Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - 2

Trung Quốc chiếm gần 70% dân số khu vực này, GDP đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, xuất khẩu đứng thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Canada. Mặt khác, 70% ngoại thương Trung Quốc được thực hiện với các nước châu Á - Thái Bình Dương. Phần lớn các bạn hàng quan trọng của Trung Quốc đều là các nước châu Á - Thái Bình Dương. Trong gần 100 tỷ USD FDI đổ vào Trung Quốc thời gian qua từ hơn 60% đến từ các nước châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, ưu thế nổi bật của thị trường Trung Quốc với các bạn hàng châu Á -Thái Bình Dương là khả năng bổ sung cho nhau về các mặt tài nguyên, nhân lực, tiền vốn kỹ thuật để cùng phát triển. Trong hợp tác, mọi phía đều phát huy được lợi thế so sánh của mình trong thời gian tương đối dài, do đó đều có thể trở thành bạn hàng chiến lược của nhau. Ba là, cùng với sự đẩy mạnh thu hút vốn nước ngoài và sự phát triển nhanh các xí nghiệp "ba nguồn vốn" tỷ trọng xuất khẩu của xí nghiệp "ba nguồn vốn" trong tổng ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã chiếm gần một nửa. Điều này cho thấy kinh tế Trung Quốc đã cuốn sâu vào phân công lao động quốc tế. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ở các nước châu Á

-Thái Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch nâng cấp kết cấu kinh tế ở Trung Quốc, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày càng chặt chẽ. Nó phản ánh một hiện thực khách quan là Trung Quốc cần các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nước châu Á - Thái Bình Dương cũng cần Trung Quốc.

5. Lợi thế so sánh trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung

Buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng buông bán của Việt Nam, năm 1990 đã tăng lên 4%, đến năm 1991 - 1999 thì chừng 6- 7%. Vậy buôn bán qua biên giới cũng giữ một tỷ trọng khá lớn trong tổng buôn bán của Việt Nam. Do đó để phát triển quan hệ thương mại - kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc, ta cần xem xét đén những lợi thế so sánh có thể khai thác trong quan hệ thương mại.

Phải khẳng định rằng, tiềm năng trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung mà chúng ta phải tính của khai thác còn rất lớn.

Việt Nam hoàn toàn có thể tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Chẳng hạn, qua Hội chợ thương mại Quốc tế Móng Cái lần thứ nhất (ngày 16-20/1/1997) đã cho thấy thêm mặt hàng mạnh của Việt Nam (so với hàng Trung Quốc) như các sản phẩm của Công ty Xuân Hòa, Nhà máy đồ hộp Hạ Long, Công ty Mỹ nghệ Vân Hà (Đông Anh - Hà Nội), Công ty mỹ nghệ Trường Sơn (Từ Sơn - Bắc Ninh)... Ở đây chỉ xin chỉ đi sâu vào mặt hàng máy móc thiết bị mà hiện nay chúng mới chỉ chiếm 1% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Khả năng mở rộng xuất khẩu máy móc thiết bị sang Trung Quốc thể hiện ở chỗ:

- Theo báo cáo của Tổng Công ty động lực và máy nông nghiệp, mặt hàng cơ khí của ta đã bắt đầu xuất khẩu sang các nước Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông... Ví dụ: xuất 200 bộ máy xát gạo cho Indonesia và Miến Điện,

40.000 bộ ru lo xát gạo cho Yanma, 50 mẫu máy càng tay hai bánh với cỡ công

suất 6, 10, 5, 13 và 15 mã lực sang ASEAN.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò trong hoạt động xuất khẩu. Hoàn toàn có thể hy vọng rằng khu vực này sẽ chinh phục được thị trường Trung Quốc.

- Thực tế Trung Quốc có nhu cầu lớn về nhập khẩu máy móc, thiết bị từ bên ngoài. Chẳng hạn trong số 185 tỷ USD nhập khẩu năm 1994, tỷ trọng máy móc thiết bị chiếm 16%, thiết bị vận tải chiếm 6%.

- Biên giới Việt - Trung dài 1150 km chạy qua 156 xã thuộc 31 huyện của 6 tính phía Bắc Việt Nam, trong đó có những vị trí có địa lý kinh tế lợi hại trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Lào Cai là một điển hình. Vùng Tây Nam Trung Quốc rất rộng lớn, khả năng xuất khẩu cũng rất lớn, nhưng lại ở xa các cửa biển của Trung Quốc. Nếu nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, đường biển chỉ còn 600 km, rút ngắn độ dài giao thông gấp 4-5 lần. Như vậy, Lào Cai có thể trở thành đầu cầu cho vùng Tây - Nam vươn ra biển, và do đó, là đầu mối lý tưởng tái xuất hàng của các nước qua Việt Nam và Trung Quốc. (Đương nhiên ưu thế này đã bị mờ nhạt bởi Hiệp định quá cảnh Việt - Trung ký ngày 9- 4-1994 tại Hà Nội: cho phép hàng hóa của CHND Trung Hoa đưa về từ nước thứ ba được qua lãnh thổ Việt Nam, qua các cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai, Móng Cái).

- Hiện tại lực lượng tham gia quan hệ với Việt Nam của phía Trung Quốc còn khá hạn hẹp. Đó là chủ yếu là các công ty cấp tỉnh, huyện của các tỉnh phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam... và thêm một số tỉnh như Quảng Tây, Tứ Xuyên... Số công ty thuộc Bộ kinh tế mậu dịch Trung Quốc quản lý tham gia rất ít.

Mặt khác, các tỉnh giáp Việt Nam tuy có diện tích lớn (gần bằng diện tích Việt Nam), dân số đông (gấp 2,5 lần dân số Việt Nam), nhưng cũng là vùng kinh tế chậm phát triển. Sản xuất công nghiệp chỉ dồi dào ở phần giáp biển Thái Bình Dương của tỉnh Quảng Đông, tuy nhiên, cả chất lượng và số lượng đều thua kém công nghiệp trung ương.

Như vậy, nếu mở rộng và tiến sâu vào quan hệ với lục địa của Trung Quốc, Việt Nam sẽ còn phát huy hơn nữa lợi thế của mình và khai thác hơn nữa lợi thế của Trung Quốc.

6. Các hiệp định và thỏa thuận

Từ sau khi quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc được bình thường hóa (tháng 11/1991), nhất là từ sau khi hai nước ký kết với nhau một số hiệp định về quan hệ biên giới hai nước, về trao đổi thương mại và hợp tác - kỹ thuật giữa hai nước như: Hiệp định mậu dịch giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới, Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định về giao thông vận tải giữa hai nước (đường bộ, hàng không, hàng hải, đường sắt), Hiệp định khuyến khích và đảm bảo đầu tư, Hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định biên giới trên đất liền... thì mối quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước Việt - Trung được mở ra dựa trên cơ sở pháp lý về quy mô và nâng cao về chất lượng.

Dưới đây là một số hiệp định liên quan đến quan hệ kinh tế - thương mại:

1. Hiệp định thương mại

Ký ngày 7/12/1991 tại Bắc Kinh. Hiệp định quy định hai bên buôn bán theo tập quán quốc tế, chỉ áp dụng tối huệ quốc trong hai lĩnh vực thuế hải quan và thủ tục hải quan, việc buôn bán thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa các công ty và các thực thể kinh tế có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (phía Việt Nam: do Bộ thương mại cấp giấy kinh doanh xuất nhập khẩu. Phía Trung Quốc: do Bộ kinh tế và mậu dịch đối ngoại Trung Quốc báo cho Việt Nam biết và thường xuyên nhắc lại. Chỉ có các công ty do Bộ này cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mới có tư cách ký hợp đồng xuất nhập khẩu đối ngoại), hợp đồng ký kết theo tập quán quốc tế, trên cơ sở quốc tế, thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi qua ngân hàng, ngoài buôn bán dùng tiền có thể dùng các dạng buôn bán khác (ví dụ hàng đổi hàng...) nhưng vẫn phải thanh toán qua ngân hàng.

Hoạt động tiếp xúc mậu dịch (triển lãm, quảng cáo...) bên này tiến hành trên đất bên kia phải do các cơ quan chuyên trách về xúc tiến mậu dịch thực hiện.

Ngoài buôn bán xuất nhập khẩu còn buôn bán dân gian với nội dung trao đổi hàng hóa theo truyền thống giữa các cư dân thường trú ở khu vực biên giới hai bên, không mang tính chất kinh doanh, mua bán kiếm lời.

2. Hiệp định hợp tác kinh tế

Hiệp định này ký ngày 14/2/1992 quy định những nguyên tắc chung nhất cho hợp tác kinh tế giữa hai bên trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp hai nước, luật đầu tư nước ngoài của mỗi bên,quy định các hình thức hợp tác như liên doanh, đầu tư, thầu công trình...

3. Hiệp định tạm thời giải quyết các công việc trên vùng biên giới

Ký ngày 7/12/1991 tại Bắc Kinh. Hiệp định quy định về cửa khẩu cho hàng qua lại, trong 21 cặp cửa khẩu chỉ có 7 cửa khẩu quốc gia. Trong 7 cửa khẩu quốc gia, chỉ có 4 cửa khẩu quốc tế là: (Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Lào Cai - Hà Khẩu, Đồng Đăng - Bằng Tường, Móng Cái - Đông Hưng) trong đó Đồng Đăng - Bằng Tường là cửa khẩu đường sắt. Hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước thứ 3 chỉ được qua 4 cửa khẩu này, không được qua các cửa khẩu khác.

4. Hiệp định hàng hải

Ký ngày 8/3/1992 tại Bắc Kinh. Hiệp định hàng hải quy định các nguyên tắc về hợp tác hai bên trong lĩnh vực hàng hải, trong đó có: hai bên cho phép tàu của nước kia vào làm hàng tại các cảng của nước mình như các tầu cá nước khác, theo đúng quy định hiện hành về hàng hải của mình.

5. Hiệp định về quá cảnh hàng hóa

Mới ký tắt 12/1993 chưa ký chính thức. Tại hiệp định này hai bên thỏa thuận đồng ý cho hàng của bên kia được quá cảnh qua đất mình.

Ngoài ra, còn có các hiệp định như:

+ Hiệp định về thanh toán ngân hàng ký 5/1993.

+ Hiệp định về hàng không 5/3/1992.

+ Thỏa thuận phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ký

cuối năm 1992.

+ Biên bản hội đàm giữa hai đoàn chuyên viên thương mại hai nước (7/1993). Biên bản này xác nhận có tình hình buôn bán lộn xộn ở biên giới mà cả hai bên đều không quản lý được và khẳng định cần phải thúc đẩy buôn bán hai nước theo đúng các quy định của hiệp định thương mại đã ký 11/1991.

+ Biên bản hội đàm giữa hai đoàn chuyên viên về thi hành Hiệp định tạm thời giải quyết các công việc trên vùng biên giới (1/1994). Về thương mại, biên bản này xác nhận việc buôn bán của hai bên cần phải được thực hiện theo đúng các quy định của hiệp định thương mại đã ký 11/1991.

+ Thỏa thuận về hỗ trợ và hợp tác và thỏa thuận về hợp tá chống buôn

lậu giữa hải quan hai nước (11/1993).

II. VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1. Đối với Trung Quốc

Xuất phát từ bối cảnh gần, Trung Quốc có thể sử dụng thị trường Việt Nam để giải quyết một phần khó khăn kinh tế - thương mại kỹ thuật của mình bao gồm:

- Tiêu thụ hàng hóa kỹ thuật và chất lượng thấp và trung bình sang Việt Nam, một thị trường lớn gần 80 triệu người và ở gần. Các hàng ấy chủ yếu là các hàng Trung Quốc đang tồn đọng (vật liệu xây dựng, sắt thép thông thường, hóa chất, máy và thiết bị truyền thống chủ yếu là máy động lực cỡ nhỏ, máy nông nghiệp, thiết bị phụ tùng lẻ... và các hàng tiêu dùng).

- Sau khi khôi phục giao lưu buôn bán với Việt Nam, Trung Quốc có thể phát triển được khu vực Tây Nam rộng lớn bao gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Tây.

Trước hết, ta hãy xem xét tình trạng của các tỉnh này:

Vân Nam và Quảng Tây là những vùng xa trung tâm và xa biển (Vân Nam không tiếp giáp với biển), trình độ phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật và mức độ thâm nhập của cải tổ kinh tế tương đối thấp. Do đường vận tải không thuận lợi, Chính phủ trung ương Trung Quốc gặp khó khăn trong việc bảo trợ tích cực cho sự phát triển của hai khu vựcnày.

* Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đang gặp khó khăn kinh tế sau đây:

+ Theo đường lối tự lực cánh sinh, hai tỉnh này phát triển toàn diện các ngành sản xuất công nghiệp. Nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp, nên sản phẩm công nghiệp của họ không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm này, để thu hồi vốn và để đầu tư kỹ thuật mới. Các sản phẩm tương đối thấp này đang bị ứ thừa, gây trở ngại to lớn cho nền kinh tế. Trong đó một số sản phẩm thừa ứ tới mức nghiêm trọng như hóa chất.

+ Lương thực và năng lượng nhìn chung bị thiếu hụt

+ Thiếu một số sản phẩm cần thiết: cao su đối với Quảng Tây (Vân Nam còn trồng được cao su), thủy sản, lương thực, thịt gia súc đối với Quảng Tây.

Nhưng nhìn chung, đối với hai tỉnh này khó khăn chủ yếu là thị trường tiêu thụ hàng chế tạo, hàng công nghiệp nặng và hàng công nghiệp nhẹ.

* Hải Nam là vùng giáp biển, kinh tế đối ngoại, đầu tư nước ngoài rất phát triển. Tuy nhiên bị thiếu nguyên liệu và thiếu thị trường tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp truyền thống chất lượng trung bình và các sản phẩm công nghiệp nhẹ.

Do vậy, từ khi thiết lập lại quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc đã mở được đường thông thương cho các tỉnh này đi ra biển Đông và các nước Đông Nam Á. Hai tỉnh có biên giới chung với Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây, kinh tế đều đã được cải thiện sau khi mở cửa với Việt Nam. Đặc biệt rõ rệt là tỉnh Quảng Tây, nơi 80% kim ngạch thực hiện với Việt Nam là biên mậu, vốn là tỉnh miền núi ở biên giới phía Nam Trung Quốc, kinh tế chưa phát triển, thấp kém và lạc hậu nhiều so với các tỉnh khác trong nội địa, mười năm lại đây kinh tế đã phát đạt lên, nhiều tiềm năng kinh tế được khơi dậy, không còn là đối tượng trợ cấp của nhà nước nữa. Các cửa khẩu của Quảng Tây chất đầy hàng hóa để xuất đi Việt Nam, không những của bản tỉnh, mà còn của các tỉnh khác trở đến, do đó đây còn là các trạm chuyển. Các xí nghiệp hương trấn của Quảng Tây và của một số tỉnh nội địa làm ăn trở nên khấm khá nhờ thị trường mới là Việt Nam.

- Sử dụng Việt Nam làm đường biển cho các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc, chủ yếu là vùng Vân nam và Tây Nam Trung Quốc ở xa biển (như đã nhắc ở trên), lại có dãy Thập Vạn Đại Sơn gây trở ngại lớn cho đường giao thông. Người Pháp trước đây khi bắt đầu chiếm Việt Nam đã thiết lập ngay đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Hải Phòng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Vân Nam sang đất Việt Nam theo phía Trung Quốc ước tính có thể lên tới vài trăm triệu tấn/năm, có hiệu quả kinh tế cao cho Vân Nam, không chỉ là hiệu quả trực tiếp mà cả hiệu quả phát triển lâu dài nhờ thông ra thế giới bằng con đường thuận tiện (trong nhiều năm vùng Vân Nam phải thông qua Mianma để ra Ấn Độ Dương không thuận lợi như đường Lào Cai - Hải Phòng).

- Lấy các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất các địa phương Trung Quốc (quặng các loại, than đá, cao su, dầu thực vật, đay...). Với số lượng có mức độ, tùy theo yêu cầu của các tỉnh và các nguyên liệu dùng cho công nghiệp Trung ương (dầu mỏ, than, điện năng, đất hiếm...). Ngoài ra, còn có thể dùng Việt Nam để cung cấp lương thực, hải sản, thịt và súc vật sống cho vùng Tây Nam (chủ yếu là Vân Nam) để giúp giải quyết khó khăn về cung ứng và vận chuyển (tỉnh Vân Nam để lộ nhu cầu muốn mua mỗi năm tới 4 triệu tấn lúa gạo của Việt Nam).

2. Đối với Việt Nam

- Việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chẳng những phù hợp với đường lối đối ngoại "là bạn với tất cả các nước", mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; Việt Nam chú trọng mối quan hệ với các nước láng giềng nhằm tạo ra môi trường xung quanh hòa bình ổn định, góp phần giữ vững an ninh của đất nước và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới được tiến hành thuận lợi.

- Việt Nam lập lại quan hệ buôn bán với Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp khó khăn nặng nề. Quan hệ với các bạn hàng truyền thống và Liên Xô và các nước Đông Âu gần như bị gián đoạn. Hàng hóa bị thiếu thốn nghiêm trọng. Việc mở cửa buôn bán với nước láng giềng phía Bắc giống như

khai thông dòng chạy bị tắc, mà phía cao là hàng hóa phong phú của nước Trung Quốc đã trải qua 10 cải cách, ào xuống chỗ trũng bên dưới là nước Việt Nam đang thiếu hàng hóa. Buôn bán với Trung Quốc nhanh chóng thể hiện tác dụng tích cực, đặc biệt ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Vùng núi biên giới vốn là điểm đáy của Việt Nam về nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế so với nhiều nước và khu vực trên thế giới, ngày nay đã bớt đói nghèo và hoang vắng. Không ít nơi biết tự phát hiện sức mạnh tiềm tàng, nắm được thời cơ, chủ động tìm lợi thế để phát triển qua con đường buôn bán với Trung Quốc. Nhiều tỉnh biên giới trước đây phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương, song chỉ sau mấy năm mở cửa giao lưu với Trung Quốc, đã phong lưu hẳn lên, không những có đóng góp cho ngân sách Trung ương, mà còn có thêm vốn đầu tư cho xã hội cơ sở hạ tầng; đường xá, phố phường tại các thị trấn cửa khẩu đều to đẹp đàng hoàng hơn trước. Các thị xã, thị trấn như Móng Cái, Đồng Đăng, Lạng Sơn hầu như bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh biên giới, chỉ mấy năm sau đã xây dựng lại, trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất, những nơi trung chuyển hàng hóa quốc tế quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Về đời sống, đa số người dân Việt Nam đều cảm nhận được sự thoải mái, nhẹ nhõm vì có thể mua được nhiều loại hàng tiêu dùng phong phú, mới mẻ, hợp túi tiền. Một bộ phận đáng kể ở các tỉnh biên giới thoát khỏi nghèo đói, do có thêm việc làm, tăng thu nhập nhờ sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Nhờ buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam đã tăng đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu, nhất là các tỉnh ven biển, đã bán được những hàng mà trước đây không bán cho ai, mua được những mặt hàng hợp nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Trong cuộc cạnh tranh với hàng Trung Quốc để sống còn, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã nâng cao được chất lượng, nhanh nhạy, và am hiểu hơn trong quản lý kinh doanh nhờ giao tiếp và vật lộn với giới bạn hàng của nước bạn đã tôi luyện trong cơ chế thị trường trước ta 10 năm.

- Đối với Trung ương và tỉnh:

+ Tăng nguồn thu ngân sách cho Trung ương và địa phương. Thông qua việc trao đổi hàng hóa, các đơn vị, doanh nghiệp đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Trung ương và địa phương qua các khoản nộp thuế. Từ đó, Trung ương và địa phương có điều kiện đầu tư cho xây dựng các hạ tầng, giao thông, bến, bãi, hệ thống điện, thông tin, các công trình phục vụ công cộng ở địa phương, vùng sâu, vùng biên giới tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhịp độ trao đổi mậu dịch giữa hai bên.

+ Bổ sung nguồn hàng hóa nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ, tạo ra thế cạnh tranh cần thiết giữa hàng nội và hàng ngoại, từ đó kích thích sản xuất trong nước hướng theo nhu cầu thị trường và nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cho đến nay các ngành sản xuất xe đạp, quạt máy, xà phòng, sứ vệ sinh của Việt Nam đã lấy lại được uy tín.

+ Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu từ chỗ thu gom sang đầu tư tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, có hiệu quả kinh tế. Cùng với kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu tăng nhanh, nhiều địa phương, nhiều ngành đã quan tâm đến nguồn hàng đầu tư tạo ra nguồn hàng

vững chắc như các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy

sản, tôm, lươn, ba ba, rắn... vùng trồng cây dược liệu và sản xuất tinh dầu...

+ Xuất khẩu được một khối lượng lớn nguồn hàng mà ta đang gặp khó khăn về thị trường và bạn có nhu cầu, đồng thời không quá khắt khe trong quy cách chất lượng. Có thể nói giai đoạn 1991-1994, thông qua mậu dịch biên giới ta đã xuất được một lượng nguyên vật liệu với phẩm cấp khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế như: than đá, cao su, các loại dầu ăn thực vật, hoa quả nhiệt đới, dược liệu...

+ Mở ra ngành du lịch vùng biên từ đó mở rộng các tuyến du lịch trong nước, góp phần thu hút khách du lịch sang Việt Nam, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước.

- Việt Nam có thể tiếp tục tăng cường tranh thủ công nghệ của Trung Quốc:

+ Trình độ sản xuất của Trung Quốc ở một số ngành đã phát triển. Công nghiệp Trung ương đã sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng tương đương tiêu chuẩn quốc tế.

+ Trong các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc nói chung, đã có mặt hàng thiết bị máy móc với tỷ trọng 3%.

Hiện nay đang có khá nhiều các công ty Việt Nam trông chờ vào máy móc, thiết bị của Trung Quốc. Công ty cơ khí Thái Bình đang tiến hành sản xuất loại máy kéo 2 bánh có công suất 8-12 mã lực, sẽ nhập động cơ và hộp số của các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Bắc, với số lượng 1000 máy/năm. Tổng Công ty động lực và máy nông nghiệp Việt Nam đang sản xuất thử loại động lực và máy nông nghiệp Việt Nam đang sản xuất thử loại động cơ nhãn Đông Phong (Trung Quốc sản xuất theo mẫu động cơ Kybota Nhật) 4 xy lanh, công suất 20 mã lực, với số lượng hàng ngàn chiếc một năm. Nhà máy cơ khí Đồng Tháp đang tiến hành sản xuất thử loại máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ cũng cần nhập động cơ công suất khoảng 20-25 mã lực của Trung Quốc. Công nghiệp chế biến đường mía của Việt Nam trong khoảng nhiều năm nữa vẫn phải nhập một số biết thị đặc trưng, có trình độ chính xác cao của Trung Quốc như hệ ly tâm liên tục và gián đoạn, hệ nồi hơi và máy phát điện. Các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng trong tương lai không cần nhập thiết bị toàn bộ của Trung Quốc, nhưng một số thiết bị như: máy nghiền, lò nung, lọc bụi tĩnh điện... vẫn phải nhập của Trung Quốc nhằm sửa chữa, thay thế các nhà máy hiện có. Các loại phụ tùng đặc chủng phục vụ cho ngành xây dựng, y tế, và một số ngành khác vẫn phải tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


Quan hệ kinh tế - thương mại hai nước dần dần được khôi phục và phát triển từ cuối thập niên. Sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao 1991 đến nay, quan hệ kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ hơn bất cứ thời gian nào trước đây.

I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

1. Những đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt -Trung

a. Phát triển nhanh nhưng tốc độ tăng có giảm đi

Từ 1991 đến nay, kim ngạch thương mại chính ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc đa tăng 50 lần, từ 32 triệu đô laMỹ lên đến hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ (năm 1998).

Bảng 1: Thương mại chính ngạch Việt - Trung 1991 - 1998 (triệu đô la Mỹ)


Năm

Thương mại chính ngạch

Tỷ lệ tăng (%)

1991

32,23

340,0

1992

179,07

454,4

1993

398,64

122,6

1994

532,82

34,1

1995

1052,19

97,4

1996

1150,63

9,3

1997

1435,64

24,6

1998

1560,00

8,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - 2

Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy giá trị tuyệt đối tăng mạnh, nhưng tốc độ tăng không đều trong tất cả các năm. Trong những năm đầu thập kỷ 90 kim ngạch giữa hai nước phát triển mạnh tuy có chậm lại trong những năm sau này, nhưng nhìn chung tất cả các năm đều tăng với tốc độ cao. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do:

Một là, nhu cầu hàng hóa của hai nước chính là cơ sở để phát triển thương mại hai nước phát triển. Trong những năm đầu thập kỷ 90 nền kinh tế Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân. Trong bối cảnh đó, hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam. Về phía Trung Quốc, sau hơn một thập kỷ tiến hành cải cách mở cửa, bước vào thập kỷ 90 nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với tổng giá trị hàng hóa ngày càng tăng, đời sống nhân dân ngày một cải thiện. Để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, Trung Quốc còn nhiều nguyên liệu và hàng nông sản. Những mặt hàng này lại

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí