Tối: Đến Đà Lạt nhận phòng. Ăn tối, tự do khám phá Đà lạt , thưởng thức cà phê Thủy
Tạ
Ngày 04: Đà Lạt – Domain – Đồi Mộng Mơ – Lang Biang
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng. Tham quan Nhà Thờ Domain, Đồi Mộng Mơ với Vạn
Lý Trường Thành thu nhỏ, giao lưu văn hóa cồng chiêng.Ăn trưa
Chiều: Tiếp tục chinh phục đỉnh Langbiang với độ cao 2.169m – Nghe kể chuyện về tình yêu của chàng Lang dũng cảm và nàng Biang xinh đẹp. Ngắm tòan cảnh Cao Nguyên Langbiang, Hồ Đankia, Suối Vàng, Suối Bạc.
Tối: Quý khách tham dự đêm lửa trại, uống rượu cần, văn nghệ cồng chiêng, giao lưu văn hóa với người Tây Nguyên, nghỉ đêm tại Đà Lạt.
Ngày 5: Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh
Sáng: Dùng điểm tâm, trả phòng, đoàn tham quan mua sắm tại Chợ Đà Lạt. Khởi hành về TP.HCM, trên đường đi, quý khách ghé tham quan Thác Datanla – quý khách đi máng trượt. Đoàn đến Bảo Lộc, Thưởng thức trà và cà phê miễn phí.
Trưa: Đoàn dùng cơm trưa tại Bảo Lộc. Chiều: Về đến TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm!
- Tuyến Du Lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam
- Một Số Tuyến Du Lịch Chính Và Chương Trình Du Lịch
- Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Trong Tp. Hồ Chí Minh
- Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Tp. Hồ Chí Minh
- Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Tp. Hồ Chí Minh
- Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 18
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
4.2.3. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – VQG Yok Đôn
4.2.3.1. Các điểm tham quan tại Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, có diện tích tự nhiên: 393,29 km². Phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Đà Lạt có nghĩa là con suối của người Lạt hay nước của người Lạt. Đà Lạt là thành phố có phong cảnh trữ tình, thơ mộng, khí hậu mát mẻ. Nơi đây được ví như một Tiểu Paris và du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.
Lấy hồ Xuân Hương làm trung tâm, trong vòng bán kính 15km, Đà Lạt có tới 99 danh thắng. Với những thác nước đẹp hùng vĩ, những hồ nước êm ả, thơ mộng. Đà Lạt còn có rừng thông bạt ngàn với nhiều ngôi chùa cổ kính, thâm nghiêm, nhiều biệt thực và nhà thờ có giá trị về kiến trúc.
Hiện nay, tại Đà Lạt còn 3000 biệt thự, nhiều ngôi chùa cổ kính. Những công trình kiến trúc mỹ thuật có sự kết hợp hài hòa với phong cảnh thiên nhiên tạo nên phong cảnh lãng mạn, thơ mộng. Một số điểm tham quan chủ yếu của Đà Lạt bao gồm:
a) Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một hồ nhân tạo nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.
Hồ là trái tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là "La Grenouillère" (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt "Thuỷ Tạ" có khi còn hiểu là "Thuỷ toạ", có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.
Nhìn từ xa, công trình Thủy Tạ thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Từ trước đến nay, Thuỷ Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Ngày nay, màu trắng của kiến trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi. Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một café bar khác được mở ra. Đó là "Thanh Thuỷ". Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì
lẽ đó mà Thuỷ Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thuỷ. Đến Thuỷ Tạ và Thanh Thuỷ uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi ngồi trên Thuỷ Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát.
Hồ Xuân Hương là một trong những phong cảnh đẹp của Đà Lạt, nơi đây có nhiều góc chụp hình rất đẹp, rất được du khách yêu thích.
b) Dinh Bảo Đại
Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt điện Quốc trưởng.
Dinh Bảo Đại được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương ngày nay.
Về hình thức kiến trúc, Dinh Bảo Đại là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà. Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp, những cụm hồng quý nở quanh năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.
Dinh Bảo Đại là một công trình đồ sộ với hệ thống mái bằng, các mảng - khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn. Đặc biệt, các phòng làm việc đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian trong và ngoài liên hệ với nhau qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ của vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu. Đứng ở đây có thể ngắm nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa. Ván gỗ vẫn là vật liệu chính để ốp cầu thang, sàn lầu và làm các vật dụng nội thất của dinh. Dinh là một công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta.
c) Khu du lịch Lang Biang
Langbiang hay còn gọi là núi Bà, cao 2.167 nằm ở phía Bắc TP. Ðà Lạt và cách thành phố khoảng 12km, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương. Dưới chân núi là nơi định cư của bản làng dân tộc Lạt, Chil,.. còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.
Cùng với sự phát triển của TP, diện mạo của cao nguyên Lang Biang thay đổi nhiều. Từ trung tâm TP. Ðà Lạt, sau 15 phút đi bằng xe máy hoặc xe ôtô, du khách đã có thể đến chân núi Lang Biang huyền thoại. Ngày nay người Lạch đến định cư ở đây nên buôn làng gắn bó với ngọn núi này. Từ tháng 11/1999, khu vực này đã được giao cho Công ty du lịch tỉnh Lâm Ðồng, với tên gọi là khu du lịch Lang Bian.
Ðịa hình của Lang Bian rất thích hợp cho kiểu du lịch dã ngoại để tìm một chút hơi lạnh của miền sơn cước. Tại chân núi có nhiều khu đón khách. Ngoài những cơ sở nghỉ ngơi cao cấp, còn có khu cắm trại và nhiều dịch vụ cần thiết cho du khách. Họ dừng lại đây để nghỉ dưỡng tham quan thắng cảnh. Một số cắm trại qua đêm, quây quần bên ánh lửa với ché rượu cần, nghe những khúc hát cùng những âm thanh của nhạc cụ cổ truyền người Lạch. Họ ăn uống, ca hát, nhảy múa suốt đêm. Ban ngày xem các cô gái Lạch ngồi dệt thổ cẩm, du khách có thể mua những đặc sản của họ như chiếc gùi, những vóc thổ cẩm nhiều màu sắc.
Ngoài những chương trình du lịch dã ngoại, du lịch leo núi, chinh phục đỉnh Lang Biang, dù lượn...cũng phát triển. Có ba cách lên tới đỉnh-nơi đặt logo Du lịch Ðà Lạt: đi xe Uoát, đi bộ hoặc leo bằng dây. Ngoài ra còn có một đường xuyên rừng khoảng 2km cũng lên tới đỉnh. Vài năm gần đây, trên đỉnh Lang Bian có loại hình dù lượn, xuống núi bằng dây. Cảm giác thú vị nhất của du khách là được ngự trị trên đỉnh đồi Rađa cao hơn 2.000m, thả hồn theo những đám mây đang bồng bềnh trôi. Ðứng ở đây có thể ngắm trọn vẹn thành phố Ðà Lạt mộng mơ, hiện ra như một bức tranh thủy mặc, phía tây là hồ Dankia-Suối Vàng trông như một tấm lụa đào khổng lồ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi đồi.
d) Một số thác nước đẹp của Đà Lạt
Thác Đatala
Thác Đatanla nằm khoảng giữa đèo Prenn, cách thành phố Đà Lạt 5km. Thác Đatanla tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác của Đà Lạt nhưng lại có một sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu lưu. Đatanla hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá"- liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch - Chil thế kỷ XV - XVII.
Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng. Thác đổ xuống từ ghềnh cao 20m, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá rồi lẫn khuất đâu đó trong rừng sâu tạo thành một dòng suối, lúc ẩn lúc hiện như mời gọi thách thức bước chân khách lãng du.
Đi xa xuống phía dưới, du khách sẽ gặp một hẻm vực sâu hun hút được gọi là vực Tử Thần.
Cái tên vực Tử Thần cùng tiếng thác đổ ầm ào, hơi nước mịt mùng và vách núi trơn trượt gây áp lực tâm lý đối với du khách, tuy nhiên dịch vụ “đi dây” được tổ chức khá công phu, đảm bảo an toàn, đặc biệt có dây bảo hiểm để huấn luyện viên kịp thời giúp đỡ du khách khi cần thiết.
Hiện nay, để phục vụ cho phát triển du lịch hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút. Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.
Thác Liên Khương
Thác Liên Khương có tên cũ là Liên Khàng, nằm ngay ngã ba Liên Khương, thuộc huyện Đức Trọng, cách thành phố Đà Lạt gần 27 km, bên cạnh quốc lộ 20 nên rất thuận lợi cho du khách tham quan thưởng ngoạn.
Thác có bề mặt rộng khoảng 200m, cao 50m đây là một ngọn tháp hùng vĩ ở Lâm Đồng, gắn liền với những truyền thuyết huyền bí của miền đất Tây Nguyên. Cùng với 2 thác Gougah và Pongour, thác Liên Khương là một trong 3 thác nước đẹp trên sông Đa Nhim.
Trên đường đi Đà Lạt, đến ngã ba Liên Khương, nếu để ý du khách sẽ nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm và có những làn hơi nước trắng bốc lên. Nhìn từ đường nhựa, du khách sẽ nhìn thấy toàn bộ cảnh thác. Đi vào tham quan, du khách phải lần theo những nấc thang phía sau lưng miếu Ba Cô để xuống tận dưới thác nước. Trên thượng nguồn thác có một dòng suối với nền đá rộng 60m2 xung quanh là các ruộng bậc thang. Từ trên cao thác tung bọt trắng xóa đổ xuống ào ào nghe rất dữ dội. Du khách có thể chèo thuyền xuôi theo dòng nước để khám phánhững hang động nhỏ đầy bí ẩn bên dưới thác.
4.2.3.2. Điểm du lịch Yok Đôn – Hồ Lắk
a) Vườn quốc gia Yok Đôn
VQG Yok Đôn được phê duyệt theo quyết định 301/TCLĐ ngày 24 – 6 -1992 của Bộ Lâm nghiệp. VQG có diện tích 115.545 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha; vùng đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh VQG..
Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.
VQG có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng và bò tót khổng lồ. Đây là nơi trú ngụ của một số loài động vật nguy cấp mang tính toàn cầu như: bò xám, mang lớn, nai cà tông, bò banteng, voi châu Á, hổ sói đỏ và chà vá chân đen. Công tác điều tra vẫn đang tiếp tục, nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những nơi có khu hệ chim phong phú nhất Đông Dương.
VQG Yok Đôn có hệ sinh thái rừng kết hợp. Vườn bảo tồn, nghiên cứu lịch sử tiến hóa, diễn thế và mối quan hệ giữa kiểu rừng kết hợp với rừng thường xanh, kiểu rừng nửa rụng lá. Vào mùa khô, trong cái nắng gay gắt của Tây Nguyên thì nơi đây vẫn mát lạnh như ở xứ sương mù Đà Lạt, thoang thoảng mùi hương phong lan quanh năm. Vườn Quốc Gia(VQG) hàng năm đón nhận nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu.
Khi đến tham quan VQG, du khách sẽ được cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng xanh mát, hoặc cùng voi vượt sông Xre-pôk, thưởng thức những món ăn truyền thống: cơm lam, gà nướng... của cư dân bản địa, hoặc quây quần bên ché rượu cần nghe già làng kể khan, nghe những truyền thuyết, sử thi... Vào mùa đông, các đầm nước trong rừng tiếp nhận vô số đàn chim từ phương bắc lạnh về cư trú. Vịt trời, ngỗng trời, giang, sếu, le le... đậu la liệt trên các gò đất và trong các bãi lầy. Bằng nhiều chất giọng khác nhau, chúng gọi nhau ríu rít, tạo nên một khung cảnh náo nhiệt lạ thường.
b) Hồ Lắk
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, bên cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Hồ rộng trên 5km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông.
Hồ có tác dụng điều hòa khí hậu. Không gian hồ, di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha. Với các chương trình bảo vệ môi trường,
phát triển du lịch nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên và trảng cỏ cây bụi, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái... góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.
4.2.3.3. Một số tuyến tham quan và chương trình du lịch
a) Một số tuyến tham quan (tuyến tham khảo)
- Tuyến tham quan thành phố Đà Lạt
- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt
- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt
- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – VQG Yok Đôn – Hồ Lắk
- Tuyến Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt
b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)
Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt (3 ngày, 2 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)
Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt
Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đi Đà Lạt, ăn trưa tại Bảo Lộc
Chiều: Tham quan thác Pouogur. Ăn tối và nhận phòng khách sạn tại Đà Lạt. Ngày 2: Tham quan Đà Lạt
Sáng: Tham quan thác Cam Ly, dinh thự Bảo Đại, nhà thờ Con Gà, vườn hoa Minh Tâm, chùa Thiên Vương Cổ Sát
Chiều: Tham quan thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, khu du lịch Lang Biang.
Tối: Ăn tối, thưởng thức văn hóa cồng chiêng của người Lạt, nghỉ đêm tại Đà Lạt. Ngày 3: Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh
Sáng: Đi chợ Đà Lạt tham quan mua sắm, đi tham quan Thiền viện Trúc Lâm. Về TP. Hồ Chí Minh. Ăn trưa tại Bảo Lộc, thưởng thức và mua sắm trà, cafe. Kết thúc chương trình.
4.2.4. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo
4.2.4.1. Các điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc miền Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có diện tích: 1.982 km2, dân số: 1.009.719 người (2013). Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có giàu tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là dầu mỏ), đất đai trù phú, có nhiều bãi biển đẹp với các ngư trường lớn giàu hảu sản. Tỉnh có đường bờ biển dài tới 120km, trong đó có 72km có thể sử dụng làm bãi tắm. Trong đó có một số các bãi tắm đẹp như: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu….
a) Các bãi tắm nổi tiếng
Bãi Sau: Bãi Sau còn được gọi là bãi Thùy Vân, nằm ở phía đông nam thành phố, cách trung tâm TP. Vũng Tàu 3km. Đây là một bãi biển đẹp nhất của Vũng Tàu, có khả năng tiếp một lượng khách lớn.
Bãi Sau có bãi cát trắng, sóng thay đổi theo mùa: Mặt biển bãi Sau phẳng lặng vào mùa gió nam nhưng lại sóng to, gió lạnh vào mùa gió bắc. Với không khí trong lành, thoáng mát,
cảnh đẹp hữu tình, bãi Sau sẽ tạo nên cảm giác thoải mái cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Bãi Sau tựa đầu vào núi nhỏ, đằng sau là khu rừng dương - một cánh rừng rộng với những cây phi lao cổ thụ xanh rợp trên nền cát trắng. Dưới rừng dương thấp thoáng những căn nhà nghỉ bằng gỗ, thiết kế theo kiểu nhà rông vừa tao nhã, vừa thanh lịch, đậm nét văn hóa của núi rừng Tây Nguyên, nhà được trang bị đủ tiện nghi, vừa hiện đại, vừa dân dã là chỗ dừng chân lý tưởng cho mọi du khách. Chỉ cần một luồng gió nhẹ, những cành lá phi lao nhỏ li ti lại cùng reo lên bản nhạc lạ kì.
Bãi Sau, một bên là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách sạn dáng vóc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu du lịch đủ các loại hình dịch vụ giải trí vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt có một sân golf rộng hơn 100ha đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bãi sau là nơi thu hút nhiều du khách lui tới vui chơi tắm biển nghỉ mát ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào những các ngày tết, lễ, đón mừng năm mới… Bãi Sau tràn ngập người ghé đến, trên bờ cũng như dưới nước như không còn chỗ trống tạo nên một sức sống của một trung tâm du lịch nổi tiếng khắp nơi.
Bãi Trước
Bãi Trước nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi, ở phía tây nam của thành phố nên buổi chiều có thể ngắm hoàng hôn trên biển ở đây. Do đó, bãi Trước còn có tên làbãi “Tầm Dương” - Tìm ánh mặt trời.
Vào buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như tan vào nước biển mênh mông. Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng. Thiên nhiên sơn thuỷ hửu tình đã tạo cho Bãi Trước cảnh thơ mộng là bến đậu của những con tàu trở về sau những chuyến hải trình.
Dọc bãi Trước trồng nhiều dừa vì vậy trước đây còn có tên là vịnh Hàng Dừa. Giờ đây vẫn rợp bóng dừa và được điểm tô thêm màu xanh của những cây bàng, cây sứ. Bên dưới những bóng cây xanh rợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát... bên tiếng sóng biển du dương.
Trung tâm thành phố Vũng Tàu tọa lạc ở khu vực Bãi Trước với nhiều toà nhà, khách sạn mới, hiện đại được mọc lên càng tô điểm cho Bãi Trước một nét đẹp vừa xa xưa vừa hiện đại. Đêm về, dọc đại lộ Trần Phú, Quang Trung rực sáng với hệ thống đèn cao áp, trên các tòa nhà cao lộng gió, những quán cà phê rực rỡ muôn ánh đèn đủ sắc màu tỏa sáng lung linh cùng xa xa những chiếc tàu neo đậu với những vầng ánh sáng xanh đỏ tỏa lan trên mặt biển tạo cho bãi trước một vẻ đẹp thật quyến rũ về đêm.
Bãi Dâu
Bãi Dâu nằm ở phía tây núi Lớn và phía bắc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ bãi Trước, theo đường Trần Phú, đi quá di tích Bạch Dinh chừng 3 km là tới bãi Dâu.
Trước kia bãi Dâu còn được gọi là Vũng Mây do nơi đây có nhiều mây rừng. Bãi Dâu là một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng. Hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra ngoài biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao bọc tựa vào triền núi Lớn.
Chân núi Lớn ở bãi Dâu dốc đứng và ăn ra sát biển. Giữa màu xanh thẳm của biển và cây rừng nổi bật tượng đức mẹ Maria cao gần 30 m và những tòa nhà sáng trắng. Bãi Dâu là bãi biển đẹp, yên bình và dường như tách hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của trung tâm TP. Vũng Tàu.
b) Suối nước khoáng nóng Bình Châu
Suối khoáng nóng Bình Châu nằm trong địa bàn khi bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, thuộc địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km. Năm 1928, một bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát vùng Đông Nam Bộ đã phát hiện ra khu suối khoáng với vẻ đẹp thật hấp dẫn này.
Suối nước khoáng Bình Châu là một hồ nước sôi khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng với 70 điểm phun lộ thiên có nhiệt độ từ 37ºC đến 80ºC cứ tuôn trào vô tận cho đến ngày hôm nay. Suối khoáng đã được các nhà khoa học công nhận bởi nguồn nước rất có giá trị trong việc chữa trị phục hồi sức khoẻ.
Các khu vực dành cho việc nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nóng đã hình thành như khu hồ ngâm Suối Mơ, Hà Nội- Huế-Sài Gòn, khu giếng trời dành luộc trứng bằng nước khoáng nóng, cụm tắm bùn khoáng… Tất cả đều nằm ẩn mình, yên tĩnh trong rừng cây xanh. Ngoài ra còn những cụm công trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao dành cho du khách nghỉ cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi…
Đi trên những dãy hành lang bằng gỗ bắc qua những điểm suối chảy trải dài quanh co chừng 1km, du khách sẽ thấy thật thú vị khi nhìn nước từ trong lòng đất tuôn ra, sôi sủi thành bọt và ngâm chân ở những con suối có nhiệt độ 40ºC. Vào những buổi bình minh, nơi đây thật kỳ ảo. Cảnh sắc xung quanh như được phủ một làn sương mỏng từ hơi nước bốc lên. Du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi hương thơm cây cỏ.
Cạnh khu rừng có một số gia đình người Châu Ro sinh sống, du khách có thể đi thăm làng và nghe các cụ già kể lại truyền thuyết sự tích đầm nước sôi. Câu chuyện kể mối tình bi thương của cặp vợ chồng trẻ, vì một chút nông nổi mà phải chịu cô đơn mãi mãi.
4.2.4.2. Điểm du lịch Côn Đảo
Côn Đảo là tên gọi tắt một quần đảo (Côn Lôn) nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ lâu được biết đến qua các chứng nhân lịch sử như là một “địa ngục trần gian”.
Lịch sử đã ghi dấu son 113 năm chiến đấu kiên cường của biết bao thế hệ chiến sĩ cách mạng tại mảnh đất xa xôi này. Những cầu tàu, nhà tù năm xưa chứng tính cho thời kỳ oanh liệt đó vẫn còn tồn tại. Nhưng Côn Đảo của hiện tại đã khép lại quá khứ và đang vươn mình để trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn du khách.
Các di tích lịch sử trên đảo gồm hệ thống nhà lao được xây dựng qua các thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tất cả các khu trại giam có diện tích 317,140m2 gồm hai dãy chuồng cọp, các trại từ 1 đến 6 là các khu hầm đá lạnh, trại 7,8 là khu chuồng cọp mới, khu chuống bò là nơi tra tấn dã man các chiến sỹ cách mạng.
Côn Đảo là một quần đảo gồm mười sáu hòn đảo với tổng diện tích đất nổi là 76 km², trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn. Địa hình đảo này là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn (577 m). Nơi đây sở hữu bờ biển dài 200km với nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ như bãi An Hải, Đầm Trầu, Lò Vôi, Suối Ớt, Hòn Bà…
Ngoài ra, tại Côn Đảo còn có VQG được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo. Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,...[9]Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.
Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loàithực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,... Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %.[9]Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.
VQG Côn Đảo cũng là một trong số rất ít những nơi ở Việt Nam có loài dugong – bò biển sinh sống. Đặc biệt, quần thể rùa biển ở Côn Đảo có rất nhiều, hàng năm vào mùa sinh sản có hang ngàn con rùa biển lên các bãi cát để đẻ trứng….
Ngày nay, Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng, đây còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.
Các tuyến tham quan chính ở Côn Đảo
- Đi vòng quanh đảo Côn Sơn, ghé thăm đảo hòn Tre
- Đảo Côn Sơn đi hòn Rái, hòn Bảy Cạnh
- Đảo Côn Sơn đi hòn Bảy Cạnh, hòn Cau
- Đảo Côn Sơn đi hòn Tre nhỏ, Tre lớn
- Thị trấn Côn Sơn đi đầm Tre
- Thị trấn Côn Sơn đi bãi Ông Đụng
- Thị trấn Côn Sơn đi núi Thánh Giá
- Thị trấn Côn Sơn đi Đầm Trâu
- Thị trấn Côn Sơn đi cảng cá Bến Đầm – hòn Trọc.
4.2.4.3. Một số tuyến và chương trình du lịch
a) Một số tuyến du lịch quan trọng (tuyến tham khảo)
- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu
- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Khu du lịch suối nước khoáng nóng Bình Châu
- Tuyến du lịch Vũng Tàu – Côn Đảo
b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)
Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)
Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu
Sáng: Khởi hành đi Vũng Tàu, tham quan Bạch Dinh, ngọn Hải Đăng. Ăn trưa ở Vũng
Tàu
Chiều: Tham quan và tắm biển ở bãi Sau, bãi Trước. Nghỉ ngơi, ăn tối và lưu trú ở
Vũng Tàu
Ngày 2: Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh
Sáng: Tắm biển, thăm lăng Cá Ông. Ăn trưa nghỉ ngơi
Chiều: Đi tham quan chùa Thích Ca Phật Đài. Về TP. Hồ Chí Minh
Chương trình du lịch TP. Vũng Tàu – Côn Đảo (3 ngày, 2 đêm, phương tiện vận chuyển tàu biển)
Ngày 1: Vũng Tàu – Côn Đảo