Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 12

KẾT LUẬN


Trong quá trình phát triển của đất nước, báo chí bao giờ cũng có một vai trò quan trọng. Báo chí là kênh thông tin hữu ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành và quản lý tốt hơn mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Trên bình diện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, giám sát phản biện xã hội… cơ quan báo chí cơ bản đã làm tốt. Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhân thức, hình thành dư luận xã hội.

Trong sự phát triển của ngành du lịch luôn có sự đồng hành, ủng hộ, chung tay đóng góp của các ngành, lĩnh vực khác. Trong đó báo chí, truyền thông đóng vai trò ngoại lực, tạo nên cú huých cho du lịch phát triển và vươn lên mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành điểm đến du lịch của thế giới.

Cùng với báo chí cả nước, báo chí Cà Mau đang trong thời điểm sung sức với lực lượng đông về số, mạnh về chất. Đội ngũ báo chí Cà Mau được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, năng động, có đầy đủ thế - trí - lực và kỹ năng để đưa báo chí địa phương phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập; theo đó là sự đầu tư về trang thiết bị đều được nâng cao cả số lượng, chất lượng. Nội dung và hình thức của các loại hình báo chí ngày càng hấp dẫn, có sức tác động lớn. Báo chí Cà Mau luôn hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao tại địa phương.

Riêng đối với ngành du lịch, báo chí Cà Mau đã đồng hành và có nhiều đóng góp cùng sự phát triển du lịch tỉnh nhà từ những ngày đầu hình thành và phát triển cho tới ngày nay khi du lịch Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc vươn mình mạnh mẽ, đẹp, thân thiện và thiêng liêng trong lòng du khách.

Hiện, Cà Mau được xác định có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với vị trí địa lý, sự đa dạng của hệ sinh thái rừng - biển và mặn - ngọt, là một trong 4 tỉnh trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với nước Đông Nam Á,... đã tạo cơ hội cho du lịch Cà Mau phát triển trong thời gian tới. So với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, cùng với An Giang, Cà Mau

là một trong hai tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau nằm trong hệ thống quy hoạch 46 khu du lịch quốc gia của cả nước. Có thể xác định vị trí Cà Mau đang ở Top 5 của khu vực. Và trong dự án quy hoạch du lịch của Trung ương, Cà Mau nằm trong cụm kinh tế trọng điểm, đồng thời cũng nằm trong trung tâm du lịch của vùng “liên thông” với các trung tâm du lịch trong vùng như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu ... và vùng phụ cận, bước đầu tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Du lịch Cà Mau hiện nay rất cần sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; cần tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh và mời gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông; tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo.

Theo đó, tỉnh Cà Mau đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cơ bản thông suốt, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ đến các điểm du lịch chính như: Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ. Cùng với việc đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh về đến Đất Mũi và tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam đã góp phần quan trọng cho việc phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Tuy vậy, xét về vai trò của báo chí với sự hợp tác truyền thông chính sách phát triển du lịch ở Cà Mau như hiện nay chưa xứng tầm. Dù các báo, đài trong tỉnh đã tổ chức chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề định kỳ về du lịch, quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người. Nhưng hầu hết các tác phẩm, các hoạt động chỉ dừng lại ở góc độ phản ánh, giới thiệu chứ chưa đảm bảo tính khái quát, chuyên sâu về hoạch định du lịch trong khi đã minh chứng được vùng đất giàu tiềm năng.

Như vậy, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, những quyết sách sẽ được tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt trong thời gian tới để phát triển du lịch đồng bộ với mục tiêu xây dựng du lịch Cà Mau trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao; xây dựng sản phẩm và loại hình du lịch của tỉnh đạt thương hiệu quốc gia đó là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng mang bản sắc riêng về con người, vùng đất Cà Mau trong tổng thể phát triển

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 12

du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy nên, báo chí Cà Mau có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò đi đầu và mang tính đại chúng nhất.

Năm 2020 dự báo hoạt động báo chí sẽ gặp nhiều khó khăn, do có một số cơ chế chính sách thay đổi tác động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động báo chí. Do đó, báo chí Cà Mau sẽ tiếp tục bám sát định hướng nội dung tuyên truyền của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để đảm bảo thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuyên truyền có chiều sâu các sự kiện chính trị, thời sự trọng đại của đất nước và tỉnh Cà Mau.

Báo chí Cà Mau sẽ tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức cũng như chất lượng về truyền thông các chính sách phát triển du lịch trên nền tảng truyền thống và Internet. Thực hiện mục tiêu tuyên truyền hướng về cơ sở, đến các doanh nghiệp, bám sát những vấn đề nóng, được dư luận xã hội quan tâm.

Bên cạnh, cơ quan báo chí Cà Mau cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho phóng viên, nhà báo, trong đó có năng lực truyền thông chính sách; việc tổ chức truyền thông chính sách phát triển du lịch của các cơ quan báo chí cũng cần được chú trọng. Theo đó, cần có các mục, chuyên mục, hoặc chuyên trang tuyên truyền về chủ trương, chính sách. Báo chí phải là diễn đàn trao đổi ý kiến công khai, thẳng thắn giữa những người làm chính sách, cơ quan ban hành chính sách với đông đảo người dân, doanh nghiệp… Đa dạng hoá sản phẩm truyền thông, tăng sức hút, tính hấp dẫn của chuyên trang, chuyên mục, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin để tạo sức hấp dẫn, tính tương tác của sản phẩm truyền thông, khai thác tốt hơn tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch thông qua tác phẩm báo chí.

Để truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau hiệu quả còn cần có sự phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan báo chí. Sự phối hợp này nhằm mục đích tuyên truyền chính sách được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả.

Việc tổ chức các sự kiện báo chí như họp báo, gặp gỡ báo chí, trả lời phỏng vấn của báo chí thường kỳ hoặc đột xuất cần được tiến hành nghiêm túc. Điều này đã góp phần giúp báo chí thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, giám sát, phản biện chính sách trong quá trình thực thi chính sách.

Cà Mau đã và đang ấp ủ câu chuyện “bội thu” từ ngành công nghiệp không khói nên nhiều năm qua đã dần thích ứng với nhu cầu đặt ra. Tỉnh đã và đang lập quy hoạch, triển khai các dự toán, các công trình chiến lược kết hợp thu hút, hợp tác, xúc tiến trong lĩnh vực du lịch. Vì thế, hơn lúc nào hết, công tác truyền thông chính sách du lịch của các cơ quan báo chí phải kịp thời nắm bắt, kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm trong truyền thông để thời đại công nghệ 4.0 truyền thông chính sách du lịch Cà Mau không rơi vào “vùng trũng” của khu vực và cả nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Anne Gregory (2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Chiến Thắng, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Tổng Cục Du lịch http://itdr.org.vn/thu-tuong-chinh-phu- phe-duyet-chien-luoc-phat-trien-du-lich-viet-nam-den-nam-2030/, 20/02/2020.

3. Cục Thống kê Cà Mau (2018), Niên giám Thống kê năm 2017.

4. Dương Kim Chuyển (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch biển tỉnh Cà Mau, luận văn thạc sĩ Du lịch.

5. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục du lịch (1997), Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm.

6. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục du lịch (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay.

7. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009), “Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu”.

10. Đồng Thị Thu, “Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, do TS Nguyễn Thị Thoa hướng dẫn.

11. Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính (2019), Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, NXB Lý luận chính trị

12. Hà Nam Khánh Giao (2011), Marketing du lịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

13. Hà Huy Phượng, Xây dựng và ban hành chính sách khoa học và công nghệ: cần một quy trình chuẩn mực, Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay, số 20 tháng 6/2019.

14. Hoàng Văn Thiện (2013), “Chính sách phát triển ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế.

15. Hội Nhà báo Việt Nam (2002), Phỏng vấn trên báo viết, Hà Nội.

16. Hồng Quyên - Hải Dương, “Hội thảo Truyền thông chính sách và xử lý khủng hoảng truyền thông”, Cổng Thông tin điện tử Viện kiểm sát Nhân dân tối cao https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/hoi-thao-truyen-thong-chinh- sach-va-xu-ly-khung-ho-d8-t1671.html , 28/12/2017.

17. Moi Ali (2006), PR hiệu quả, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. N Phương, “Công nghệ truyền thông chính sách trong kỷ nguyên 4.0”, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam http://dangcongsan.vn/khoa-giao/cong-nghe- truyen-thong-chinh-sach-trong-ky-nguyen-40-541345.html, 01/11/2019.

19. Ngô Phú Mười (2018), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công, do PGS.TS Bùi Nhật Quang hướng dẫn.

20. Nghê Văn Lương và Huỳnh Minh (2003), Cà Mau xưa, NXB Thanh Niên.

21. Nguyễn Hương Thảo (2014), “Truyền thông trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay” (Khảo sát hai công ty lữ hành là Công ty DVLH Saigontourist và Công ty Lữ hành Hanoitourist từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2014), luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, do TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hướng dẫn.

22. Nguyễn Thị Thái Hà (2007), “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, do PGS.TS Dương Xuân Sơn hướng dẫn.

23. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2018), “Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 - 2017”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.

24. Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông.

25. Nguyễn Thành Lợi (2013), “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông”, Tạp chí Người làm báo, http://nguoilambao.vn

26. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Quan hệ công chúng lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Thông tin và Truyền thông.

28. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến học đường), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Dững (2018), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Thông tin và Truyền thông.

30. Nguyễn Văn Dững (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Khánh Linh (2013), Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững, luận văn thạc sĩ Địa lí học.

32. Phạm Hải Nguyên, Báo chí Cà Mau: Chủ động hội nhập, phát triển, Báo Cà Mau Online http://baocamau.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/bao-chi-ca-mau-chu- dong-hoi-nhap-phat-trien-65545.html, 16/06/2020.

33. Phạm Việt Hưng (2008), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau, luận văn thạc sĩ Địa lí học.

34. Sổ tay Hướng dẫn thuyết minh du lịch Cà Mau, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau.

35. Tài liệu Hội thảo Khoa học Phát triển giá trị Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau phục vụ phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường.

36. Tài liệu Hội thảo Khoa học Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, tháng 10/2018.

37. TS. Nguyễn Văn Lưu, Đưa chính sách phát triển du lịch vào cuộc sống, Tạp chí Du lịch điện tử http://www.vtr.org.vn/dua-chinh-sach-phat-trien-du-lich-vao- cuoc-song.html, 04/09/2017

38. Tỉnh ủy Cà Mau (2004), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau, NXB Mũi Cà Mau.

39. Thái Văn Long (2007, 2014), Địa lí địa phương Cà Mau, NXB Đại học Sư phạm.

40. Thái Văn Long (2007, 2014), Lịch sử địa phương Cà Mau, NXB Đại học Sư phạm.

41. Thuý Hà, Muốn du lịch phát triển, không thể thiếu vai trò của báo chí, Báo Văn hoá Điện tử http://baovanhoa.vn/du-lich/chinh-sach-quan- ly/artmid/512/articleid/18712/muon-du-lich-phat-trien-khong-the-thieu-vai-tro- cua-bao-chi, 22/05/2019.

42. Trần Xuân Trường (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại tỉnh Cà Mau, luận văn thạc sĩ Kinh tế.

43. Trần Quỳnh, Truyền thông chính sách muốn hiệu quả phải lấy công chúng làm trung tâm, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, http://dangcongsan.vn/tu- tuong-van-hoa/truyen-thong-chinh-sach-muon-hieu-qua-phai-lay-cong-chung- lam-trung-tam-504249.html, 08/11/2018.

44. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.

45. Vũ Đức Minh (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

46. Assumpcios Huertas (2008), Public relations and tourism: Fighting for the role of public relations in tourism, Public Relations Review.

47. Dennis Deuschi (2006), Travel and tourism public relations, Elsevier Butterworth–Heinemann

III. Một số văn bản khác

48. Các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cà Mau.

49. Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023