Cơ Cấu Giá Trị Gia Tăng Khu Vực Kinh Tế Htx

154


Đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ của khu vực kinh tế tập thể trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ môi trường cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm đối với các hoạt động kinh tế của xã hội; xây dựng hợp tác xã thành các tổ chức có sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Tạo chuyển biến căn bản về chất kinh tế hợp tác xã; phát triển hợp tác xã cả về quy mô, số lượng, từng bước nâng cao chất lượng trên phạm vi cả nước, ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế theo đúng giá trị nguyên tắc hợp tác xã. Tăng cường tiềm lực, tích lũy, nâng cao năng lực quản lý và hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích đối với HTX, tạo tiền đề đưa kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước càng ngày trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển kinh tế HTX theo các định hướng ở ngành, lĩnh vực cụ thể sau đây:

- Hợp tác xã nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, diêm, thủy sản theo hướng:

Hạ giá thành và nâng cao chất lượng của các dịch vụ hợp tác xã cung cấp cho xã viên; Mở rộng loại hình dịch vụ mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu.

Thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc liên kết, hợp nhất, sát nhập các hợp tác xã có quy mô nhỏ ở nông thôn thành các hợp tác xã có quy mô lớn hơn.

Khuyến khích hợp tác xã phát triển các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông, lâm, ngư nghiệp như: khuyến nông và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, phân bón, sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng; hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm; hợp tác xã chế biến nông sản; hợp tác xã cung ứng dịch vụ thủy lợi, thủy nông.v.v..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

155


Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam - 21

- Hợp tác xã phi nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp :

Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô phạm vi hoạt động của các hợp tác xã hiện có, phát triển hợp tác xã mới cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của xã viên. Gắn kết hợp tác xã với các chương trình khuyến công, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn, làm hạt nhân phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các cụm điểm công nghiệp và tạo tiền đề cho việc hình thành phát triển các

làng nghề công nghiệp mới trong tiến trình công nghiệp hóa của đất nước.

Khuyến khích hợp tác xã chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã viên.

Phát triển hợp tác xã như là các vệ tinh cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho các doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn.

Khuyến khích liên kết các hợp tác xã hình thành các liên hiệp hoặc hình thức liên kết kinh tế hợp tác xã có sức cạnh tranh cao quy mô vùng hoặc toàn quốc.

- HTX Xây dựng :

Củng cố các hợp tác xã xây dựng hiện có, kết hợp với các giải pháp về tài chính, quản lý, tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã.

Khuyến khích thành lập mới hợp tác xã xây dựng.

Tập trung huy động vốn đầu tư vào hiện đại hóa máy móc thiết bị thi công, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh của hợp tác xã.

Xây dựng thí điểm và phát triển hợp tác xã nhà ở; mở rộng hợp tác xã cung ứng dịch vụ, vật liệu xây dựng.

HTX trong lĩnh vực Thương mại :

Củng cố và phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại (ở thị xã, thành phố), hợp tác xã mua bán (ở nông thôn) nhằm phục vụ tốt hơn

156


nhu cầu đa dạng của dân cư, đáp ứng các dịch vụ đầu ra cho các hộ nông dân và cung ứng hàng tiêu dùng cho dân cư nông thôn.

Phát triển các hình thức tổ chức liên kết kinh tế thích hợp trong lĩnh vực thương mại của các hợp tác xã có quy mô vùng hoặc toàn quốc.

Phát triển các hợp tác xã siêu thị và mạng lưới siêu thị hợp tác xã với phương thức hoạt động văn minh, tiên tiến mang lại lợi ích cho xã viên.

Mở rộng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã thương mại của các hộ buôn bán cá thể. Phát triển mô hình hợp tác xã chợ ở cả thành thị và nông thôn thu hút đông đảo tiểu thương, người bán hàng tại chợ làm xã viên hợp tác xã.

HTX Vận tải :

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ vận tải, làm các dịch vụ cần thiết cho các thành viên.

Phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải đáp ứng nhu cầu chung vận tải của xã viên, cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển các hợp tác xã cung cấp dịch vụ cơ khí, sửa chữa phương tiện vận tải cho xã viên, các hợp tác xã kinh doanh bến bãi với các xã viên là các chủ phương tiện sử dụng bến bãi.

HTX Tín dụng :

Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động quỹ tín dụng nhân dân một cách chắc chắn, an toàn, thu hút mạnh hơn xã viên tham gia quỹ để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn quy mô nhỏ của xã viên.

Tập trung vốn cho xã viên vay để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng ngành nghề, thực hiện kết hợp quỹ TDND & NH thương mại để tăng vốn tín dụng cho HTX.

Liên kết tạo vốn cho các hợp tác xã trên cùng địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh.

157


Tiếp tục thành lập các quỹ tín dụng nhân dân mới ở những nơi có nhu cầu và điều kiện, kể cả nông thôn và thành thị.

Tiếp tục mở rộng và phát triển mới các hợp tác xã trong các ngành và lĩnh vực khác, như: hợp tác xã môi trường, hợp tác xã trường học; hợp tác xã dịch vụ đời sống; hợp tác xã dược; hợp tác xã y tế.v.v...

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác xã đến năm 2010 và dự báo đến năm 2015 - 2020

Các văn kiện của Đảng và chủ trương của Chính phủ đã chỉ rõ :

- Khẩn trương tiếp tục triển khai thực hiện Luật hợp tác xã năm 2003 với các nội dung cơ bản sau đây:

- Củng cố hợp tác xã hiện có, nhất là hợp tác xã chuyển đổi; giải thể dứt điểm các hợp tác xã chưa chuyển đổi và không có khả năng chuyển đổi; giải thể các hợp tác xã cũ đã chuyển đổi nhưng không hoạt động hoặc hoạt động hình thức hỗ trợ các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 1996 chuyển sang hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2003.

- Khuyến khích hợp tác xã hợp tác thành lập liên hiệp hợp tác xã chuyên ngành hoặc đa nghề.

- Tránh tình trạng cạnh tranh giữa các hợp tác xã trên cùng địa bàn.

- Khuyến khích liên kết, liên doanh giữa hợp tác xã với nhau và giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với nhà đầu tư nước ngoài; tiếp tục nghiên cứu phát triển mô hình liên kết kinh tế hợp tác xã kiểu mới phù hợp theo hướng trên một địa bàn khuyến khích phát triển nhiều hợp tác xã chuyên ngành, tổ chức liên kết kinh tế của các hợp tác xã theo chiều dọc và chiều ngang, hoặc khuyến khích phát triển hợp tác xã đa ngành nghề, nhất là đối với các vùng thôn thôn, vùng sâu, vùng xa; tiến tới thành lập các "tập đoàn hợp tác xã".

158


- Kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX ở các cấp, đảm bảo tính hiệu quả, tính đồng bộ và phối hợp cao trong bộ máy.

Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau đây: [42].

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng:

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm của khu vực hợp tác xã là 6,1%.

Tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đến năm 2010 chiếm 14,6% GDP của cả nước, trong đó các hợp tác xã đóng góp 7,1%, kinh tế xã viên đóng góp 7,5%.

Tổng số vốn của kinh tế HTX bình quân 2006-2010 là 50.327,9 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn tự có: 29.527,7 tỷ đồng

- Vốn vay: 20.800,2 tỷ đồng, bao gồm:

+ Vay thương mại: 4.935,8 tỷ đồng Trong đó vay Ngân hàng (80%): 3.948,6 tỷ đồng

+ Vay ưu đãi: 3.840 tỷ đồng

Phương án nêu trên chưa tính đến tác động của quản lý, công nghệ và các nhân tố khác có thể ảnh hưởng về mặt chất lượng đối với tăng trưởng.

Các chỉ tiêu có liên quan khác như sau:

1. Cơ cấu giá trị gia tăng khu vực kinh tế HTX

- Tỷ trọng GDP đến năm 2010 do nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,4%.

- Tỷ trọng GDP đến năm 2010 do công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 0,8%. Tỷ trọng GDP đến năm 2010 do dịch vụ chiếm 1,7%.

- Kim ngạch xuất khẩu:

Phấn đấu đến năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của khu vực hợp tác xã lên gấp 3 lần so với năm 2001, tương đương 450 triệu/ 1 tỷ USD của cả nước.

159


- Thu nhập bình quân của lao động

Phấn đấu tăng thu nhập bình quân của lao động khu vực kinh tế HTX ít nhất ngang bằng mức bình quân chung của cả nước; phấn đấu thu nhập bình quân một năm của xã viên hợp tác xã đạt 11 triệu đồng năm 2010, thu nhập bình quân một năm của một lao động hợp tác xã đạt 12 triệu đồng năm 2010.

- Mức tăng Lợi nhuận bình quân một hợp tác xã:

Dự báo lợi nhuận bình quân một hợp tác xã tăng trưởng bình quân khoảng 13,24% giai đoạn 2006-2010.

- Mức tăng tỷ suất lợi nhuận bình quân một hợp tác xã:

Dự báo tỷ suất lợi nhuận bình quân một hợp tác xã đạt mức trưởng bình quân 6,01% giai đoạn 2006-2010.

- Mức tăng năng suất lao động bình quân một hợp tác xã:

Dự báo năng suất lao động bình quân một hợp tác xã đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 9,56% giai đoạn 2006 - 2010.

- Mức tăng giá trị xuất khẩu trực tiếp của hợp tác xã:

Dự báo tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trực tiếp bình quân của một hợp tác xã tăng trưởng bình quân năm 22% giai đoạn 2006-2010.

- Số lượng hợp tác xã tăng bình quân hàng năm 7,2% giai đoạn 2006 - 2010, đạt 27.400 hợp tác xã vào năm 2010.

- Số lượng liên hiệp hợp tác xã tăng bình quân hàng năm 27,1% giai đoạn 2006 - 2010, đạt 80 liên hiệp hợp tác xã vào năm 2010.

- Thu hút 15-17 triệu người tham gia hợp tác xã, chiếm 40% tổng số lao động của cả nước vào năm 2010.

- Tỷ lệ lao động tham gia hợp tác xã tăng từ 25% năm 2005 lên 35% vào năm 2010.

- Quy mô lao động của hợp tác xã tăng trung bình từ 540 năm 2005 lên 542 lao động năm 2010;

160


- Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo trình độ đại học tăng từ 8% năm 2005 lên 20% năm 2010 và trình độ trung cấp tăng từ 21% năm 2005

lên 38% năm 2010.

- Tăng trưởng cán bộ quản lý hợp tác xã được đào tạo từ trung cấp bình quân khoảng 13% giai đoạn 2006 - 2010.

- Dự báo tăng trưởng bình quân lao động hợp tác xã được đào tạo nghề khoảng 21% giai đoạn 2006 - 2010.

- Góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập xã viên tiến tới khá giả, phấn đấu mở rộng từng bước vào các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế văn hóa phục vụ cộng đồng xã viên và dân cư; khuyến khích hoạt động văn hóa cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng xã viên.

- Nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, xã viên và người lao động trong khu vực kinh tế tập thể; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với phòng ngừa ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích phát triển các hợp tác xã môi trường hoạt động theo hướng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng dân cư như thu gom rác, vận chuyển, xử lý rác thải, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường, cung ứng nước sạch...; phát hiện các mô hình, hợp tác xã điển hình tiên tiến trong hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến và nhân rộng.

3.1.3. Một số cơ hội và thách thức về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với kinh tế Hợp tác xã trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 7-11-2008. Từ thời điểm đó cho đến nay cũng như trong

161


thời gian tới, kinh tế hợp tác xã cũng như hoạt động tín dụng đối với kinh tế hợp tác xã phải đối mặt với những thách thức sau đây :

Một là, Hoạt động ngân hàng trở nên cạnh tranh sôi động hơn với nhiều loại hình và nhiều thành phần kinh tế. Các Tổ chức tín dụng cạnh tranh thu hút và mở rộng khách hàng. Do đó các hợp tác xã có diều kiện chủ động lựa chọn các Tổ chức tín dụng để vay vốn, gửi tiền và đáp ứng các nhu cầu dịch vụ tài chính khác. Song mô hình kinh tế hợp tác cũng phải cạnh tranh bình đẳng đối với các thành phần kinh tế khác trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Đối với các HTX trong lĩnh vực vận tải, sản xuất hàng thủ công, chế biến thuỷ hải sản còn thuận lơi, nhưng các HTX nông nghiệp thì hết sức khó khăn.

Hai là, môi trường nền kinh tế cạnh tranh minh bạch và mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho phát triển thị trường và các hoạt động khác của kinh tế hợp tác xã. Song trình độ quản lý điều hành, trình độ cán bộ hợp tác xã sẽ là những bất cập, thách thức trong nâng cao hiệu quả hoạt động, trong phát huy vài trò đối với xã viên và trong quan hệ tín dụng với các NHTM Việt Nam.

Ba là, Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO, do đó các Tổ chức tín dụng hoạt động ngày càng đông và mạnh. Trong đó kể cả các Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính, dịch vụ tín dụng tiêu dùng,… Với sự cạnh tranh mạnh mẽ các Tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ vươn ra tài trợ vốn, thực nghiệp nghiệp vụ cho thuê tài chính và cho vay trả góp cả đối với kinh tế hợp tác xã, cũng như hộ xã viên hợp tác xã. Lĩnh vực mà các tổ chức tín dụng nước ngoài hướng tới là hợp tác xã trong lĩnh vực vận tải hành khách, xe tắc xi,…Do đó các Tổ chức tín dụng trong nước không mạnh dạn mở ra cho vay kinh tế hợp tác xã sẽ bị mất thị phần.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí