Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 14


phân phối không có các cửa hàng, nhân viên phục vụ tốt, không có phương tiện chuyên chở… thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

d. Uy tín của trung gian.

Một người trung gian cũng cần có uy tín trên thị trường. Bởi vì các thông tin mà người trung gian cung cấp sẽ được người uỷ thác tin cậy và sẽ giúp ích rất nhiều cho người uỷ thác. Uy tín của người trung gian được xác lập trên cơ sở danh tiếng, tinh thần thái độ làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng, mối quan hệ với khách hàng trên thị trường… Quan hệ với một người trung gian có uy tín thì độ tin cậy sẽ cao hơn và mức độ thành công cũng lớn hơn.

e. Các điều kiện khách quan khác.

Việc lựa chọn và sử dụng trung gian thương mại như thế nào còn phụ thuộc tính chất hàng hoá, thời gian cần thiết để mua bán hàng, vị thế của doanh nghiệp, thị trường, khả năng tài chính…

Khi hàng hoá đang tăng giá, hàng dễ tiêu thụ thì người nhận uỷ thác thích sử dụng hình thức đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu hơn là hình thức gửi bán. Khi giá hàng trên thị trường có xu hướng giảm sút, người nhận uỷ thác sẽ sử dụng hình thức gửi bán để đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tránh rủi ro.

Với một thị trường xa, luật pháp phức tạp như thị trường Hoa Kỳ thì khi xuất khẩu hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng trung gian để tránh các vụ kiện cáo, các rắc rối về mặt pháp lý, đặc biệt là khi Hoa Kỳ áp dụng “Đạo luật chống khủng bố sinh học”, “Qui định đảm bảo an toàn cho hàng vận chuyển bằng container”. Nếu thời gian mua bán gấp thì việc sử dụng trung gian sẽ hiệu quả hơn là tự mình trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán.

2.4. Thiết lập hợp đồng chặt chẽ với các tổ chức trung gian

Hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người uỷ thác và người nhận uỷ thác. Hợp đồng không chặt chẽ sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay nhiều quan hệ không được cụ thể hoá bằng hợp đồng, việc đó sẽ dẫn đến nhiều phiền toái. Giả sử các bên không thoả


Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 14

thuận giá dịch vụ, không chỉ dẫn phương pháp xác định…thì giá dịch vụ sẽ xác định theo giá loại dịch vụ đó với các điều kiện tương tự : thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, các điều kiện ảnh hưởng đến giá…Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp hơn.

2.5. Đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn về các lĩnh vực kinh doanh có liên quan

Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay là thiếu lực lượng cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao, do đó phần lớn hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và trong lựa chọn, sử dụng trung gian thương mại nói riêng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác đào tạo chuyên môn cho nhân viên. Việc đào tạo phải được gắn liền với chế độ khuyến khích vật chất, chế độ phân công công tác thì mới có động lực thúc đẩy quá trình trang bị và tự trang bị kiến thức mới nhất.


Tóm lại, muốn sử dụng trung gian thương mại có hiệu quả mong muốn, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước cũng như từ phía doanh nghiệp - người sử dụng các dịch vụ của người trung gian.


KẾT LUẬN


Trung gian thương mại đã và đang hoạt động rất mạnh trong nền kinh tế thị trường, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thương mại quốc tế. Vai trò của trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã được thừa nhận và đánh giá cao. Trong hoạt động kinh doanh, khi sử dụng trung gian do nhiều nguyên nhân khác nhau các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, rủi ro và cũng gánh chịu nhiều thiệt hại. Để đưa hoạt động của trung gian và sử dụng trung gian thương mại ngày một có hiệu quả hơn, Nhà nước Việt Nam đã từng bước Luật hóa thông qua các Đạo luật, Nghị định, Quyết định…

Sau khi nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, cùng với sự giúp đỡ của các thày cô giáo và đơn vị thực tập, em đã trình bày trong luận văn những vấn đề thực trạng và giải pháp nhằm sử dụng trung gian thương mại trong thời gian tới sao cho có hiệu quả, để quản lý sử dụng trung gian thương mại một cách tốt hơn và chặt chẽ hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn không tránh được những sai sót. Em đã và kính mong sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và chỉ dẫn của các thày cô và cô chú cán bộ trong công ty TNHH Nhật Thắng để hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình.


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 73/2005/TT-BTC.

3. Bộ Thương mại (2002), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội.

4. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định 42/2001/NĐ-CP.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định 79/2005/NĐ-CP.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 115/2007/NĐ-CP.

8. GS. TS. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Investconsult Group (2002), Thâm nhập thị trường Mỹ, NXB Lao động.

10. Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam năm 2000.

11. Luật Hải quan Việt Nam năm 2005.

12. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.

13. Nguyễn Văn Ngôn, Đoàn Lương Đống (1995), Hướng dẫn xuất khẩu ở Mỹ, NXB Trẻ.

14. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Luật Thương mại Hoa Kỳ, Tài liệu dịch, CD Law.

15. PGS.TS. Phạm Duy Liên và các cộng sự (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Hà Nội.


16. PGS. TS. Trần Văn Chu, TS. Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ, NXB Thế Giới.

17. Tổng cục thống kê (2003), Chính sách thương mại và công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, NXB Thống kê.

18. TS. Vũ Trọng Lâm (2000), Vai trò của tổ chức hỗ trợ xuất khẩu đối với sự phát triển của Hợp tác xã và Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, Tạp chí Thương mại số 13/2000, tr 4 - 5.

19. M. Pryles, J. Waincymer, M. Davies (2003), Luật thương mại quốc tế, Tài liệu dịch, Trường Đại học Ngoại thương.


II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20. J.C.T. Chuah (2005), Law of International Trade, London, Sweet & Maxwell.


III. TÀI LIỆU WEBSITE

21. www.mot.gov.vn

22. www.moi.gov.vn

23. www.vcci.com.vn

24. www.vneconomy.vn

25. www.vnexpress.net

26. www.tcvn.gov.vn

27. www.dddn.com.vn

28. www.vnanet.vn

29. www.artexport.com.vn

30. www.vietnamnet.vn

31. www.law.cornell.edu/ucc/ucc.table.html

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí