hai nước đã nhất trí: khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới, nhờ vậy, trong suốt những năm 90, trên biên giới Việt - Trung, trở thành biên giới của tình hợp tác và hữu nghị, từ chiến trường chuyển thành thị trường ngày càng phát triển phồn vinh và nhộn nhịp.
Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng.
Biểu: Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1991-1999)
Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ
Mức buôn bán | Tỷ lệ tăng % | |
1991 | 32,23 | 340 |
1992 | 179,07 | 454,4 |
1993 | 396,64 | 122,6 |
1994 | 532,82 | 34,1 |
1995 | 1.052,19 | 97,4 |
1996 | 1.150,63 | 9,3 |
1997 | 1.435,64 | 24,6 |
1998 | 1.560,00 | 8,7 |
1999 | 1.400,00-1.500,00 ước tính |
Có thể bạn quan tâm!
- Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - 1
- Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - 2
- Cán Cân Thương Mại Chính Ngạch Việt - Trung 1991-1999 (Triệu Đô La Mỹ)
- Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - 5
- Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - 6
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
Tình hình thực tế buôn bán biên giới Việt - Trung trong lịch sử, đáng lưu ý trong vòng 50 năm qua, đặc biệt là 10 năm từ khi nước bình thường hóa đến nay, chúng tôi bươc đầu rút ra mấy nhận xét sau đây:
Thứ nhất, buôn bán qua biên giới Việt - Trung bao gồm nhiều hình thức: buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, dân gian, tạm nhập tái xuất và cả buôn lậu (không kiểm soát nổi, số lượng có lúc ngang bằng, thậm chí còn cao hơn cả con số buôn bán thống kê được). Trong đó, mức buôn bán chính ngạch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn: 39% (năm 1991), 28,8% (năm 1992), 70%
(năm 1993), 71% (năm 1996), 70% (năm 1997). Còn buôn bán tiểu ngạch và buôn bán dân gian tỷ trọng càng thu hẹp.
Thứ hai, buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng buôn bán của Việt Nam, năm 1990 đã tăng lên 4% và từ năm 1991-1999 chừng 6-7%. Nhưng chỉ chiếm chưa tới 0,5% mức buôn bán đối ngoại của Trung Quốc (năm 1997, chiếm 0,4%). Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ sau của Việt Nam, còn Việt Nam trở thành bạn hàng thứ 29 (trong tổng số hơn 220 bạn hàng) của Trung Quốc.
Thứ ba, mặc dù mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung không ngừng tăng, nhưng tỷ lệ tăng ngày càng có chiều hướng giảm. Như năm 1991 tăng 340%; năm 1992 tăng 454,4% (cao nhất); năm 1993 giảm còn 122,5%; năm 1997 giảm còn 26,6%; năm 1998 giảm mạnh nhất chỉ còn 8,7%).
Thứ tư, buôn bán qua biên giới Việt - Trung mặc dù Trung Quốc là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ ba (năm 1994, 1996), thứ tư (1995 và 1997) của Việt Nam. Song, Việt Nam luôn luôn bị nhập siêu và có xu thế ngày càng tăng như năm 1991 (nhập siêu 10 triều đô la); năm 1992 (40 triệu đô la); năm 1993 (160 triệu đô la); năm 1994 (150 triệu đô la); năm 1995 (390 triệu đô la), năm 1996
(530 triệu đô la); năm 1997 (720 triệu đô la); nửa đầu năm 1998 (490 triệu đô
la).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, thì kể từ năm 1991 đến năm 1996, tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu trên biên giới Việt - Trung, theo thứ tự tỉnh nhiều nhất đến ít nhất: (Lạng Sơn: 1,063 tỷ USD; Quảng Ninh: 365,73 triệu USD; Lào Cai: 129,08 triệu USD; Cao Bằng: 23,84 triệu USD; Hà Giang: 11,86 triệu USD; Lai Châu: 3,25 triệu USD).
Trong những năm cuối thập niên 90, trong tổng số 120 bạn hàng của Quảng Tây thì Việt Nam luôn luôn đứng thứ hai. Trong mức buôn bán qua biên giới giữa Quảng Tây Trung Quốc với Việt Nam, thì Quảng Tây chiếm 80% mức buôn bán qua biên giới hai nước của Trung Quốc.
Thứ năm, lực lượng tham gia buôn bán qua biên giới Việt - Trung, không chỉ có cư dân hai bờ biên giới, mà còn cả lực lượng tư nhân và tập thể là chủ yếu, cộng thêm doanh nghiệp nhà nước ở các tỉnh (khu tự trị) ở hai bên biên giới, các tỉnh, thành phố ở sâu trong nội địa của mỗi nước.
Hàng hóa trao đổi qua biên giới Việt - Trung không chỉ có hàng hóa của hai nước mà còn hàng hóa của nước thứ ba, ví như: hàng Nhật Bản, Thái Lan, hay khu vực Hồng Kông, Đài Loan...
b. Những thuận lợi và khó khăn
* Những khó khăn còn ảnh hưởng tới buônb án biên giới trong thời
gian sắp tới:
Thứ nhất, về các mặt: tư tưởng, tâm lý và mức độ tín nhiệm trong buôn bán qua biên giới của cả hai bên chưa cao. Đôi bên còn chênh lệch lớn về chính sách buôn bán qua biên giới nên cũng tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho buôn bán qua biên giới của đôi bên.
Thứ hai, cho tới nay vẫn chưa ký được hiệp định chính thức mà vẫn còn thi hành "hiệp định tạm thời về xử lý những việc ở biên giới hai nước". Nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung.
Thứ ba, hiện nay hai bên tuy có "ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: hàng giả, hàng rởm, hàng kém chất lượng vào Việt Nam, hoặc những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm của Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Thứ tư, cả hai bên đều có tình trạng thiếu hợp đồng giữa các xí nghiệp trong nước gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán với đối phương, tạo nên sự thiệt thòi cho phía mình.
Thứ năm, mặc dù ngày 26-5-1993 ngân hàng Trung ương Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác thanh toán, theo đó mọi khoản thanh toán phải thông qua ngành hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế từ mười năm nay buôn bán qua biên giới Việt - Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn
toàn tự phát theo phương thức "hàng đổi hàng", buôn bán trao tay, tiến tới ký hợp đồng thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho đến nay lượng thanh toán qua ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa của hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ sáu, quan hệ buôn bán Việt - Trung trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng giảm dần, và cứ đã giảm như vậy khó có thể thực hiện mục tiêu 2 tỷ USD buôn bán hai nước vào năm 2000 như các nhà lãnh đạo đã đề ra.
Thứ bảy, trong buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam luôn bị nhập
siêu ở mức lớn, như 1991 (10 triệu USD), 1992 (40 triệu USD), 1999 (160 triệu
USD), 1994 (150 triệu USD), 1995 (390 triệu USD), 1996 (530 triệu USD),
1997 (730 triệu USD), 1998 (400 triệu USD).
Thứ tám, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn Việt Nam khiến cho tính bổ sung giữa hai bên tăng lên nhăng mặt khác cũng gây nên những bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
* Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam
và Trung Quốc trong thời gian sắp tới:
Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có đường biên giới chung trên đất liền dài chừng 1150 km chạy qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu (14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia vào 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác (Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Đông Hưng - Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng, Pò Chài - Tân Thanh, Hà Khẩu - Lào Cai, đã có ý tưởng xây dựng thành những khu vực buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho buôn bán qua biên giới.
Thứ hai, phát triển buôn bán biên giới Việt Nam và Trung Quốc không thể tách rời bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 2/1999 Tổng Bí thư hai nước đã xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", phương châm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có buôn bán biên giới hai nước.
Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đều có 50 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian sắp tới.
Thứ tư, Trung Quốc đất rộng (thứ ba thế giới), người đông (chiếm 1/5 nhân loại) và Việt Nam một nước cỡ lớn ở Đông Nam Á, đây là hai thị trường tiềm tàng mà chưa khai thác hết, nó sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa vào việc buôn bán giữa hai nước.
Thứ năm, cả hai nước đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới của hai bên, chú ý xây dựng môi trường phần cứng (đường, điện, nước...), rà phá mìn, xây dựng môi trường phần mềm, hai nước đã ký kết 19 Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (trong tổng số 30 hiệp định và thỏa thuận được ký kết), đang lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán; Hiệp định tạm thời về việc xử lý những sự việc ở biên giới hai nước; Hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu; ghi nhận hội đàm chống buôn lậu, Hiệp định về mua bán hàng hóa giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (năm 1998); Hiệp định biên giới trên đất liền ký kết (30-12-1999). Những hiệp định trên đây và cơ sở hạ tầng được nâng cấp đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước.
Thứ sáu, theo dự kiến của một số nhà hoạch định chính sách, buôn bán hai chiều của Việt Nam - Trung Quốc dự kiến từ năm 2000 đến 2010 sẽ đạt mức tăng từ 8-15%. Nếu đạt được mức này thì mục tiêu năm 2000 đạt 2 tỷ USD là có khả năng đạt được, và mức buôn bán đôi bên còn tiếp tục phát triển.
Thứ bảy, theo xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển, với việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức mậu dịch thế giới (WTO); cả Việt Nam và Trung Quốc hiện là thành viên của tổ chức kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việc các cảng của Việt Nam (đặc biệt là Hải Phòng) trở thành cửa khẩu thông ra biển gần nhất của khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc, với việc khu vực mậu dịch tự do (Đông Hưng- Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng...) thì mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung có nhiều khả năng phát triển hơn nữa.
Thứ tám, việc phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong lịch sử, 50 năm qua và đặc biệt là 10 năm sau khi bình thường hóa không ngừng tăng sẽ là cơ sở để buôn bán hai bên còn có khả năng phát triển hơn nữa.
5. Những kết quả chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của hai bên ngày càng phù hợp với tiềm năng và mang tính bổ sung lẫn nhau của hai nước.
- Tỷ trọng kim ngạch thuộc mậu dịch "chính ngạch" tăng nhanh, dần chiếm ưu thế trong kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước (nếu giai đoạn 1991-1993 kim ngạch mậu dịch tiểu ngạch là chủ yếu thì từ 1994 - 1998 kim ngạch buôn bán chính ngạch vươn lên giữ vị trí áp đảo).
- Phương thức mậu dịch ngày càng phong phú và đa dạng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của hai bên và ngày càng tuân theo các luật lệ tập quán buôn bán quốc tế. Giai đoạn 1991-1992 hai bên chủ yếu áp dụng phương thức mậu dịch hàng đổi hàng hoặc phương thức "tiền trao, cháo múc" tại các cửa khẩu biên giới. Từ sau năm 1992, cùng việc ký kết Hiệp định hợp tác nghiệp vụ ngân hàng hai nước, hai bên đã triển khai các phương thức mậu dịch theo L/C
hoặc các hình thức mậu dịch thanh toán qua ngân hàng. Từ năm 1994 hai bên mở rộng sang các phương thức mậu dịch gia công, mậu dịch chuyển khẩu "tạm nhập tái xuất", góp phần nâng cao kim ngạch hai chiều của các bên.
- Tỷ lệ các vụ tranh cấp, khiếu nại trong quan hệ buôn bán hai nước ngày càng giảm. Cùng với việc hai nước công bố hàng loạt các biện pháp quản lý và hỗ trợ các loại hình mậu dịch đi vào nề nếp, các đối tác tham gia trao đổi mậu dịch giữa hai nước cũng thay đổi về thành phần. Tỷ lệ các tư thương, công ty tư nhân ngày càng giảm, nhường chỗ cho các đơn vị ngoại thương Nhà nước có tiềm lực, có kiến thức kinh nghiệm buôn bán quốc tế và các xí nghiệp, đơn vị sản xuất lớn trực tiếp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
6. Những vấn đề tồn tại
- Vấn đề nhập siêu của phía Việt Nam từ khi mở cửa buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam hầu như luôn ở tình trạng nhập siêu. Chẳng những như vậy, kim ngạch nhập siêu cũng có chiều hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước; còn nhập khẩu của phía Việt Nam sang Trung Quốc thì ngược lại, có xu hướng giảm dần hàng năm. Dưới đây là mấy con số cụ thể chứng minh cho vấn đề này:
1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1999 | |
Việt Nam xuất sang TQ | 43,4% | 3,5% | 31,4% | 25% | (5 tháng |
đầu năm) | |||||
22,3% | |||||
Trung Quốc sang Việt Nam | 56,6% | 65% | 68,6% | 75% | 77,7% |
Tổng kim ngạch hai chiều | 100% | 10-0% | 100% | 100% | 100% |
Việt Nam nhập siêu | 13,2% | 30% | 37,2% | 50% | 55,4% |
Nguyên nhân dẫn đến tình hình Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc
với tỷ lệ khá cao như trên đã nêu ra trong bảng trên chính là ở chỗ:
+ Về mặt số lượng mà nói, nhóm hàng và mặt hàng mà phía Trung Quốc xuất sang Việt Nam nhiều gấp 2 lần số nhóm hàng và mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
+ Các loại hàng hóa mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc thì đa số là nguyên vật liệu và sản phẩm dưới dạng thô, số đã gia công chế biến còn ít, hơn nữa sản phẩm là máy móc hầu như không có, do đó lượng giá trị càng thấp hơn nhiều so với lương giá trị hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Việt Nam. Việt Nam nhập siêu với tỷ lệ khá cao cũng có nghĩa là trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc được lợi nhiều hơn phía Việt Nam gây ra những khó khăn nhất định trong việc thanh toán với các bạn hàng Trung Quốc. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải chủ động thương lượng với phía Trung Quốc sao cho họ hiểu rõ vấn đề, tăng thêm việc nhập khẩu nhiều hơn nữa hàng hóa của Việt Nam đồng thời hạn chế mức xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Tất nhiên đây là việc làm không đơn giản, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích thiết thân của phía Trung Quốc.
- Tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính ngạch giữa hai nước chưa cao lắm. Từ
sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, trao đổi mậu dịch giữa hai nước
được thực hiện theo hai phương thức là mậu dịch chính ngạch và mậu dịch tiểu ngạch. Diễn biến và phát triển của kim ngạch và tiểu ngạch giữa hai nước trong mấy năm qua như sau:
Kim ngạch XNK chính ngạch | Kim ngạch XNK tiểu ngạch | Tổng kim ngạch XNK hai chiều | Kim ngạch XNK chính ngạch chiếm trong tổng kim ngạch XNK hai chiều | |
1991 | 97 | 150 | 247 | trên 39% |
1992 | 90 | 222 | 312 | trên 28,8% |
1993 | 221,35 | 92,65 | 314 | trên 70% |
1994 | 436,61 | 176,39 | 613 | trên 71% |
1995 | 638,10 | 314,50 | 997,6 | trên 68% |
1996 | 810 | 340 | 1150 | trên 70% |
1997 | 1240 | khoảng 70% |
Căn cứ vào số liệu cụ thể nêu ra trong bảng trên, có thể thấy rằng, trong các năm 1991-1992, kim ngạch xuất nhập khẩu chỉnh ngạch ít hơn kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chỉ chiếm khoảng trên 39% và 28,8% của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều mà thôi. Bắt đầu từ năm 1993 trở đi cho đến năm 1997, tình hình đã thay đổi so với trước đó, kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch đã lớn hơn kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch, nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng từ 68% đến 71% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. Trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ sau ngày 5-11-1991, phía Việt Nam chủ trương đẩy mạnh phát triển mậu dịch chính ngạch, tỷ lệ càng lớn càng tốt. Còn phía Trung Quốc thì ngược lại, muốn đẩy mạnh và phát triển mậu dịch tiểu ngạch ưu tiên ưu đãi về thuế xuất khẩu thấp (hoặc miễn thuế)... Vì chủ trương chính sách của hai phía khác nhau, nên nguyên vọng của phía Việt Nam mong muốn nâng tỷ lệ xuất nhập khẩu chính ngạch cao hơn con số trên dưới 70% gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này đã được nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nêu ra với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào giữa tháng 7 năm 1997 là: hai nước cần tăng cường buôn bán chính ngạch hơn nữa, như thế là có lợi cho cả hai bên. Phía Trung Quốc đã ghi nhận đề nghị đó của phía Việt Nam. Chúng ta hy vọng thời gian tới, tỷ lệ buôn bán chính ngạch giữa hai nước có thể tăng cao hơn con số 70-71%.
- Hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới hai nước (cả biên giới trên đất liền lẫn trong vịnh Bắc Bộ), gây nhiều thiệt hại cho phía Nam. Loại hoạt động buôn lậu bất hợp pháp này xuất hiện ngay từ khi biên giới hai nước được mở cửa vào cuối năm 1988, kéo dài liên tục cho đến nay. Hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới diễn ra theo hai chiều, từ Trung Quốc sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Bọn buôn lậu mua hàng hóa từ Trung Quốc đem qua biên giới hai nước trốn lậu thuế rồi đưa vào nội địa Việt Nam để tiêu thụ. Hàng hóa buôn lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam, gồm nhiều thứ như vải các loại, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, xe đạp và phụ tùng, quạt điện các loại, đồ dùng nhà bếp,
đồ điện dân dụng và hàng điện tử, linh kiện đồng hồ điện tử, kính dân dụng và đồ dùng bằng thủy tinh, đồ sứ, gạch men các loại, bánh kẹo, rượu ngoại, giầy da, băng video, đĩa C.D, tân dược, đồ chơi trẻ em (như súng ống, kiếm, xe tăng, máy bay),... Có tài liệu cho biết: có đến 70-80% số hàng hóa nhập lậu tránh được sự kiểm tra ngăn chặn của hải quan và cơ quan quản lý thị trường của nhà nước lọt vào nội địa tiêu thụ với giá rẻ hơn giá cả hàng hóa cùng loại sản xuất ở trong nước. Trong số những mặt hàng nhập lậu nêu trên thì có nhiều thứ Việt Nam đánh thuế nhập khẩu cao và không khuyến khích nhập khẩu vì ở trong nước đã sản xuất được, có một số mặt hàng phía Việt Nam cấm nhập khẩu,... Khối lượng và giá trị của số hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam là khá lớn, bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch của các năm 1990-1993 hoặc lớn hơn, như năm 1996 lên đến 500 triệu USD (gần 1/2 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm đó).
Những mặt hàng Việt Nam bị buôn lậu đưa sang bán tại Trung Quốc (chủ yếu là ở khu tự trị, dân tộc Choang Quảng Tây) gồm có: gạo, kim loại màu, gỗ quý cấm xuất khẩu (như gỗ Pơmu, gỗ nghiến), vàng, ngoại tệ mạnh (USD), đặc biệt là nhiều loại thú rừng quý hiếm là tài sản quốc gia cần được bảo vệ và nuôi dưỡng, cấm săn bắt và xuất khẩu ra nước ngoài. Số lượng của loại "thú rừng quý hiếm" bị bắt đem sang Trung Quốc trong mấy năm qua là khá lớn không thống kê được. Ở đây xin nêu ra một vài ví dụ cụ thể:
Vào tháng 3-1997, công an và quản lý thị trường của ta bắt được một xe ô tô chở động vật quý hiếm xuất lậu sang Trung Quốc, bao gồm: 653 kg rắn các loại, 535 tê tê, 24 con rùa, 11 con kỳ đà, 60 con chim móng két..., vào tháng 10- 1997, hải quan Móng Cái bắt được 1 xe ô tô chờ động vật hoang dã quý hiếm đang trên đường xuất lậu sang Trung Quốc, bao gồm: tê tê, kỳ đà, chồn, cào cào, cầy, rùa, rắn,... tổng cộng đến 2.900 kg, trị giá khoảng 400 triệu đồng Việt Nam. Có đến hàng trăm vụ buôn lậu như thế này đã trốn tránh được sự kiểm soát và ngăn chặn của phía Việt Nam đưa sang Trung Quốc bán kiếm lời.
Trong nhiều năm qua, hoạt động buôn lậu qua biên giới hai nước đã gây thiệt hại to lớn cho phía Việt Nam:
+ Số lượng thuế xuất nhập khẩu mà Nhà nước thất thu là khá lớn, như năm 1996 chẳng hạn, giá trị số hàng xuất nhập lậu qua biên giới khoảng 500 triệu USD, nhưng số lượng bị các lực lượng quản lý thị trường và liên ngành của Việt Nam tịch thu và xử lý chỉ vào khoảng 30 tỷ đồng Việt Nam (chưa đến 3 triệu USD) quả thật là rất ít.
+ Hàng hóa của Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam bán với giá rẻ đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất ở trong nước, nhất là mấy năm đầu sau khi quan hệ hai nước bình thường hóa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, người lao động mất việc làm... Có người nước ngoài đã đưa ra nhận xét như sau: "Ở Việt Nam mới vừa bắt đầu chính sách đổi mới và mở cửa, thì các sản phẩm của Trung Quốc cũng đã bắt đầu bóp chết nhiều ngành công nghiệp của nước này".
+ Bọn buôn lậu dùng tiền bạc để mua chuộc đã khiến cho một số cán bộ trong các ngành hải quan thuế vụ, quản lý thị trường... bị thoái hóa biến chất cho hàng hóa nhập lậu của chúng qua biên giới lọt vào nội địa.
Thời gian gần đây, để chống buôn lậu và gian lận thương mại, phía Việt Nam đã thi hành một số biện pháp khá kiên quyết như thực hiện việc dán tem đối với một số hàng mặt hàng nhập của nước ngoài, như xe đạp, quạt điện, rượu ngoại, ti vi, tủ lạnh, đầu video, động cơ nhỏ, gạch men các loại... Biện pháp nói trên đã thu được một số kết quả ban đầu. Thiết nghĩ, cần phải thực hiện một số biện pháp cứng rắn hơn nữa thì mới hy vọng có thể ngăn chặn được hoạt động buôn lâụ nói chung và qua bên giới Việt - Trung.
- Thời gian qua, trong buôn bán xuất nhập khẩu với Trung Quốc, nhất là buôn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chúng ta quá tin tưởng vào các bạn hàng Trung Quốc, còn thiếu kinh nghiệm trong buôn bán xuất nhập khẩu với nước ngoài, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý vĩ mô của chúng ta chưa được tốt, còn mang tính tự phát và cục bộ, có nhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tế của các địa phương tham gia vào buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới với Trung Quốc theo kiểu "mạnh ai nấy làm" và tranh nhau khách hàng... cho nên phía Việt Nam đã bị thua thiệt về nhiều mặt, một số doanh nghiệp của chúng ta đã mua phải hàng hóa chất lượng thấp và thiết bị máy móc cũ và không đồng bộ với giá cao, mang về nước phải sửa chữa lại mới sử dụng được. Một số doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng hóa cho phái đối tác Trung Quốc, đã bị họ hạ cấp và ép giá để mua rẻ, lấy hàng trước trả tiền sau chiếm dụng vốn, nợ đọngkéo dài thua đơn thiệt kép. Đó là những biểu hiện mua bán qua biên giới không lành mạnh, không chính đáng và bất bình đẳng, không có lợi cho việc trao đổi mậu dịch chung giữa hai nước.
Muốn khắc phục tình trạng nói trên, thì cần phải tăng cường sự quản lý và chỉ đạo thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động mua bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới thực hiện nghiêm túc việc thanh toán mua bán xuất nhập khẩu qua biên giới thông qua ngân hàng của hai nước đặt tại vùng biên giới, tăng cường mậu dịch chính ngạch, hạn chế mậu dịch tiểu ngạch...
Mức tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc vài năm lại đây diễn ra chậm và ở mức thấp như: kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của năm 1996 chỉ tăng hơn mức của năm 1995 là 100 triệu USD, năm 1997 chỉ tăng hơn mức của năm 1996 là 90 triệu USD. Có tài liệu nói rằng: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 1998 đã giảm 20% so với cùng kỳ của năm ngoaí. Đây có thể là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á. Tin chắc là mức kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Về khách quan mà nói, hai nước còn có những tiềm năng để mở rộng và phát triển xuất nhập khẩu song phương. Hy vọng rằng chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Thủ tướng Phan Văn Khải thành công tốt đẹp và việc ký kết Hiệp định buôn bán hàng hóa ở vùng biên giới, sẽ mở ra một bước phát triển mới của quan hệ Việt - Trung, nhất là quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, phấn đấu kim ngạch buôn bán 2 tỷ USD vào năm 2000 trong đó có sự cân đối giữa xuất và nhập khẩu.
II. QUAN HỆ ĐẦU TƯ