Trắc nghiệm trực tuyến - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------------------


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN


NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÃ SỐ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.


LÊ ANH THẮNG

Trắc nghiệm trực tuyến - 1


Người hướng dẫn khoa học: TS. QUÁCH TUẤN NGỌC


HÀ NỘI 2006


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG. 3

DANH SÁCH CÁC HÌNH 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 6

1.1. Tổng quan về e-Learning 6

1.1.1. Khái niệm e-Learning 7

1.1.2. Một số hình thức e-Learning 9

1.1.3. Vài nét về lịch sử e-Learning 10

1.1.4. Lợi ích của e-Learning: 11

1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning trên thế giới 18

1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning ở Việt Nam 20

1.4. Xu hướng chung về trắc nghiệm trực tuyến. 22

1.5. Lý do chọn đề tài 22

CHƯƠNG II: CHUẨN TRẮC NGHIỆM VÀ ĐẶC TẢ IMSQTI 23

2.1. Lịch sử các phiên bản IMSQTI 24

2.2. Cấu trúc tổ chức bài thi và câu hỏi 26

2.2.1. Cấu trúc chung 26

2.2.2. Assessment 26

2.2.3. Section 26

2.2.4. AssessmentItem 26

CHƯƠNG III: PHÂN LOẠI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 27

3.1. Sơ đồ lớp interaction 27

3.2. Sơ đồ lớp choice 27

3.3. Các loại câu hỏi phân loại theo interaction 28

3.3.1. choiceInteraction 28

3.3.2. orderInteraction 29

3.3.3. associateInteraction 29

3.3.4. matchInteraction 30

3.3.5. gapMatchInteraction 30

3.3.6. inlineChoiceInteraction 31

3.3.7. textEntryInteraction 31

3.3.8. extendedTextInteraction 32

3.3.9. hottextInteraction 32

3.3.10. hotspotInteraction 33

3.3.11. selectPointInteraction 34

3.3.12. graphicOrderInteraction 35

3.3.13. graphicAssociateInteraction 36

3.3.14. graphicGapMatchInteraction 37

3.3.15. positionObjectInteraction 38

3.3.16. sliderInteraction. 39

3.3.17. drawingInteraction 40

3.3.18. uploadInteraction. 40

3.3.19. customInterraction 40

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 41

4.1. Khảo sát hệ thống 41

4.1.1. Đặc điểm và cơ cấu hoạt động của khoa CNTT 41

4.1.2. Cách tổ chức và lưu trữ thông tin 41

4.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống cũ và giải pháp khắc phục 42 4.2.1. Một số hạn chế của hệ thống cũ 42

4.2.2. Giải pháp khắc phục hệ thống cũ 42

4.3. Phân tích hệ thống 42

4.4. Sơ đồ phân cấp chức năng. 44

4.4.1. Chức năng quản lý câu hỏi 44

4.4.2. Chức năng quản lý đề thi 44

4.4.3. Chức năng quản lý thí sinh 45

4.4.4. Chức năng quản lý giáo viên 45

4.4.5. Chức năng quản lý môn học 46

4.4.6. Quản lý điểm 47

4.5. Mô hình luồng dữ liệu 47

4.5.1. Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh 47

4.5.2. Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh 48

4.5.3. Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 49

CHƯƠNG V: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 53

5.1. Mô hình thực thể liên kết 53

5.1.1. Các thực thể 53

5.1.2. Mô hình thực thể liên kết 61

5.2. Giới thiệu về TESTONLINE 62

5.2.1. Những lợi ích của TESTONLINE 62

5.2.2. Những điểm mới của hệ thống: 63

5.2.3. Kiến trúc hệ thống TESTONLINE 63

5.3. Giao diện chương trình và một số Form 64

5.3.1. Form trang chủ: trangchu.asp 64

5.3.2. Form dành cho thành viên: 64

5.3.3. Form dành cho người quản trị 69

5.3.4. Form dành cho giáo viên 71

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 75

6.1. Kết luận 75

6.2. Những nghiên cứu tiếp theo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ưu điểm và nhược điểm của e-Learning đối với cơ sở đào tạo…..13 Bảng 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của e-Learning đối với người học 14

Bảng 1.3. Các phương thức đào tạo 16

Bảng 5.1. Bảng cơ sở dữ liệu: CAUHOI 53

Bảng 5.2. Bảng cơ sở dữ liệu: PHUONGAN 53

Bảng 5.3. Bảng cơ sở dữ liệu: MONHOC 54

Bảng 5.4. Bảng cơ sở dữ liệu: DETHI 54

Bảng 5.5. Bảng cơ sở dữ liệu: GIAOVIEN 55

Bảng 5.6. Bảng cơ sở dữ liệu: PHUTRACH 55

Bảng 5.7. Bảng cơ sở dữ liệu: MUCLUC 55

Bảng 5.8. Bảng cơ sở dữ liệu: THUOCTINHCAUHOI 56

Bảng 5.9. Bảng cơ sở dữ liệu: DULIEUCAUHOI 57

Bảng 5.10. Bảng cơ sở dữ liệu: DULIEUPHUONGAN 57

Bảng 5.11. Bảng cơ sở dữ liệu: NGUOISUDUNG 58

Bảng 5.12. Bảng cơ sở dữ liệu: HOCVIEN… 58

Bảng 5.13. Bảng cơ sở dữ liệu: KETQUATHI… 59

Bảng 5.14. Bảng cơ sở dữ liệu: CHUYENMON… 59

Bảng 5.15. Bảng cơ sở dữ liệu: HOCVI… 59

Bảng 5.16. Bảng cơ sở dữ liệu: KIEMTRA… 60

Bảng 5.17. Bảng cơ sở dữ liệu: LANTHI 60

Bảng 5.18. Bảng cơ sở dữ liệu: GOPY 61


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình e-Learning 7

Hình 1.2: Ba cấp độ tổ chức thực hiện e-Learning 9

Hình 2.1 Vai trò các thành phần tham gia sử dụng đặc tả IMSQTI 24

Hình 2.2 Cấu trúc tổ chức bài thi 25

Hình 3.1: Sơ đồ lớp interaction 26

Hình 3.2: Sơ đồ lớp choice 26

Hình 3.3: Câu hỏi choiceInteraction với 1 lựa chọn đúng 27

Hình 3.4: Câu hỏi choiceInteraction với nhiều lựa chọn đúng 27

Hình 3.5: Câu hỏi orderInteraction 28

Hình 3.6 Câu hỏi associateInteraction 28

Hình 3.7: Câu hỏi matchInteraction 29

Hình 3.8: Câu hỏi gapMatchInteraction 29

Hình 3.9: Câu hỏi inlineChoiceInteraction 30

Hình 3.10: Câu hỏi textEntryInteraction 30

Hình 3.11: Câu hỏi extendedTextInteraction 31

Hình 3.12: Câu hỏi hottextInteraction 31

Hình 3.13: Câu hỏi hotspotInteraction 32

Hình 3.14: Câu hỏi selectPointInteraction 33

Hình 3.15: Câu hỏi graphicOrderInteraction 34

Hình 3.16: Câu hỏi graphicAssociateInteraction 35

Hình 3.17 Câu hỏi graphicGapMatchInteraction 36

Hình 3.18: Câu hỏi positionObjectInteraction 37

Hình 3.19: Câu hỏi sliderInteraction 37

Hình 5.1: Mô hình thực thể liên kết 60

Hình 5.2: Trang chủ của chương trình 62

Hình 5.3: Form đăng ký thành viên 64

Hình 5.4: Form trang chủ của học viên 64

Hình 5.5: Form lựa chọn môn thi của thí sinh 64

Hình 5.6: Form làm bài của thí sinh 64

Hình 5.7: Form thông báo kết quả 65

Hình 5.8: Form học viên bổ xung câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi 65

Hình 5.9: Form soạn thảo câu hỏi bổ sung 66

Hình 5.10: Form xem điểm của học viên 66

Hình 5.11: Form trang chủ của người quản trị 67

Hình 5.12: Form thêm môn học mới 67

Hình 5.13: Form xem điểm các thí sinh theo từng môn học 68

Hình 5.14: Phân công giáo viên phụ trách môn 68

Hình 5.15: Form bổ sung giáo viên 69

Hình 5.16: Form trang chủ của giáo viên 69

Hình 5.17: Thay đổi cấu trúc chương trình của môn học 70

Hình 5.18: Giáo viên tuyển chọn các câu hỏi do học viên đưa ra 70

Hình 5.19: Giáo viên lựa chọn các loại câu hỏi cần bổ sung 71

Hình 5.20: Form sửa đổi nội dung câu hỏi của giáo viên 71

Hình 5.21: Form chỉnh sửa câu hỏi, tạo đề thi 72

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về e-Learning

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. e-Learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.

e-Learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của e-Learning. Điều này sẽ đặc biệt có ích cho những người mới tham gia tìm hiểu lĩnh vực này.

Nhiều nhà chuyên môn cho rằng e-Learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỉ 21. Theo ông Keith Holtham, Giám đốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Intel), e-Learning căn bản dựa trên công nghệ mạng ngang hàng (P2P). Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khóa học qua mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng máy tính. Ưu điểm nổi trội của e- Learning so với các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức (learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. e-Learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình này cho phép học viên cũng như


nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối mạng mà không cần phải đến trường.

Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào e- Learning. Năm 2000, thị trường này đã đạt doanh số 2,2 tỉ · USD. Ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mĩ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, năm 2003, thế giới thiếu khoảng 1,45 triệu chuyên gia mạng, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực này ngày càng lớn cùng với mức độ phức tạp xung quanh việc thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong nền kinh tế Internet. Chính vì vậy, e-Learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học.

1.1.1. Khái niệm e-Learning

e-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về e-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, e-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Theo quan điểm hiện đại, e-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…

Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 16/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí