Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn - 2

một số biểu hiện được nhận thấy rời rạc như các nguyên âm đầu âm môi răng /v/ thành một âm xát hai môi [β], /r/ thành một âm tắc tiền thanh hầu hoá [/ʔr/].

3.3.1 Giao thoa thanh điệu tiếng Việt của người Khmer song ngữ.

Do hệ thống âm vị tiếng Khmer khá phong phú và có gần như đầy đủ các âm vị cần cho tiếng Việt (phương ngữ Nam Bộ), kết quả giao thoa của tiếng Khmer lên tiếng Việt chủ yếu nằm ở hệ thống thanh điệu. Nghiên cứu giao thoa thành điệu được thực hiện theo hai hướng: so sánh F0 và nghiên cứu thẩm âm.

Với số lượng lỗi thống kê gồm 475 lỗi, hai loại lỗi đã được xác định là lỗi cố hữu và lỗi chu cảnh. Thống kê cho thấy các lỗi phát âm phân bổ theo các thanh (phương ngữ Nam Bộ) gồm: Ngang (15%), Huyền (8%), Hỏi và ngã (24%), Sắc (42%) và Nặng (11%).

Cụ thể, các thanh được mô tả sự biến đổi như sau:

- Thanh ngang của người Khmer có khuynh hướng biến thành một thanh có âm vực cao hơn bình thường, gần như là một thanh sắc, ít gãy;

- Thanh huyền cũng có khuynh hướng được nâng cao hơn để thành một thanh ngang về mặt cao độ.

- Thanh hỏi/ngã, vốn có đường nét gấp khúc, có khuynh hướng biến thành một thanh có âm vực thấp, đi xuống giống như thanh nặng của phương ngữ Nam Bộ.

- Thanh sắc của người Khmer song ngữ có hai khuynh hướng rõ nét là ít cong hơn và có âm vực thấp hơn, gần giống như thanh ngang của phương ngữ Nam Bộ. Khi kết hợp với các âm tắc vô thanh, thanh sắc được ứng xử giống như thanh hỏi/ngã, nghĩa là có cao độ thấp và đi xuống nhanh.

- Thanh nặng của người Khmer nói tiếng Việt lại nâng cao độ lên giống như thanh ngang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 18 trang tài liệu này.

3.3.2 Lỗi chính tả của học sinh Khmer

Về việc thu thập tư liệu được tiến hành trên các tập vở viết của 100 học sinh người Khmer gồm 3 cấp lớp: lớp 3 (40 em), 4 (38 em), 5 (32 em) tại trường tiểu học Tập Sơn, điểm trường Ấp Ba Tây A, nơi tập trung đông học sinh Khmer.

Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn - 2

Kết quả khảo sát cho thấy lỗi chính tả của học sinh tiểu học và trung học cơ sở nằm ở các loại sau:

Loại 1 - Lỗi phương ngữ có nguyên nhân từ vấn đề phương ngữ của tiếng Việt gây nên.

Loại 2 - Lỗi quên dấu gồm 211/528 số lỗi chính tả khác, là những lỗi không viết dấu, trong đó không thể phân biệt được là do quên viết dấu hoặc do ảnh hưởng của giao thoa thanh điệu.

Loại 3 - Lỗi giao thoa chỉ xuất hiện ở học sinh Khmer mà không xuất hiện ở học sinh Việt.

3.4 Tiểu kết chương

Qua nội dung chương 3, một số đặc điểm của song ngữ KV được khẳng định hay rõ hơn nữa: tính chất phát triển tự nhiên, tính chất bình đẳng, chiều sâu và tính chất bổ sung của song ngữ KV.

Chương 4: Một số vấn đề chính sách và giáo dục song ngữ KV ở ĐBSCL

4.1 Chính sách ngôn ngữ đối với dân tộc Khmer

4.1.1 Tình hình nghiên cứu và chính sách ngôn ngữ dân tộc ở VN

4.1.1.1 Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam

Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam đã từng được nghiên cứu từ nhiều góc độ, và tập trung các vấn đề như: nghiên cứu các đặc điểm của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (nguồn gốc, phân nhánh các ngôn ngữ, các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương ngữ, xu hướng biến đổi), nghiên cứu phân tích và phát triển chữ viết của các dân tộc, xây dựng từ điển tiếng dân tộc, nghiên cứu khảo sát tình hình tiếp xúc ngôn ngữ giữa các ngôn ngữ thiểu số hoặc giữa ngôn ngữ dân tộc thiểu số và tiếng Việt và những biến đổi của các ngôn ngữ trong tiếp xúc, nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số và việc giảng dạy ngôn ngữ dân tộc thiểu số, nghiên cứu các chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, nghiên cứu bảo tồn các ngôn ngữ nguy cấp.

4.1.1.2 Chính sách ngôn ngữ của Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số

Có thể thấy điều này qua nhiều văn bản khác nhau được sắp xếp theo thời gian như 1930 (Cương lĩnh Đảng CSVN), 1946, 1951, 1960, 1980 ( Hiến pháp), 1991 (Luật Phổ cập giáo dục tiểu học), 1992 (Hiến pháp), 1998 (Luật Phổ cập giáo dục tiểu học). Ngoài ra, các chỉ thị, chính sách của Đảng và chính phủ về các vấn đề khác nhau của tiếng dân tộc.

4.1.2 Chính sách ngôn ngữ cho vùng song ngữ KV

Đối với dân tộc Khmer, nhiều các thông tư, chỉ thị, quyết định bao gồm: Chỉ thị 16-CT/TW (15/5/1978) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 633/QĐ (16/5/1980) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị 117/Ct/TW (29/9/1981) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chỉ thị 68-CT/TW (18/4/1991) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thông tư số 01/TT (03/2/1997) của Bộ Giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 14/2003/CT-TTg (5/6/2003) của Thủ tướng chính phủ; Quyết định 26/2008/QĐ- TTg (05/02/2008) của Thủ tướng chính phủ

4.1.2.1 Vị thế của tiếng Việt: Tiếng Việt thể hiện nhiều vị thế khác nhau:

- Vị thế “tiếng và chữ phổ thông” của tiếng Việt. Có thể thấy rõ vị thế này trong Quyết định của Hội đồng Chính phủ (số 53-CP ngày 22/02/1980)

- Vị thế “ngôn ngữ chính thức” của tiếng Việt trong giáo dục trong Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (06/8/1991)

- Về vị thế “ngôn ngữ quốc gia”, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ý thức rõ rằng "những nhu cầu về kinh tế sẽ tự quyết định ra một ngôn ngữ chung cho toàn quốc” (Mác, Ăngghen, Lênin bàn về ngôn ngữ (1962), NXB Sự thật, Hà Nội., tr. 95). Vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt ngày càng được khẳng định qua vai trò của tiếng Việt trong lịch sử và trong hiện tại, và trong sự nhìn nhận của thế giới (chẳng hạn qua Wikipedia).

4.1.2.2 Vị thế của tiếng Khmer

Tiếng Khmer cũng có vị thế là một ngôn ngữ mẹ đẻ, được sử dụng trong giao tiếp gia đình, giao tiếp cộng động đồng hàng xóm. Tiếng Khmer ở Việt Nam là một ngôn ngữ có sức sống mạnh, được thể hiện ở những đặc điểm về môi trường, tôn giáo, văn học và trong mối quan hệ với tiếng Việt.

4.1.2.3 Cải thiện tình hình song ngữ KV

Việc cải thiện tình hình song ngữ nằm ở những mục tiêu cụ thể như: nâng cao khả năng song ngữ của tiếng Việt và tiếng Khmer của người Khmer song ngữ; củng cố các chức năng giao tiếp của tiếng Việt và tiếng Khmer trong cộng đồng song ngữ; hiện đại hoá và phát triển tiếng Việt và đặc biệt là tiếng Khmer trong môi trường phát triển bền vững và bình đẳng.

Luận án đề cập đến những gợi ý gắn liền với kết quả nghiên cứu đã thể hiện ở các chương trước, tập trung vào các nhóm song ngữ, các môi trường song ngữ, các vùng song ngữ và sự biến đổi của các ngôn ngữ trong cảnh huống song ngữ.

4.2 Giáo dục song ngữ KV

Hai hội thảo lớn về giáo dục tiếng Khmer từ trước đến nay là: “Hội thảo quốc gia củng cố và phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer” (15, 16 và 17/10/1992) tại Trà Vinh và Hội thảo “Phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ” do Trường ĐHKHXH và NV (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức năm 2003, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Đại học quốc gia do PGS.TS Đinh Lê Thư làm chủ nhiệm.

4.2.1 Một số kiểu loại giáo dục song ngữ

Việc phân loại các kiểu loại giáo dục song ngữ có ý nghĩa quan trọng và trên 3 khuynh hướng là giáo dục song ngữ chuyển đổi, giáo dục song ngữ duy trì và giáo dục song ngữ hoàn thiện. Trên cơ sở đó, Baker C. phân chia 10 loại hình giáo dục song ngữ khác nhau.

4.2.2 Tình hình giáo dục song ngữ KV hiện nay

4.2.2.1 Giáo dục song ngữ KV hiện nay ở ĐBSCL

Nghiên cứu chuyên sâu do Đinh Lê Thư chủ biên năm 2005 (Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long) cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về việc giảng dạy tiếng Khmer hiện nay tại ĐBSCL.

4.2.2.2 Thực trạng giáo dục vùng Khmer Nam Bộ: Các nghiên cứu trước đó đã mô tả tỷ mỉ về thực trạng giáo dục song ngữ KV về các góc độ chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nội dung chương trình và ý thức phụ huynh học sinh.

4.2.2.3 Một số giải pháp đã được đề xuất: Từ những vấn đề đặt ra đó, trong các hội thảo, các tham luận, bài viết luôn quan tâm đến những giải pháp, được tổng hợp ở ba góc độ chính sách giáo dục và chính sách dân tộc, tổ chức quản lý giáo dục, đầu tư cho giáo dục, giáo viên, nhân lực, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy. Đinh Lê Thư (2005) đưa ra 3 nhóm giải pháp gồm các giải pháp chung, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả việc học tiếng Việt và tiếng Khmer và giải pháp phát triển giáo dục kết hợp với phát triển kinh tế xã hội.

4.2.3 Giáo dục tiếng Việt cho đồng bào Khmer

Ở góc độ ngôn ngữ học, giáo dục tiếng Việt cho đồng bào Khmer Nam bộ cần quan tâm đến các vấn đề như: thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em; giao thoa ngữ âm và lỗi chính tả; tâm lý trẻ em thiểu số; môi trường học tiếng.

4.2.4 Vài lưu ý về việc học và viết chữ Khmer

Việc học và viết tiếng Khmer được đề xuất ở một số giải pháp gợi ý về:

- Cách dạy viết chữ Khmer theo thứ tự các nét một cách hợp lý.

- Sử dụng hệ thống phiên âm chữ Khmer hiện nay trên cơ sở nguyện vọng của trí thức Khmer và trên cơ sở tham khảo các hệ thống khác.

- Sử dụng tiếng Khmer trên máy tính: gõ trên máy tính, các hệ phông chữ, việc học tiếng Khmer trên mạng, tra cứu từ điển,

- Nghiên cứu các nguồn khối liệu tiếng Khmer và Việt trên mạng.

4.3 Tiểu kết chương

Chương này tập trung vào 2 mảng lớn là chính sách ngôn ngữ và vấn đề giáo dục ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Các đặc điểm sau của song ngữ KV đã dần được nổi rõ qua các chương và là kết quả nghiên cứu của chúng tôi:

- Đặc điểm 1: Song ngữ bình đẳng: được thể hiện rất rõ qua chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và nhà nước và cũng thể hiện qua thực tế nghiên cứu.

- Đặc điểm 2: Song ngữ bền vững và có chiều sâu: luôn ở khuynh hướng phát triển tích cực, trong đó đối với người Khmer, khả năng tiếng mẹ đẻ - tiếng Khmer và khả năng của ngôn ngữ đa số - tiếng Việt ngày càng được củng cố.

- Đặc điểm 3: Song ngữ phát triển tự nhiên đang dần dần được định hướng: thể hiện rõ sự thay đổi này ở mốc 1975.

- Đặc điểm 4: Song ngữ KV phát triển theo khuynh hướng quy tụ: sự phát triển xích lại gần nhau của hai ngôn ngữ, trong đó khuynh hướng phát triển của tiếng Khmer về phía tiếng Việt là chủ đạo

- Đặc điểm 5: Song ngữ bổ sung: tình hình tiếp xúc ngôn ngữ làm cho hai ngôn ngữ đều có cơ hội phát triển

- Đặc điểm 6: Song ngữ như là ngôn ngữ thứ nhất: hai ngôn ngữ KV, tuy có vị trí khác nhau và khả năng khác nhau trong mỗi cá nhân song ngữ người Khmer, nhưng cũng có xu hướng đều là ngôn ngữ thứ nhất ở các lĩnh vực được phân công.

- Đặc điểm 7: Song ngữ có song thể ngữ: các hệ thống mã có sự phân công chức năng tương đối rạch ròi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022