146
động được do HTX độc quyền. Cũng do độc quyền trong lĩnh vực bảo vệ đồng ruộng, nước tưới, thuỷ lợi, điện,… nên mức phí các hoạt động này do HTX tự đặt ra, không có cơ quan quản lý nào giám sát. Bởi vậy, dù hợp tác xã có lập phương án vay vốn đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đầu tư hệ thống đường dây điện,…ngân hàng cũng ngại cho vay do cách làm việc chủ quan của HTX.
Cũng theo đánh giá của Cục hợp tác xã & PTNT - Bộ NO&PTNT, thì hạn chế của các HTX hiện nay đang vướng mắc ở việc triển khai những chính sách hỗ trợ cho loại hình kinh tế này hầu hết vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là chính sách về vốn. Hiện có rất nhiều chủ trương, chính sách đề ra nhưng đến nay vẫn chưa được hướng dẫn thi hành đã làm hạn chế sự phát triển của kinh tế HTX. Cụ thể, tại 32 tỉnh phía Bắc, chỉ có 15% số HTX có nhu cầu được vay vốn tín dụng để làm dịch vụ, sản xuất kinh doanh, trong đó thấp nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng với 1.175 HTX có nhu cầu vay vốn nhưng chỉ có 34 HTX được vay, chỉ chiếm 3%. Theo Cục HTX&PTNT thì nguyên nhân khiến các HTX không thể vay vốn ngân hàng là do các quy định, thủ tục còn phức tạp như: yêu cầu tài sản thế chấp trong khi HTX còn chưa được cấp trụ sở làm việc, hay vay vốn để triển khai dự án kinh doanh cụ thể lại được yêu cầu dự án đã được triển khai với một quy mô nhất định.
…Các quy định này về phía bản thân các HTX cũng như Cục HTX&PTNT cho rằng đã gây khó khăn cho khá nhiều HTX, thậm chí có những nơi chủ nhiệm HTX phải thế chấp chính tài sản của gia đình mình để lấy vốn cho HTX hoạt động. [6] ; [2].
Cũng theo đánh giá nói trên, hiện nay mới chỉ có 31,4% HTX ở khu vực phía Bắc được cấp đất, trong đó 4,9% được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Trong khi đó, vốn góp của xã viên được phân bổ từ vốn, quỹ HTX cũ chuyển sang mang tính hình thức. Bên cạnh đó, tài sản trong HTX chưa rõ ràng về sở hữu, đâu là sở hữu tập thể, đâu là sở hữu cá nhân, đâu là sở hữu chung nên
147
không khuyến khích được xã viên góp thêm vốn. Đồng thời các NHTM rất khó thực hiện được cơ chế bảo đảm tiền vay để tiến hành cho vay.
Hiện nay vẫn còn tới 42% là HTX nông nghiệp ở mức trung bình và 22% HTX yếu, kém, số dư nợ nhiều. Đến nay, các địa phương mới xử lý được 16,5% số nợ tồn đọng của các HTX từ năm 1996 về trước, còn 83,5% chưa xử lý được, nhiều nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Hồng (tổng số nợ khoảng 160 tỷ đồng, trong đó mới xử lý được khoảng 25 tỷ đồng). Vấn đề khó khăn trong việc xử lý nợ chính là sự phát sinh nợ mới ở khá nhiều HTX, nhất là nợ thuỷ lợi phí và thuỷ nông nội đồng. Bởi vậy, nợ cũ chưa xử lý được, nên theo Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định pháp lý hiện hành, các NHTM khó mà có thể cho vay vốn mới tiếp được.[6] ; [2].
Có thể bạn quan tâm!
- Tín Dụng Ngân Hàng Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Htx
- Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Góp Phần Nâng Cao Tính Tự Chủ Cho Kinh Tế Htx Và Tạo Sự Bình Đẳng Trong Quan Hệ Tín Dụng Ngân Hàng Với Các Thành Phần Kinh Tế
- Tiềm Lực Của Hợp Tác Xã Còn Yếu Về Nhiều Mặt Nên Khó Có Thể Đáp Ứng Được Các Nguyên Tắc Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng
- Cơ Cấu Giá Trị Gia Tăng Khu Vực Kinh Tế Htx
- Tạo Lập Nguồn Vốn Dồi Dào Để Chủ Động Đáp Ứng Nhu Cầu Tín Dụng Cho Hợp Tác Xã
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, những yếu kém về trình độ nhận thức của cả đội ngũ về trình độ nhận thức của cả đội ngũ lãnh đạo HTX lẫn xã viên cũng là một rào cản không nhỏ đối với việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và quan hệ tín dụng ngân hàng nói riêng.
2.3.3.3. Về phía ngân hàng
- Nguồn vốn cho vay kinh tế HTX chưa đa dạng và hạn chế, vẫn chủ yếu là vốn huy động trên thị trường với lãi suất của thị trường, do đó lãi suất vừa cao, vừa ít có cơ hội mở rộng cho vay đối với kinh tế HTX trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Nếu như có một số nguồn vốn của Liên minh HTX, vốn tài trợ quốc tế, hay vốn của một số chương trình khác,…được đưa qua các NHTM để cho vay thì có thể cho vay với lãi suất thấp hơn và nguồn đa dạng hơn.
- Các NHTM kể cả Ban giám đốc, cán bộ lãnh đạo đến cán bộ tín dụng còn có tâm lý ngại cho vay vốn đối với hợp tác xã do những vấn đề lịch sử để lại, do thiếu các tài sản đảm bảo tiền vay, do bộ máy kế toán lỏng lẻo. Nói riêng về mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải, theo Luật HTX
148
mới được ban hành thì ô tô, phương tiện vận tải đứng tên xã viên trong HTX phải chuyển vào đứng tên chủ sở hữu là HTX. Do đó với các khoản tín dụng hiện tại và việc mở rộng tín dụng mới tới đây lại xuất hiện những vấn đề mới và khó khăn cho các NHTM trong việc cho vay vốn. Tình hình đó lại càng tạo lực cản về nhận thức, tâm lý cũng như sự mạnh dạn của các NHTM mở rộng cho vay vốn các NHTM.
- Hầu hết các NHTM, chi nhánh NHTM chưa có cán bộ tín dụng chuyên quản về theo dõi, cho vay vốn tín dụng đối với mô hình kinh tế HTX, mà thường là cán bộ cho vay hộ sản xuất, hoặc cán bộ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đảm trách. Do không có cán bộ tín dụng chuyên quản, nên cán bộ này vừa không có tâm huyết đối với HTX, vừa không có điều kiện nghiên cứu kỹ, nghiên cứu sâu các văn bản, chế độ, chính sách, quy phạm pháp luật về hoạt động của kinh tế HTX, không đi sâu, đi sát thực tế hoạt động của HTX, do đó không có điều kiện nắm chắc tính khả thi các dự án đầu tư, dự án kinh doanh của HTX, trên cơ sở đó tham mưu cho ban lãnh đạo các NHTM sẵn sàng cho vay vốn kinh tế HTX.
- Các quy định hiện hành về thể lệ, chế độ cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN ban hành, cũng như quy trình, chế độ tín dụng cụ thể của các TCTD, NHTM không có quy định cụ thể riêng hay có sự vận dụng linh hoạt nào về tín dụng ngân hàng đối với HTX. Theo tiêu chí phân loại khách hàng để áp dụng cơ chế tín dụng trong Sổ tay tín dụng của các NHTM Nhà nước, thì trình độ quản lý, trình độ văn hoá,... của người vay là một trong những tiêu chí quan trọng, nên rất khó cho vay được. Chỉ tính riêng ở khu vực phía Bắc mới chỉ có 50% số chủ nhiệm HTX được đào tạo, bồi dưỡng, nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong nền kinh tế thị trường, chưa tạo ra được sức cạnh tranh mạnh mẽ cũng như thu hút xã viên, người lao động vào HTX, thiếu sự tin tưởng cho các NHTM cho vay vốn.[6] ; [2].
149
Các NHTM, chi nhánh NHTM thiếu sự linh hoạt trong vận dụng các nguyên tắc chế độ, thể lệ tín dụng về cho vay đối với kinh tế HTX, mà thường cứng nhắc trong vấn đề này, đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo tiền vay, mà ít vận dụng hình thức bảo đảm tín dụng là tài sản hình thành từ vốn vay, là dự án của HTX đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó tài sản của HTX thì vừa thiếu, vừa giá trị thấp, vừa không đảm bảo đủ cơ sở pháp lý.
Một nguyên lý chung mọi người đều biết là muốn sản xuất kinh doanh, muốn phát triển kinh doanh trong cơ chế hiện nay, thì ngoài sức lao động, các tài sản khác thì cần có vốn bằng tiền. Nhưng ở nước ta hiện nay, từ doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và hợp tác xã,… vốn tự có rất hạn chế, nên vốn hoạt động phần lớn phải dựa vào kênh tín dụng ngân hàng. Song NHTM lại cứng nhắc trong vận dụng cơ chế đảm bảo tiền vay đối với HTX, nên kinh tế HTX rất khó vay được vốn NHTM.
- Các Ngân hàng thương mại thường giải thích, tuyên truyền đối với ban lãnh đạo các HTX rằng, NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, một tổ chức trung gian tài chính. Nguyên tắc của hoạt đông tín dụng ngân hàng là vốn vay phải có mục đích, vốn vay phải có bảo đảm và vốn vay phải có hoàn trả. Điều đó có nghĩa là, người vay dù là doanh nghiệp, hợp tác xã, hay hộ nông dân thì khi vay vốn phải trình bày rõ ràng, minh bạch và thuyết phục về mục đích vay vốn đầu tư vào lĩnh vực gì, các yếu tố kinh tế kỹ thuật của việc đầu tư vốn ra sao, hiệu quả đầu tư vốn như thế nào. Yêu cầu này đối với các doanh nghiệp và hộ nông dân giờ đây không có gì lớn. Song đối với hợp tác xã, các nhu cầu vay từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, nhưng hợp tác xã không lập được phương án rõ ràng, xây dựng phương án thiếu tính thuyết phục. Về tài sản đảm bảo tiền vay, đối với các doanh nghiệp, ngoài tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba, thì tài sản hình thành từ vốn vay cũng được chấp thuận. Đối với hộ nông dân thì cũng có quy định rõ ràng về vấn đề này và giờ đây không còn là vấn đề lớn. Song đối với hợp tác xã thì tài sản đảm bảo tiền vay hầu như không có gì, các thành viên trong ban quản lý hợp tác xã
150
thì không dám đưa tài sản gia đình nhà mình gia để thế chấp. Cùng với hai nguyên nhân đó là khả năng hoàn trả vốn vay trong lịch sử quan hệ tín dụng ngân hàng cũng như hiện nay rất thấp. Kinh tế hợp tác luôn có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất so với tất cả các thành phần kinh tế khác. Bởi vậy lại càng tạo ra sự tự ty, tự ái, sự xa lãnh lẫn nhau giữa cán bộ HTX và cán bộ NHTM trong quan hệ tín dụng.
Do đó về nhận thức cần có cách hiểu đúng về hoạt động tín dụng ngân hàng trong cơ chế hội nhập hiện nay. Các NHTM cũng muốn mở rộng tín dụng một cách có hiệu quả, chắc ăn, đa dạng đối tượng khách hàng, nhưng phải dựa trên nền tảng cách nguyên tắc của hoạt động tín dụng, song cũng không nên quá cứng nhắc mà nên dựa trên tính khả thi, tính hiệu quả dự án xin vay vốn của HTX.
- Đối tượng cho vay kinh tế HTX chưa đa dạng. Hầu hết các NHTM mới chỉ cho vay một số ít lĩnh vực, một số ít dự án của kinh tế HTX, như vay mua sắm phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, mua sắm tàu thuyền, chưa mở ra nhiều đối tượng hoạt động kinh doanh khác của kinh tế HTX.
- Các NHTM cũng chủ yếu áp dụng phương thức cho vay từng lần, tức khi có nhu cầu, dự án gì thì NHTM thực hiện đầy đủ các quy trình cho vay theo hợp đồng tín dụng đó, chưa mở ra phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua mới chỉ được các NHTM áp dụng đối với một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của kinh tế HTX.
- Tài sản đảm bảo tiền vay đối với kinh tế HTX chưa được các NHTM đa dạng. Phần lớn tài sản đảm bảo tiền vay là máy móc, thiết bị, nhà xưởng đầy đủ giấy tờ pháp lý và có cơ sở định giá sát với giá thị trường.
- Quy trình cho vay đối với kinh tế HTX còn cứng nhắc. Các HTX hầu hết chưa được các NHTM tiến hành phân loại, xếp hạng tín dụng như đối với các loại hình khách hàng doanh nghiệp.
- Bảo hiểm tín dụng chưa phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng là một mực cản quan trọng về mở rộng tín dụng của NHTM đối với kinh tế HTX.
151
Kết luận chương 2
Trong chương 2 Luận án đã hoàn thành một số nội dung cơ bản sau đây :
- Phân tích rõ thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, trên cơ sở đó phân tích thực trạng sự phát triển mô hình kinh tế HTX giai đoạn 2000 - 2007 đối với từng nghề, từng vùng miền với các tiêu chí khác nhau, như: quy mô vốn, lao động, hiệu quả hoạt động,...; đánh giá thực trạng đó cả về ưu điểm, kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
- Phân tích và làm rõ thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế HTX giai đoạn 2000 - 2007 về cơ chế chính sách, về vốn cho vay, về cơ chế đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay, chất lượng tín dụng,...
- Đánh giá thực trạng trong chương này, Luận án cũng cho rằng, mặc dù đã đạt được một số ưu điểm, kết quả quan trọng, nhưng tín dụng ngân hàng đối với kinh tế HTX còn nhiều tồn tại, mà nguyên nhân chủ yếu là từ chính mô hình kinh tế này chưa đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc cho vay của các NHTM trong cơ chế thị trường, của các cơ chế và chính sách của nhà nước.
152
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
3.1.1 Chủ trương và định hướng phát triển kinh tế hợp tác xã
Trong thời gian qua cũng như hiện nay, Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của mô hình kinh tế HTX. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt". Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “ Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX đã chỉ rõ: "Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là: đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế". [37].
Tiếp đến Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, phần nói về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010, khi đề cập đến mô hình hợp tác xã đã nói rõ: “ Tiếp tục điều chỉnh chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác,... Khuyến khích nông dân bằng đóng góp quyền sử dụng ruộng đất và lao động của mình hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã,....để phát triển sản xuất hàng hoá, ổn định và cải thiện đời sống”. [37].
Như vậy mô hình Hợp tác xã tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết của Đại hội Đảng. Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ định hướng của Đảng đối với mô hình Hợp tác xã là phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là
153
công nghiệp chế biến. Về biện pháp, Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất, lao động hợp tác với các hợp tác xã,...
Trong những năm tới, khu vực kinh tế tập thể hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống của xã viên, nâng cao tinh thần hợp tác trong cộng đồng dân cư. Các hợp tác xã cần phải được thành lập, tổ chức và hoạt động tuân thủ đúng các giá trị và nguyên tắc của hợp tác xã do ICA (Liên minh hợp tác xã Quốc tế) khuyến cáo, hợp tác xã phải ngày càng thu hút nhiều xã viên và có quy mô hoạt động ngày càng lớn.
Mục tiêu kinh tế: Hợp tác xã trước hết phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã viên, đồng thời phát triển kinh tế của hợp tác xã; kinh tế tập thể cùng kinh tế xã viên cùng phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng sản phẩm nội địa; giúp xã viên ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển ngành nghề, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Thu nhập của xã viên và người lao động trong hợp tác xã ngày càng được cải thiện, góp phần ngày càng lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu xã hội: Hợp tác xã phải hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng trên cơ sở thực hiện nguyên tắc quản lý dân chủ ở hợp tác xã, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; đi tiên phong trong các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, phát triển dịch vụ giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng nhất là ở nông thôn.
Hợp tác xã phải là hạt nhân xây dựng đời sống văn hóa mới, nhất là ở nông thôn. Cá nhân, hộ cá thể, nhất là người yếu thế, được tập hợp vào tổ chức kinh tế, từ đó nâng cao được vị thế trong xã hội, giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong dân ngay từ gốc, góp phần quan trọng trong giữ gìn và củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa bàn dân cư.