3.3.17. drawingInteraction
Câu hỏi loại này yêu cầu thí sinh dùng một tập hợp các công cụ vẽ cho trước để chỉnh sửa một hình ảnh ảo
3.3.18. uploadInteraction
Câu hỏi lại này yêu cầu thí sinh upload 1 tệp (file) theo yêu cầu
3.3.19. customInterraction
Đây là loại trắc nghiệm mở rộng, là loại câu hỏi trắc nghiệm chưa được định nghĩa trong đặc tả của IMSQTI. Người lập trình có thể thêm những loại câu hỏi mới chưa có trong đặc tả để phù hợp với tình huống cụ thể..
41
CHƯƠNG IV
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Và Ứng Dụng E-Learning Trên Thế Giới
- Cấu Trúc Tổ Chức Bài Thi Và Câu Hỏi
- Trắc nghiệm trực tuyến - 5
- Mô Hình Luồng Dữ Liệu Mức Dưới Đỉnh
- Trắc nghiệm trực tuyến - 8
- Trắc nghiệm trực tuyến - 9
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
4.1. Khảo sát hệ thống
4.1.1. Đặc điểm và cơ cấu hoạt động của khoa CNTT
Ban chủ nhiệm khoa gồm Trưởng khoa và phó khoa. Cơ cấu tổ chức của khoa được phân thành 4 tổ chuyên môn:
- Tổ Hệ thống thông tin
- Tổ Khoa học máy tính
- Tổ Kỹ thuật máy tính và Mạng truyền thông
- Tổ Quản lý phòng máy
Khoa quản lý sinh viên theo khóa học, mỗi khóa học có nhiều lớp học và mỗi lớp học có nhiều sinh viên.
Việc ra đề thi được thực hiện như sau: Mỗi giáo viên có thể dạy 1 hay nhiều môn ở 1 hay nhiều lớp. Đến kỳ thi, giáo viên sẽ ra đề thi và nộp cho trưởng bộ môn (nội dung đề thi theo chương trình môn học chung). Trưởng bộ môn sẽ lấy ngẫu nhiên đề thi trong danh sách đề thi giáo viên đã nộp để làm đề thi chính thức.
4.1.2. Cách tổ chức và lưu trữ thông tin
Mọi thông tin về học sinh và giáo viên đều được lưu trữ trong máy tính. Thông tin được lưu trữ và sắp xếp theo khóa học và theo mã. Giáo vụ chịu trách nhiệm nhập và kiểm soát dữ liệu.
* Thông tin đầu vào
Thông tin đầu vào của hệ thống gồm: thông tin của giáo viên, thông tin của sinh viên, ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi.
- Thông tin của giáo viên gồm: mã giáo viên, mật khẩu, họ tên, chuyên môn, học vị.
- Thông tin của sinh viên bao gồm: mã sinh viên, mật khẩu, họ tên, email.
* Thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra của hệ thống là kết quả học tập, bảng điểm của sinh
viên.
Kết quả học tập của sinh viên dựa vào điểm của các bài thi. Sau mỗi kỳ
thi, kết quả học tập của sinh viên được lưu lại tổng hợp, đánh giá.
4.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống cũ và giải pháp khắc phục
4.2.1. Một số hạn chế của hệ thống cũ
Đề thi trắc nghiệm chủ yếu bằng giấy và mới chỉ dừng lại ở 1 môn. Ngân hàng câu hỏi còn hạn chế. Việc lưu trữ thông tin về các kỳ thi còn khó khăn. Chưa có một hệ thống quản lý việc ra đề thi một cách hoàn chỉnh: từ người quản lý – giáo viên – sinh viên.
Ngân hàng câu hỏi chưa phong phú, đề thi còn trùng lặp nhỉều dẫn đến việc nhìn hỏi bài, gây mất tính nghiêm túc trong quá trình thi cử.
4.2.2. Giải pháp khắc phục hệ thống cũ
- Xây dựng một chương trình quản lý việc phân quyền toàn bộ bằng máy tính, vừa nhanh, vừa hiệu quả và ít tốn kém.
- Xây dựng trang phân công giảng dạy cho giáo viên.
- Xây dựng trang cập nhật dữ liệu về số lượng và nội dung của câu hỏi. Giáo viên có thể lấy câu hỏi từ nguồn hoặc tự soạn câu hỏi, hoặc thay đổi cho đề thi khác nhau.
- Khi sinh viên làm bài, hệ thống có chức năng tính thời gian để đảm bảo thời gian thi của đề được tuân thủ chặt chẽ.
- Tất cả thông tin về giáo viên và học sinh đều được bảo mật.
4.3. Phân tích hệ thống
Hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến TESTONLINE là một hệ thống được phân quyền theo từng đối tượng. Mỗi đối tượng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
- Admin là người quản lý hệ thống. Khi đăng nhập vào hệ thống, Admin sẽ có quyền quản lý thông tin của giáo viên và sinh viên, tìm kiếm thông tin, cập nhật cơ sở dữ liệu của hệ thống.
- Giáo viên: Khi đăng nhập vào hệ thống sẽ có các quyền sau:
+ Quản lý thông tin của sinh viên
+ Cấu hình bài thi
- Sinh viên: khi đăng nhập vào hệ thống sẽ có các quyền:
+ Làm bài thi.
+ Xem kết quả
Các chức năng của hệ thống:
- Chức năng quản lý câu hỏi:
+ Thêm câu hỏi
+ Sửa câu hỏi
+ Xóa câu hỏi.
- Chức năng quản lý đề thi:
+ Sinh đề thi
+ Tính điểm
- Chức năng quản lý thí sinh:
+ Đăng ký thành viên
+ Thi thử
+ Thi thật
+ Bổ sung câu hỏi
- Chức năng quản lý giáo viên:
+ Bổ sung giáo viên
+ Sửa đổi thông tin về giáo viên
+ Phân công giáo viên phụ trách các môn học
- Chức năng quản lý môn học:
+ Bổ sung môn học
+ Sửa môn học
+ Xóa các môn học
+ Tổ chức nội dung môn học
- Quản lý điểm:
+ Cập nhật điểm của thí sinh
+ Xem điểm thi
4.4. Sơ đồ phân cấp chức năng
4.4.1. Chức năng quản lý câu hỏi
THÊM
SỬA
XÓA
QUẢN LÝ CÂU HỎI
Giáo viên phụ trách môn học nào sẽ được quyền thêm, sửa hoặc xóa câu hỏi trong môn mà mình phụ trách.
4.4.2. Chức năng quản lý đề thi
SINH ĐỀ
TÍNH ĐIỂM
QUẢN LÝ CÂU HỎI
Sau khi thí sinh lựa chọn một môn học, chương trình sẽ tự động sinh ra 1 đề thi được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Sau khi hoàn thành xong
bài thi, chương trình sẽ có chức năng tự động tính điểm theo đáp án có sẵn. Điểm của thí sinh sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu để thuận tiện cho công việc thống kê kết quả của thí sinh sau này.
4.4.3. Chức năng quản lý thí sinh
ĐĂNG KÝ
THÀNH VIÊN
THI THỬ
THI THẬT
BỔ SUNG
CÂU HỎI
QUẢN LÝ THÍ SINH
Chức năng có nhiệm vụ quản lý các thí sinh thông qua mã sinh viên khi đăng ký làm thành viên. Khi đăng ký thành công, hệ thống sẽ cấp phát cho mỗi thí sinh một tài khoản. Tài khoản này chỉ được cấp phát một lần cho mỗi mã sinh viên.
Thí sinh đang nhập vào hệ thống thông qua tên đăng nhập (username) và mật khẩu (password) đã đăng ký.
Với mỗi môn học, thí sinh được thi thử 2 lần và 1 lần thi thật. Kết quả thi thử sẽ hiện ngay trên màn hình và kết quả thi thật sẽ được hiện lên màn hình và lưu lại trong cơ sở dữ liệu.
Sinh viên có thể bổ sung các câu hỏi cho ngân hàng câu hỏi, Tuy nhiêm, để đảm bảo độ chính xác, của câu hỏi đó sẽ được lựa chọn bởi giáo viên phụ trách môn học
4.4.4. Chức năng quản lý giáo viên
Chức năng này cho phép bổ sung, sửa đổi thông tin về giáo viên và phân công giáo viên phụ trách các môn học.
BỔ SUNG
SỬA
P.CÔNG
XÓA
QUẢN LÝ GIÁO VIÊN
4.4.5. Chức năng quản lý môn học
Chức năng cho phép thực hiện việc bổ sung, sửa hay xóa các môn học trong hệ thống.
THÊM
SỬA
XÓA
TỔ CHỨC NDMH
QUẢN LÝ MÔN HỌC
Ngoài ra, hệ thống còn cho phép giáo viên tổ chức nội dung của một môn học theo từng chương, mục của chương trình.
THÊM ĐỀ
MỤC
SỬA ĐỀ
MỤC
XÓA ĐỀ
MỤC
TỔ CHỨC N.DUNG CÂU HỎI
4.4.6. Quản lý điểm
Thực hiện việc cập nhật điểm của thí sinh. Ngoài ra, nó còn cho phép sinh viên xem điểm thi của mình.
CẬP NHẬT
XEM ĐIỂM
QUẢN LÝ ĐIỂM
4.5. Mô hình luồng dữ liệu
4.5.1. Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh
Đề thi thử, thật
Yêu cầu thi thử, thi thật
Trắc
Đăng nhập Y/cầu xem điểm
Điểm
1.1.5.
1.1.6. Admin
1.1.1.
1.1.2. Thí sinh
1.1.3.
1.1.4. Giáo viên