có thể vào được 1500 m. Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú ý sau:

Hệ thống hang động bao gồm:

Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m,dài 736 m.

Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m. Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.

Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én. Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.

Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha. Hang Khe Thi.

Hệ thống động Vòm:

Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp. Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.

Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn. Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m

Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m. Hang Pygmy: dài 845 m.

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 12

Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu chừng 10m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước.

Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Động được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha.

Hang Sơn Đoòng

Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này,

hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011. Trên thực tế, một người dân địa phương tên là Hồ Khanh đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang.

Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng. Bởi vì đây là khu vực cư trú của các tộc người Chứt gồm các nhóm: Sánh, Mày, Rục, Arem và Vân Kiều. Họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa, đặc sắc riêng. Một số tộc người có dân số ít nên đây là một trong những đặc trưng tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch.

Một số tuyến tham quan quan trọng trong VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

- Động Phong Nha và động Tiên Sơn. Tour vào động Phong Nha có bổ sung tour khám phá mạo hiểm hang động sâu hơn. Giá vé được quy định bởi tỉnh Quảng Bình theo bảng giá vé. Mỗi thuyền chỉ chở tối đa 14 người và tối thiểu là 1 người. Tất cả các thuyền đều được điều phối bởi trung tâm du lịch văn hóa- sinh thái Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng nên không có hiện tượng cò mồi, phe vé hoặc lừa đảo du khách.

- Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng cho khách khám phá 1.500m chiều sâu bí ẩn của động Phong Nha. Với đèn pin đội đầu, các thiết bị chuyên dụng, thuyền kayak hay độc mộc, du khách trở thành những nhà thám hiểm chuyên nghiệp để đi vào sông ngầm trong động Phong Nha.

- Động Thiên Đường, 70 km về phía tây bắc Đồng Hới, đi theo nhánh tây đường Hồ Chí Minh. Thời gian tham quan 3-4 tiếng, giá vé tham quan 120.000 đồng/người/lượt.

Chày Lập homestay.

- Tour sinh thái suối Nước Moọc, mỗi người lớn 50.000 VNĐ/ người/ lượt.; học sinh/ sinh viên: 30.000 VNĐ/ người/ lượt, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn vé.

- Khám phá thiên nhiên thung lũng Sinh Tồn - hang Thủy Cung. Khám phá thung lũng và hang Thủy Cung với màu nước xanh ngắt, nằm trong lòng núi đá vôi giữa khu rừng rậm này.

- Tour khám phá hang Sơn Đoòng: Tour này không thể tự đi, phải đi theo nhóm có hướng dẫn viên, chi phí mỗi người 3000 đô la Mỹ, thời gian khoảng 1 tuần, đăng ký tại Công ty Oxalis

3.2.1.3. Các điểm du lịch ở Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh có khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam, do đó cũng là một chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). Tỉnh có phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp với nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Quảng Trị có nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa được bảo tồn như thành cổ Quảng Trị, văn hóa Chăm… Nơi đây cũng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử cách mạng nhất nước ta như cầu Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… Đây

là những di tích lịch sử quan trọng, tạo nên những tuyến điểm du lịch đặc trưng của tỉnh. Một số các điểm tham quan quan trọng sau đây:

a) Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương

Sông Bến Hải

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa Biển Cửa Tùng. Sông Bến Hải có tổng chiều dài gần 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị.

Sông Bến Hải lúc đầu có tên Minh Lương. Vào thời vua Minh Mạng do trùng với chữ “Minh” phạm phải kiêng húy tên của Vua (chữ “Húy” đồng ngĩa với “Kỵ” tức là kiêng kỵ , theo luật phong kiến trong phạm vi quốc gia mọi thần dân kiêng kị tên huý của vua không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình… cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày). Do vậy tên làng, tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc lệch ra là Bến Hải.

Đến năm 1954 Hiệp định Giơnevơ ký kết quy định lấy vĩ tuyến 17 sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời; sau hai năm sẽ thực hiện cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước Việt Nam (quy định vào tháng 7/1956). Trong tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ 1954 ghi rõ: "Đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi như là một biên giới chính trị hoặc lãnh thổ".

Đế quốc Mỹ với âm mưu từ trước đã ra sức thực hiện ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam, nhằm tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Mỹ đã hất cẳng pháp khỏi miền nam Việt Nam, ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam. Cả dân tộc ta phải thực hiện một cuộc trường chinh kéo dài hơn 20 năm chia cắt.

Một dòng sông rộng không quá 100 mét, một chiếc cầu dài 178 mét, với 894 tấm ván bắc qua mà dân tộc Việt Nam phải đi suốt 21 năm ròng, đổi không biết bao xương máu của hàng vạn cán bộ chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống. Có những trận chiến ác liệt với bom đạn, và cũng có những trận chiến ác liệt nhưng không một tiếng súng. Những cuộc đấu trí, đấu lý rất gay gắt và quyết liệt giữ ta và Địch bên lề giới tuyến 17. Đến cuối cùng, quân và dân Việt Nam đã giành thắng lợi.

Cầu Hiền Lương

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thời kỳ chiến tranh, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia (trong suốt 21 năm, từ năm1954 đến năm 1975). Còn ngày nay nó đã trở thành biểu tượng của "nỗi đau chia cắt".

Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông rộng chưa đầy 100m này chỉ có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức xây dựng. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931, cây cầu này được thực dân Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Đến năm 1943, cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được.

Năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của địch. Tháng 5, năm 1952 thực dân Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối

đa là 18 tấn. Cầu Hiền Lương là biểu tượng trực tiếp của sự chia cắt Bắc – Nam. Đáng lẽ theo lệ thường, cầu làm chức năng nối liền giữa hai miền Nam – Bắc thì chiếc cầu lại là chứng tích của sự chia cắt. Cầu tồn tại trong 15 năm (1952 - 1967) thì bị quan đội Mỹ ném bom đánh sập.

Trong suốt 15 năm tồn tại, mặc dù cầu Hiền Lương bắc qua sông nhưng không có ai được qua lại để thăm viếng người thân. Chỉ có lực lượng quân đội được bước qua để làm nhiệm vụ trực ban. Chỉ từ năm 1972 đến 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía Tây. Đến năm 1974, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m. Chính chiếc cầu này mang trong mình ý nghĩa như “Chiếc cầu thống nhất đất nước”.

Đến sau này, khi đất nước tái thống nhất, một chiếc cầu mới bắc qua sông Hiền Lương được xây dựng lại. Lúc này, chiếc cầu đã làm đúng chức năng của nó là nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta lại. Do đó, nó mang trong mình ý nghĩa là chiếc cầu thống nhất giống như những năm gần ngày giải phóng đất nước.

b) Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38 km về phía tây bắc. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, bao gồm: các thanh niên xung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến, những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.

Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Đây là khu an nghỉ của 10.333 anh hùng liệt sĩ. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999 nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn. Chính phủ nhà nước quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ để một phần nào thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất, đã hy sinh vì đồng bào tổ quốc.

Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị. Các phần mộ được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hung liệt sĩ mà còn là nơi suy tôn, là biể tượng sang ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là địa danh người dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế thể hiện công việc đền ơn – đáp nghĩa, hành hương về tường nhớ những anh hùng có công với đất nước, theo truyền thống: uống nước nhớ nguồn.

3.2.2. Tuyến du lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam

3.2.2.1. Các điểm du lịch ở trung tâm du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc

Trung ương ở Việt Nam, cách đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới n miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam, nên Đà Nẵng không có mùa đông lạnh như các tỉnh thành miền bắc.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Một số điểm tham quan quan trọng của Đà Nẵng là:

a) Bán đảo Sơn Trà – Non Nước – Ngũ Hành Sơn

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo – một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc. Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng TP Đà Nẵng, nơi đây được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng khi có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km, với độ cao 693m so với mực nước biển giống như hình một cây nấm, mà đầu nấm là núi Sơn Trà, còn thân là những bãi cát vàng trải dài. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.

Bán đảo Sơn Trà, sở hữu 289 loài thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ, trong đó có những loài cây đặc hữu của bán đảo Đông Dương mà ngày nay chỉ còn tìm thấy ở Sơn Trà như cây dầu lá bóng, cây chò chai.

Về động vật, đây là nơi quần tụ của họ hàng nhà khỉ. Hiện nay Sơn Trà còn khoảng gần 400 con voọc chà vá cùng nhiều loài khỉ đuôi dài, gà tiền mặt đỏ, những giống thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chúng đã được ghi tên vào sách đỏ.

Bao quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp với các bãi như Tiên Sa, Đá Đen, bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Đa, bãi Nam, bãi Bắc, bãi Con, bãi Trẹm. Chân núi ăn sâu ra biển đã hình thành nên các vùng biển có rạn san hô quý hiếm, đa dạng về chủng loại. Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá Sơn Trà, khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ, tham quan Đà Nẵng - Sơn Trà bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô...

Non nước – Ngũ Hành Sơn

- Bãi biển Non Nước là một bãi biển đẹp, nằm kề sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, thuộc dải bờ biển Đà Nẵng, cách thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam. Đây là gạch nối du lịch giữa Ngũ Hành Sơn và 3 di sản văn hóa thế giới: phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và cố đô Huế.

Bãi biển Non nước dài 5km có khu du lịch với đồi thông thoáng mát dưới Ngũ Hành Sơn. Cát trắng mịn, phía Nam giáp vùng biển Điện Ngọc, phía Bắc giáp vùng biển Bác Mỹ An. Bãi tắm có độ dốc thoai thoải, sóng êm. Nước biển không bị ô nhiễm, trong sạch, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên rất cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Biển Non Nước thuộc biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes, bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh năm 2005. Nơi đây hiện đang được tập đoàn Sandy Beach Resort đầu tư xây dựng.

Từ biển Non Nước, chỉ cần đi bộ ít phút, du khách sẽ đến thăm chiêm ngưỡng danh thắng Ngũ Hành Sơn, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1980.

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, bao gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ Hành).

Núi Ngũ Hành Sơn hiện nay nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trong lòng núi có nhiều chùa chiền cổ, hang động thâm nghiên, huyền bí.

Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu. Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía tây và nam là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ. Ở thế kỷ 17-18, nhánh sông này là đường thủy thông thương huyết mạch giữa Đà Nẵng với Hội An, về sau bị bồi lấp dần.

Ngoài các giá trị cảnh quan, Ngũ Hành Sơn còn có lễ hội “Quán Thế Âm” tổ chức vào ngày 19/2 hàng năm thu hút rất đông du khách khắp nơi về trẩy hội. Trước đây, núi Ngũ Hành có nhiều tên gọi khác nhau (Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Cẩm Thạch, Tam Thai). Đến đầu thế kỷ XIX, vua Minh Mạng đã đặt tên là Ngũ Hành Sơn và tên đó được dùng cho đến ngày nay.

Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn còn tập trung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh xảo nổi tiếng từ lâu đời. Nhiều sản phẩm với kích thước và hình dạng khác nhau đã trở thành những món quà lưu niệm rất được du khách yêu thích.

Đến tham quan, du lịch tại tiểu vùng du lịch phía Nam Bắc Trung Bộ du khách còn có thể tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như: biển Lăng Cô, A Lưới, vườn quốc gia Bạch Mã, biển Sa Huỳnh…

b) Bà Nà

Bà Nà – Núi Chúa là một trong những ngọn núi đẹp nhất của TP. Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố 25 km về phía Tây Nam, ở độ cao 1487m so với mực nước biển, Bà Nà được xem là “lá phổi xanh” của miền Trung, là “hòn ngọc về khí hậu” của Việt Nam. Trước đây, trong thời Pháp thuộc Bà Nà một khu nghỉ mát núi cao được người Pháp yêu thích.

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và độ ẩm càng tăng. Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như trầm hương, gụ, lậu, sến mặt, thông, chàng, trĩ sao. Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.

Hiện nay, tại núi Bà Nà có một số các điểm tham quan sau đây:

Chùa Linh Ứng: Được hoàn thành vào ngày 5 - 3 - 2004, chùa có rất nhiều nét giống với Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), đặc biệt, ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao 27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật. Chùa còn có Vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên.

Khu nghỉ mát Bà Nà

Trên núi Bà Nà, các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 mà hiện giờ tồn tại qua các phế tích giữa rừng, ngày nay, các ngôi biệt thự, nhà nghỉ đã được xây dựng lại và xuất hiện trong các khu resort: Bà Nà by night, Lê Nim, Biệt thự

Hoàng Lan,... Và trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông...

Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống dưới và nhìn thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên

Cáp treo Bà Nà - Núi Chúa

Công trình xây dựng trên tổng thể 30 ha do Công ty Cổ phần Dịch vụ cáp treo Bà Nà tiến hành xây dựng vào năm 2007 với các hạng mục: nhà ga đi và đến nối từ An Lợi cho đến đỉnh Vọng Nguyệt, khu kỹ thuật, nhà điều hành, và các công trình phụ trợ. Tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Toàn bộ tuyến cáp treo bao gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất 1500 khách/giờ,vận tốc trung bình 6m/s. Ngày 25 - 3 - 2009, Cáp treo Bà Nà chính thức được khánh thành, lập 2 kỷ lục Guinness:

Cáp treo 1 dây dài nhất (Longest non - stop cable car): 5.042,62 m

Cáp treo có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (The highest non - stop cable car): 1.291,81 m.

Cáp treo Bà Nà không chỉ phục vụ vận chuyển hành khách lên xuống mà còn là một sản phẩm du lịch rất hấp dẫn. Bà Nà nhìn từ cáp treo là bức tranh hoàn mỹ, đầy màu sắc với bốn bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên cabin cáp treo lơ lửng giữa lưng chừng mây, nhìn xuống bạt ngàn núi rừng phía dưới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng, thác nước… rất hùng vĩ, ngoạn mục. Đặt chân tới Bà Nà, điều mà du khách cảm nhận đầu tiền là có cảm giác mát lạnh, sảng khoái… và ngạc nhiên vì được đi tung tăng trong mây! Một trong những điểm khác biệt so với nhiều khu vui chơi giải trí khác là Bà Nà không có hàng quán, café, chợ đêm…

3.2.2.2. Các điểm du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Nam là 1.043.836,96 ha, dân số là 1.435.629 người (2010); giáp với các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi; phía tây giáp với nước Lào; phía đông giáp với biển Đông.

Quảng Nam là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, là nơi có nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa xưa. Vùng đất còn gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc như các làng nghề (làng gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều…), các loại hình văn hóa nghệ thuật (hát bội, hát bài chòi, hát lý…)

Đặc biệt, Quảng Nam còn giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như đền đài, thành cổ, phố cổ. Trong đó, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

a) Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII.

Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần.

Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An. Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.

Với những giá trị nổi bật, UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Một số giá trị và đặc điểm nổi bật của phố cổ Hội An

Hội An cho đến nay vẫn bảo tồn nguyên vẹn quần thể di tích kiến trúc đa dạng về loại hìh, phong phú về số lượng. Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ.

Phố cổ Hội An được xây dựng theo hình bàn cờ, đường phố hẹp, các phố chạy dọc theo chiều đông tây hoặc bắc nam. Những giá trị về kiến trúc mỹ thuật của phố cổ Hội An thể hiện ở sự giao thoa giữa văn hóa Trung Hoa, văn hóa Nhật Bản và văn hóa bản địa, tạo nên sắc thái văn hóa độc đáo.

Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An có thể kể đến như chùa Cầu – biểu tượng của Hội An, nhà cổ Quân Thắng (số 77 Trần Phú), nhà cổ Tân Ký (số 10 Nguyễn Thái Học), nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai), Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú), Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu), Hội quán Quảng Đông (17 Trần Phú), chùa Ông (24 Trần Phú), Quan Âm Phật tự Minh Hương (7 Nguyễn Huệ), nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi), bảo tang Lịch sử - Văn hóa, bảo tang gốm sứ Mậu Dịch (80 Trần Phú).

Nhà cổ Tân Kỳ

Nhà cổ Tân Kỳ tuy không phải là nhà cổ xưa nhất (được xây dựng năm 1741), nhưng là một trong những nhà cổ được bảo tồn tốt nhất với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, ở địa chỉ 101 Nguyễn Thái Học.

Nhà cổ gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.

Còn các cột hiên hình vuông lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình".

Hiện nay, trong ngôi nhà còn có hai câu đối:

Bích xích thùy dương thiên lý vũ Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư

Tạm dịch:

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí