Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Hà Nội 86470

Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá thuận lợi để thăm quan.

Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sa Pa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10 cm.

Khu du lịch Thác Bạc có hai đường lên xuống tách biệt, đường lên ở phía bên phải, đến lưng chừng thác, du khách sẽ đia qua một chiếc cầu để sang phần bên trái. Ở khu vực gần cầu Thác Bạc trên tuyến quốc lộ 4A có mọt số hàng quan bán đồ ăn và đồ lưu niệm. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi của du khách và các hàng quán đã khiến cho môi trường khu lịch Thác Bạc không còn được trong sạch.

Bản Cát Cát: đây là một bản lâu đời của người H’Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.

Bản Tả Phìn: cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, du khách có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…

Thung lung Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí

80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.

b) Đỉnh Fansipan

Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

Fansipan có hệ thực vật khá phong phú, với 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Từ chân núi lên đến đỉnh các hệ thực – động vật chia thành nhiều tầng khác nhau tùy thuộc vào độ cao và khí hậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Hiện nay, đỉnh Fansipan là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu

du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.

Thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày. Nhưng hành trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở rộ. Du khách vừa chinh phục đỉnh núi lại vừa ngắm và trải nghiệm sự rực rỡ của núi rừng Tây Bắc.

2.2.9.4. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Đền Hùng

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Tam Đảo

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Đền Hùng – Tam Đảo

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Sa Pa – Hà Khẩu – Yên Bái

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Sa Pa – Yên Bái – Đền Hùng

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Tam Đảo (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô

tô)


Ngày 1: Hà Nội - Tam Đảo

Sáng: Xuất phát đi Tam Đảo, nhận phòng nghỉ ngơi ăn trưa Chiều: Tham quan thác Bạc, tháp truyền hình

Ngày 2: Tam Đảo – Hà Nội

Sáng: Tham quan đền Mẫu, Tây Thiên. Ăn trưa tại thị trấn Tam Đảo Chiều: Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa – Hà Khẩu – Hà Nội (4 ngày, 3 đêm,

phương tiện vận chuyển ô tô) Ngày 1: Hà Nội – Sa Pa

Sáng lên xe khởi hành đi Sa Pa, ăn trưa tại phố Ràng. Chiều tối, nhận phòng khách sạn tại Sa Pa, ăn tối ngủ đêm tại Sa Pa

Ngày 2: Tham quan Sa Pa

Sáng: Tham quan núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, ăn trưa tại thị trấn Sa Pa

Chiều: Tham quan Thác Bạc, Cầu Mây, động Tả Phìn, mua sắm tại chợ Sa Pa Ăn tối và nghỉ đêm tại Sa Pa

Ngày 3: Sa Pa – TP. Lào Cai

Sáng: Xuất phát đi tham quan bản Tả Phìn. Lên xe về TP. Lào Cai ăn trưa.

Chiều: Tham quan và mua sắm tại Hà Khẩu – Trung Quốc. Ăn tối và nghỉ đêm tại TP. Lào Cai

Ngày 4: TP. Lào Cai – Hà Nội

Sáng: Ăn sáng, trả phòng khách sạn, tham quan đền Thượng và đền Mẫu. Lên xe khởi hành về Hà Nội. Ăn trưa tại thị trấn Phố Ràng.

Chiều: Về Hà Nội

Bản đồ 3 1 Tuyến điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ CHƯƠNG 3 TUYẾN ĐIỂM DU 1

Bản đồ 3.1: Tuyến điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ

CHƯƠNG 3: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

3.1.1. Vị trí địa lý

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, gồm 6 tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Đà Nẵng, với diện tích 34.743km2, chiếm 10,5%; dân số 6.257,3 nghìn người, chiếm 7,3% dân số cả nước. Phía bắc của vùng giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp với các tỉnh Bình Định, Gia Lai và Kom Tum, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

Vùng nằm trên mảnh đất đầy biến động suốt chiều dài lịch sử của đất nước nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội của vùng, với nhiều địa danh nổi tiếng như sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến gần một thế kỷ trong suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Thực dân Pháp đã nổ súng đầu tiên ở cửa Hà (Đà Nẵng) mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược ở nước ta. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vì nằm ở vị trí trung tâm đất nước, gần kề với núi và biển nên Huế đã được chọn làm thủ phủ Đàng trong dưới thời chúa Nguyễn, kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và dưới thời các vua Nguyễn. Huế còn là một trong những trung tâm Phật giáo của miền Trung và cả nước.

Từ thế kỷ IV, Mỹ Sơn đã là kinh đô của vương quốc Chămpa và Hội An là một trong những thương cảng sầm uất của vương quốc Chămpa với tên Đại Chiêm Hải Khẩu.

Do dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển, trở thành ranh giới của khí hậu, tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam, giữa các địa phương trong vùng. Ở Huế có lượng mưa trung bình năm tới 2.800mm và có mùa đông lạnh, nhưng Đà Nẵng lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 2.000mm và có khí hậu nóng quanh năm. Đây cũng là một đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa các tỉnh trong vùng.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản (Hội An, thánh địa Mỹ Sơn), di tích lịch sử văn hoá và hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu. Bên cạnh đó, những địa danh một thời là chiến trường ác liệt như đường 9 Khe Sanh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Núi Thành, đường Hồ Chí Minh; những danh thắng đã đi vào thơi ca, nhạc họa ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước như Đèo Ngang, Lăng Cô, Hải Vân, sông Hương, núi Ngự, Non Nước... Đây cũng chính là tiềm năng du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

3.1.2. Thống kê các điểm du lịch trong vùng

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, là đối tượng tham quan, nghỉ ngơi, thể thao tắm biển nghiên cứu khoa học, rất hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Một số các điểm du lịch, điểm tham quan quan trọng của vùng được thống kê chi tiết trong phục lục 4: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là vùng hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối tốt. Toàn vùng có hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, khu nghỉ dưỡng có chất lượng cao. Trong đó, TP Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam là những nơi có nhiều khách sạn được xếp sao, nhiều nhà hàng sang trọng đáp ứng nhu cầu dịch vụ có chất lượng cao cho du khách.

Về hệ thống cơ sở lưu trú, vùng có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới xây dựng có chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những công trình này hầu như đều mới được xây dựng nên còn mới. Hệ thống phòng khách sạn đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của du

khách. Một số cơ sở lưu trú quan trọng và tiêu biểu của vùng được thống kê chi tiết trong phục lục 5: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

Song song với việc xây dựng các khi nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, vùng du lịch Bắc Trung Bộ còn tập trung xây dựng các nhà hàng sang trọng nằm ngay trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc những nơi có địa hình đẹp, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch và người dân địa phương. Nét đặc trưng của hệ thống nhà hàng ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ là chuyên phục vụ các món ăn hải sản (đặc biệt là hải sản biển cao cấp). Ngoài ra, Huế cũng là nơi có nghệ thuật ẩm thực đạt tới trình độ cao, nơi đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch tới thưởng thức những món ăn hoàng cung. Một số nhà hàng quan trọng của vùng được thống kê chi tiết trong phục lục 6: Một số nhà hàng quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

3.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ là du lịch thể thao giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích văn hóa – lịch sử cách mạng, đặc biệt là các Di sản văn hóa thế giới kết hợp với du lịch khám phá hang động.

- Du lịch thể thao giải trí, tham quan nghỉ dưỡng biển

+ Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển

+ Du lịch khám phá biển đảo, cảnh quan biển

+ Nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng

- Du lịch tham quan nghiên cứu di tích văn hóa – lịch sử

+ Tham quan di tích lịch sử cách mạng

+ Tham quan, nghiên cứu các di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể)

- Du lịch khám phá hang động

- Du lịch hội nghị, hội thảo

3.2. Một số tuyến du lịch đang phát triển trong vùng

3.2.1. Tuyến du lịch Huế - Quảng Trị - Quảng Bình

3.2.1.1. Các điểm du lịch ở Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông, diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số là

1.087.579 người (2009). Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.

Thừa Thiên – Huế là tỉnh có sự đa dạng về cảnh quan, có nhiều phong cảnh đẹp, có vị trí chiến lược và giao thương thuận tiện. Vì vậy, Huế có vị trí chiến lược trong lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam. Nơi đây được chúa Nguyễn chọn là trấn phủ của Đàng Trong, được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều Nguyễn. Trong hơn 400 năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam. Do đó, đến nay tỉnh còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa như kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa… Hiện nay, Huế trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

a) Quần thể di tích cố đô Huế

Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Quần thể di tích này đã được UNESCO công nhận là Di

sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993 về những giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo. Những điểm tham quan chính bao gồm:

Kinh thành Huế

Kinh Thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh thành được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đườngTăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Thành có 10 cửa chính gồm: Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành); Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây); Cửa Chính Tây; Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành); Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long); Cửa Quảng Đức; Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông); Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa); Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây); Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài).

Ngoài ra Kinh Thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Bên trong kinh thành là các công trình phục vụ cho đời sống của vua, các quan lại với những công trình tiêu tiểu sau đây:

Hoàng Thành

Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội.

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữ được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).

Hoàng thành có diện tích 38h (ngoại trừ Tử Cấm Thành ở trong lòng Hoàng thành), mặt bằng hoàng thành chia ra làm nhiều khu. Đó là các khu sau:

- Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát.

- Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình: Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành - nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa),lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới); Điện Thái Hòa - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh... Đây là nơi diễn ra các lễ đăng quang, khánh thọ, nguyên đán, duyệt binh….

- Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim; Thái Tổ Miếu thờ các vị chúa Nguyễn; Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân; Thế Tổ Miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn.

- Khu vực dành cho Hoàng Thái Hậu, gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu).

- Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn... (phía sau, bên trái).

Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ).

Tử Cấm Thành

Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) ban đầu gọi là Cung thành, sau đó đến thời vua Minh Mạng được đổi tên thành Tử Cấm Thành. Xét về bình diện, Tử Cấm thành là một hình chữ nhật có cạnh là 324 x 290,68m, chu vi là 1.229,36m, thành cao 3,72m, dày 0,72m xây hoàn toàn bằng gạch vồ.

Tử Cấm thành có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói hoàng lưu ly; đông là của Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia Tường và Tây An; bắc là cửa Tường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân), dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng.

Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau, phân chia làm nhiều khu vực. Đại Cung môn là cửa chính vào Tử Cấm thành được xây vào năm 1833. Sau Đại Cung môn là một sân rộng rồi đến điện Cần Chánh, là nơi vua làm việc và thiết triều. Cách bố trí, sắp đặt trong điện Cần Chánh cũng tương tự điện Thái Hòa, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh.

Hai bên điện Cần Chánh có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi các quan ngoài chờ và sửa sang, chỉnh đốn quan phục trước khi thiết triều. Chái bắc Tả Từ Vu là viện Cơ Mật, chái nam là phòng Nội Các, nơi đây tập trung phiến tấu của các Bộ, nha trình vua ngự lãm. Sau lưng điện Cần Chánh trở về bắc là phần Nội Đình là khu vực ăn ở, sinh hoạt của vua và gia đình cùng những người phục vụ. Điện Càn Thành là nơi vua ở, trước điện có cái sân rộng, ao sen và bức bình phong chắn điện Càn Thành và điện Cần Chánh.

Cung Khôn Thái nằm ở phía bắc điện Càn Thành, bao gồm điện Khôn Thái, điện Trinh Minh... là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung. Nguyên dưới triều Gia Long tên là cung Khôn Đức, đến triều Minh Mạng thứ 14 (1833), vua đổi tên là Khôn Thái.

Sau cung Khôn Thái là lầu Kiến Trung, trước đây là lầu Minh Viễn do Minh Mạng làm năm 1827, lầu có 3 tầng cao 10.8m, lợp ngói hoàng lưu ly, trên lầu có kính viễn vọng để vua

quan sát cảnh từ xa. Năm Tự Đức thứ 29, lầu Minh Viễn bị triệt giải, đến năm 1913, vua Duy Tân cho làm lại lầu khác theo kiểu mới gọi là lầu Du Cửu. Năm Khải Định thứ nhất (1916), cải tên lại là lầu Kiến Trung.

Phần lớn các công trình kiến trúc trong Tử Cấm Thành vì nhiều lý do hiện nay đã không còn nữa, chỉ còn lại Thái bình lâu, Duyệt thị đường đã được trùng tu phục hồi lại.

Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh được làm từ thời nhà Nguyễn, là chín đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu, trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.

Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835), ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836), phần thô của chín đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới được chính thức hoàn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thoái của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn tới ngày nay.

Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.

Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Do đó, số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình : tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9.

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ XIX.

Điện Long An (Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế)

Điện Long An được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1845 ở bờ Bắc sông Ngự Hà (gần cầu Vĩnh Lợi phường Tây Lộc). Hiện nay, điện Long An nằm trên đường Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnhThừa Thiên - Huế.

Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh,... Trong thời kỳ thất thủ kinh đô (1885), quân Pháp đã tràn vào ngôi điện, làm mất đi sự tôn nghiêm của một nơi thờ phụng. Vì thế, sau biến cố này, bài vị của vua Thiệu Trị được đưa vào thờ tại điện Phụng Tiên bên trong Đại Nội.

Sở dĩ ngôi điện ở vị trí hiện nay (số 3 Lê Trực, Huế) trong khu vực Thành nội, vì năm 1885, sau trận đánh úp đồn Mang Cá của Pháp do Tôn Thất Thuyết chỉ huy bị thất bại, vua Hàm Nghi và tam cung chạy khỏi Hoàng Thành, ra Quảng Trị. Kinh thành Huế thất thủ, quân Pháp chiếm cung Bảo Định làm sở chỉ huy, lục soát thô bạo điện Long An và tiếp đó ngôi điện bị triệt hạ, vật dụng được xếp vào kho.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí