Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 19


-Khi cần thiết dùng các loại thuốc BVTV như: dầu nhờn, nước Ozon, Lannate, Permethrin, Vertimex...

b) Nhện đỏ:


Nhện thường hại nặng trong mùa nắng.


-Quản lý bằng biện pháp IPM.


-Khi cần thiết dùng các loại thuốc BVTV như: Kumulus, Selecron, Comite, Nissorum, dầu nhem, nước Ozon...

c) Rệp sáp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.


Rệp thường xuất hiện quanh năm, hại nặng trong mùa nắng lúc quả trắng trái trở đi.

-Quản lý bằng biện pháp IPM.


-Khi cần thiết dùng các loại thuốc BVTV như: nước Ozonj Supracide, Admire, Lannate, Actara.

d) Tuyển trùng hại rễ:


Tuyến trùng hại quanh năm làm giảm chất lượng quả nho và cây sinh trưởng kém, giảm năng suất đáng kể.

-Quản lý bằng biện pháp IPM, thay giống kháng.


-Khi cần thiết dùng các loại thuốc BVTV như: Sincosin + Agropam, Mocap, Mefutox...


3 Nội dung dự án a quy mô dự án Đến năm 2005 diện tích nho 2 580 ha trong 1


3. Nội dung dự án:

a. quy mô dự án:

-Đến năm 2005: diện tích nho: 2.580 ha trong đó giống nho mới 500 ha, sản lượng 47.600tấn.

- Đến năm 2010: diện tích nho: 3.200 ha trong đó giống nho mới 1.000 ha, sản lượng 65.000tấn.

b. Phân bổ địa bàn cụ thể như sau:

- Năm 2005:

+ Ninh Phước: 1.960 ha, nho giống mới: 280 ha

+ Phan rang-Tháp chàm: 500 ha, nho giống mới: 150 ha

+ Ninh Hải: 100 ha, nho giống mới: 40 ha

+ Ninh Sơn: 100 ha, nho giống mới: 30 ha

- Năm 2010:

+ Ninh Phước: 2.500 ha, nho giống mới: 700 ha

+ Phan rang-Tháp chàm: 500 ha, nho giống mói: 200 ha

+ Ninh Hải: 100 ha, nho giống mới: 60 ha

+ Ninh Sơn: 100 ha, nhọ giống mới: 40 ha

c. Phân vùng trồng nho:

Tập trung trên đất thích nghi nhọ S1, S2, S3 không bị trũng ngập úng, tập trung chu yếu là Ninh Phước, Phan rang Tháp Chàm, một ít ở Ninh Sơn và Ninh Hải.

d. Hình thức tổ chức sản xuất:

Hộ gia đình, kinh tế trang trại theo kế hoạch phân bổ hàng năm đã được phân bổ.

e. Phương thức tiêu thụ sản phẩm nho:

Thông qua tổ chức Hiệp hội trồng nho ký hợp đồng với các tổ chức tiêu thụ nho, Hiệp hội cây ăn quả Việt Nam và các Công ty thựơng mại thành phố HGM, thông qua hợp đồng các doanh nghiệp với người trồng nho.

4. Nguồn vốn đầu tư:

a. Tổng vốn đầu tư: 569,73 tỷ đồng

- Giai đoạn 2002-2005: 296,58 tỷ đồng

- Giai đoạn 2006-2010: 273,15 tỷ đồng

b. Nguồn vốn đầu tư:

- Chương trình giống quốc gia (thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT) phê duyệt 9,69 tỷ

đồng.


-Vốn khoa học kỹ thuật tỉnh: 2,3 tỷ đồng

-Vốn vay xây dựng cơ sở chế biến: 47 tỷ đồng

-Vốn của dân: 510,74 tỷ đồng


định phục vụ cho các nhà máy chế biến bảo quản nho cung cấp thị trưc trong 2


định phục vụ cho các nhà máy chế biến bảo quản nho cung cấp thị trưc trong 3


định phục vụ cho các nhà máy chế biến, bảo quản nho cung cấp thị trưc trong thời gian tới.

- Tạo sự chuyển địch về cơ cấu cây trồng, gắn với việc phát huy hiệu quả của công trình hồ Lòng Sông, tạo việc làm cho 3.000 lao động nông nghiệp: tại địa phương, tăng thu nhập để nâng cao mức sống cho nông dân, xoá hộ giảm hộ nghèo. Nâng cao kiến thức và trình độ canh tác cây nho thông qua chương trình đào tạo kỹ thuật ghép cành, chọn giống, phòng trừ sâu bệnh khuyến nông.

- Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, lao động; tăng lợi ích kinh tế và hiệu quả xã hội thông qua dự án phát triển nho và đầu tư nhà máy chế biến rượu vang và các sản phẩm từ nho trong thời gian tới.

- Chuyển dịch một số diện tích đất sản xuất của các cây trồng như hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong đó, diện tích đất lúa 2 vụ chuyển 352 ha, đất lúa 1 vụ chuyển 49 ha, đất màu và cây công nghiệp 294 ha và đất khác 20 ha.

- Năng suất bình quân đạt 212 tạ/ha, sản lượng nho toàn huyện là 21tấn.

V. Một số giải pháp:

1. Khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích nho giống mới:

- Tăng cường các hoạt động tư vấn, chuyển giao giống mới, đào tạo kỹ thuật để năm 2005 đạt trên 50% diện tích trồng giống nho mới trên toàn huyện

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Tỉnh về chuyể cơ cấu cây trồng đến các hộ gia đình có quỹ đất đang canh tác các loại cây trồng khác có hiệu quả thấp để chuyển sang trồng nho giống mới.

- Có chủ trương để giải quyết nhu cầu trụ nho cho dân mở rộng diện tích.

2. Kêu gọi dự án đầu tư mới:

- Kêu gọi dự án đầu tư trồng nho và chế biến rượu và các sản phẩm nho với quy mô tập trung theo mô hình trang trại.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nho quả.

3. Giải pháp về chính sách:

a. Đất đai:

+ Đẩy nhanh hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lâu dài cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, đồng thời có thể sử dụng thếu chấp vay vốn đầu tư trồng nho.

+ Có kế hoạch khai hoang cấp đất cho các dự án tái định cư, định cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới để khai thác những vùng đất chưa sử dụng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để bố trí phát triển cây nho.


+ Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai để kêu gọi các dự án đầu tư trồng nho, thông báo các chủ trương, chính sách của Trung ương và Tỉnh quy định về đầu tư và ưu đãi đầu tư.

b. Chính sách hỗ trợ vốn:

+ Nhà nước hoặc các tổ chức phi Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm về công tác nhập nội, tuyển chọn giống, nhân giống nho có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất.

+ Nhà nước và các tổ chức sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn phần cho các mô hình khảo nghiệm, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng nho cho nông dân.

+ Giải quyết cho dân vay vốn trung hạn để trồng nho (tối thiểu 50 triệu đồng /ha), có hỗ trợ lãi suất trong năm đầu. Đối với những hộ đã trồng giống nho cũ hết chu kỳ sản xuất cần thay thế bằng giống mới cũng được giải quyết cho vay.

+ Hỗ trợ lãi suất cho dân vay vốn mua máy móc thiết bị phục vụ bơm tưới, chăm sóc vườn nho theo chủ trương, chính sách của UBND Tỉnh đã ban hành tại Quyết định 45/QĐ-CT.UBBT ngày 19/6/2003 .

c. Chính sách hỗ trợ giá giống:

Thực hiện chính sách hỗ trợ giá giống đối với người trồng nho giống mới Tỉnh đã ban hành.

4. Giải pháp về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật:

- Trại giống Nho Vĩnh Hảo - thuộc Trung tâm SEDEC Bình Thuận là đơn vị chủ lực thực hiện công tác nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật để giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu phát triển cây nho trên địa bàn.

- Hướng tới công tác chuyển giao công nghệ ghép giống cho kỹ thuật viên là nông dân.

- Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật hàng năm bố trí các lớp tập huấn, chuyển giao mô hình kỹ thuật về cây nho trên địa bàn, trong đó chú trọng hướng dẫn các biện pháp tổng hợp để bảo vệ cây trồng; sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh an toàn, hiệu quả.

5. Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng:

- Tập trung hoàn thành công trình hồ chứa nước Lòng Sông do Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư, trong đó vốn kết dư do đấu thầu giảm được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép đầu tư bao gồm cả tu sửa đập Tuy Tịnh, công trình trên kênh, kênh cấp 1 và đường giao thông từ Liên Hương đến hồ đầu mối chứa nước Lòng Sông.


- Bố trí kinh phí thi công nối tuyến kênh tiếp nước từ hồ chứa nước Lòng Sông đến hồ Đá Bạc để điều tiết nước lượng nước phục vụ tưới cho khu vực Vĩnh Hảo. Tiếp tục kiên cố hóa các hệ thống kênh tưới và tu sửa các đập thủy lợi nhỏ để phục vụ tưới.

6. Xây dựng nâng cấp các trạm, trại nghiên cứu, cung ứng giống, công nghệ bảo quản quả, chế biến:

- Đầu tư nâng cấp và mở rộng Trại giống Nho Vĩnh Hảo nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương tưới trong vườn nho, phổ biến quy trình kỹ thuật canh tác nho cho các tổ chức và hộ gia đình trồng nho.

- Tiếp tục công tác nghiên cứu giống và khảo nghiệm giống nho. Chọn lọc tập đoàn giống để thường xuyên đưa ra đại trà các loại giống mới có ưu thế.

- Nghiên cứu và phổ biến công nghệ bảo quản qủa nho cho nông dân để tăng giá trị sản phẩm trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ.

- Liên kết với các cơ sở chế biến rượu mật nho, vang nho để hướng dẫn và giúp đỡ nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

7. Giải pháp về mô hình tổ chức sản xuất: phát triển kinh tế trang trại, thành lập hiệp hội:

- Khuyển khích các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư trồng nho theo mô hình kinh tế trang trại hoặc đầu tư vốn cho các hộ gia đình mở rộng diện tích trồng nho, thu mua sản phẩm đưa vào chế biến.

- Tổ chức thành tổ hợp tác hoặc hiệp hội sản xuất, chế biến nho để liên kết các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

- Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, tiêu thụ nho trên địa bàn.

8. Giải pháp về tiêu thụ, thị trường (đăng ký thương hiệu sản phẩm):

- Trung tâm SEDEC là đầu mối phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT giúp đỡ và hướng dẫn cho các nhóm hộ, Câu lạc bộ, tổ hợp tác đăng ký thương hiệu sản phẩm, tạo cho khách hàng biết đến sản phẩm của địa phương.

- Các Sở, Ban, Ngành chức năng của Tỉnh có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ Trung tâm SEDEC Bình Thuận trong việc đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa, nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản nho tươi và chế biến sản phẩm nho khô, rượu vang nho trong thời gian tới.

VI. Tiến độ đầu tư dự án:

Chia thành 2 giai đoạn: năm 2005; từ năm 2006 - 2010.

VII. Vốn và nguồn vốn đầu tư:

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí