Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 1670561886 - 2

5.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 152

5.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 153

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 161

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 162

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ tiếng tiếng Anh đầy đủ – Nghĩa tiếng Việt

CSQHDD

Chính sách quy hoạch đất đai

CST

Chính sách thuế

Agribank

Vietnam bank for Agriculture and Rural Development –

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ATM

Automated teller Machine – Máy rút tiền tự động

BIDV

Stock Commercial Bank for Investment and Development

– Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Credit information center – Trung tâm thông tin tín dụng

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

ODA

Official Development Assistance - Nguồn vốn hỗ trợ phát

triển chính thức

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DPRR

Dự phòng rủi ro

GCN

Giấy chứng nhận

HQTD

Hiệu quả tín dụng

HĐQT

Hội đồng quản trị

FED

Federal Reserve System (FED) - Cục dự trữ liên bang Mỹ

NLTC

Năng lực tài chính

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

PTTTBDS

Phát triển thị trường bất động sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 1670561886 - 2



ROA

Return On Asset – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

SPTKT

Sự phát triển kinh tế

SGTDS

Sự gia tăng dân số

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TQTTTH

Tập quán, truyền thống, thị hiếu

TTNT

Thông tin, niềm tin

USD

U.S. Dollar – Đô La Mỹ


VAMC

Vietnam Asset Management Company Viet Nam Asset Management Company – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

Việt Nam

VNĐ

Đồng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương

Vietcombank

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương

YTPL

Yếu tố pháp lý

FDI

Foreign Direct Investment - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài


DANH MỤC CÁC BẢNG


Stt

Số bảng

Tên bảng

Số trang

01

Bảng 4.1

Số lượng sàn giao dịch và nhân sự làm việc trong lĩnh

vực BĐS

83

03

Bảng 4.2

Cơ cấu về dự án được giao đất, cho thuê đất từ 2012 –

2016

85

04

Bảng 4.3

Kết quả huy động và cho vay của hệ thống NHTM trên

địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2016

89

05

Bảng 4.4

Kết quả huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn TP.

HCM giai đoạn 2012-2016

90

06

Bảng 4.5

Tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn

TP. HCM giai đoạn 2012-2016

92

07

Bảng 4.6

Huy động vốn đối với phát triển thị trường BĐS 2012 -

2016

96

08

Bảng 4.7

Dư nợ cho vay BĐS so với tổng dư nợ của hệ thống

NHTM trên địa bàn TP. HCM

98

09

Bảng 4.8

Dư nợ BĐS phân theo sản phẩm cho vay của hệ thống

NHTM trên địa bàn TP. HCM

100

10

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo

chính thức

106

11

Bảng 4.10

Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố trong khảo sát sơ bộ

107

12

Bảng 4.11

Kết quả kiểm định KMO (biến độc lập)

108

13

Bảng 4.12

Kết quả kiểm định KMO (biến phụ thuộc)

109

14

Bảng 4.13

Kết quả phân tích tương quan

109

15

Bảng 4.14

Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy

111


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Stt

Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Số trang

01

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ biểu hiện quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và

thị trường BĐS

45

02

Biểu đồ 4.1

Doanh số huy động và cho vay của hệ thống NHTM

trên địa bàn TP. HCM 2012-2016

89

03

Biểu đồ 4.2

Tổng huy động vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn

TP. HCM giai đoạn 2012-2016

90

04

Biểu đồ 4.3

Tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn

TP. HCM giai đoạn 2012-2016

92

05

Biểu đồ 4.4

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM trên địa bàn giai

đoạn 2012 – 2016

93

06

Biểu đồ 4.5

Huy động vốn đối với phát triển thị trường BĐS 2012

– 2016

96

07

Biểu đồ 4.6

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS của hệ thống

NHTM trên địa bàn TP. HCM 2012-2016

98

08

Biểu đồ 4.7

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS TP. HCM 2012

– 2016

99

09

Biểu đồ 4.8

Dư nợ phân theo sản phẩm cấp tín dụng BĐS của hệ

thống NHTM trên địa bàn TP. HCM

101

10

Biểu đồ 4.9

Tỷ lệ sinh lời của các NHTM Việt Nam

102

11

Biểu đồ

4.10

Phân tích ROE hàng năm của các NHTM VN theo

Doupont

103

12

Biểu đồ

4.11

Phân tích ROA hàng năm của các NHTM VN theo

Doupont

104


DANH MỤC CÁC HÌNH


Stt

Số hình

Tên hình

Số trang

01

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu của đề tài

67

02

Hình 3.2

Các bước thực hiện trong quy trình nghiên cứu

69

03

Hình 4.1

Mô hình nghiên cứu

104


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) của các ngân hàng thương mại (NHTM) có liên quan mật thiết với thị trường BĐS và thị trường BĐS lại chịu tác động lớn của nhiều yếu tố, từ quản lý, điều tiết của nhà nước về BĐS đến yếu tố các chủ thể tham gia như người mua, người bán, trong đó NH là một chủ thể tham gia trên thị trường. Tín dụng ngân hàng, vừa là kênh cung cấp vốn cho thị trường BĐS dưới dạng các dự án đầu tư bất động sản (kích cung BĐS), vừa là kênh cho vay mua bán BĐS trên thị trường (kích cầu BĐS). TP. HCM là nơi mà hoạt động tín dụng BĐS luôn sôi động và có tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với lĩnh vực này cao nhất cả nước. Việc tăng trưởng nguồn vốn tín dụng cho BĐS hàng năm bên cạnh những dấu hiệu tích cực trong việc đem lại lợi nhuận khá lớn, đa dạng hóa danh mục đầu tư của các NH và đáp ứng nhu cầu xã hội thì hoạt động này cũng mang lại rủi ro khá cao.

Thị trường BĐS nước ta trong thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Thị trường BĐS đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư và góp phần chỉnh trang đô thị, tham gia kích cầu và từng bước cải thiện nhu cầu nhà ở của nhân dân. Thông qua hoạt động của thị trường BĐS, hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường đã từng bước được hoàn thiện. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật kinh doanh BĐS, Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật nhà ở... đã được ban hành tạo điều kiện để thị trường BĐS phát triển, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư trong, ngoài nước cũng như người sử dụng ngày càng được tiếp cận trực tiếp hơn với loại hàng hóa đặc biệt này. Bên cạnh những mặt tích cực, thị trường BĐS ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, phát triển thiếu lành mạnh và không bền vững. Cụ thể là, nhà đất chưa được khai thác và chưa được sử dụng hiệu quả, còn lãng phí, thất thoát lớn. Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng liên quan đến BĐS còn nhiều.


Thị trường BĐS phát triển mang tính tự phát, thiếu minh bạch, giao dịch phi chính thức còn chiếm tỷ trọng cao. Cung - cầu về BĐS bị mất cân đối, đặc biệt là về nhu cầu nhà ở của nhân dân. Tình trạng đầu cơ nhà đất, kích cầu “ảo” để nâng giá BĐS làm cho thị trường diễn biến thất thường, nhiều cơn sốt giá nhà đất đã xảy ra rất phức tạp, khó lường dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp kinh doanh BĐS dễ gặp khó khăn trong việc tiếp tục kinh doanh, làm tăng tỷ lệ nợ xấu cho các NHTM cho vay kinh doanh BĐS, nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận dân cư đang gặp khó khăn, nhất là đối tượng lao động có thu nhập thấp... gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, từchính sách quy hoạch đất đai, sự phát triển kinh tế, chính sách thuế liên quan đến BĐS… còn nhiều bất cập, hạn chế.

Nguồn vốn tín dụng bơm vào thị trường BĐS có xu hướng tạo cung nhiều hơn tạo cầu trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu. Điều này cho thấy, sự tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến thị trường BĐS. Sau một thời gian tăng trưởng nóng, cung cầu bất tương xứng, hệ lụy là công ty BĐS đã phải gánh chịu một lượng tồn kho lớn trong những năm gần đây. Tình trạng tồn kho BĐS đã chôn vùi lượng vốn lớn vào các dự án BĐS là nguyên nhân cơ bản tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.

Tuy nhiên, do hoạt động tín dụng có tính hai mặt, vừa mang lại hiệu quả cho khách hàng vay, cho nền kinh tế và cho chính ngân hàng, vừa có thể gây tổn thất tài sản và làm suy giảm năng lực hoạt động của ngân hàng. Mặt khác chưa thể hiện được hiệu quả của tín dụng là công cụ điều tiết nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh, bền vững, thu hút đầu tư nước ngoài tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước.

Vì vậy, để khắc phục các vấn đề nêu trên nhằm phát triển thị trường BĐS. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM” nhằm nghiên cứu quan hệ giữa hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của thị trường BĐS để làm luận án tiến sĩ của mình.


1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM”. Tuy nhiên theo sự hiểu biết của tác giả, hiện nay có một số công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài tiêu biểu có liên quan đến đề tài như sau:

1.2.1. Nghiên cứu trong nước


Một là, Nguyễn Tiền Phong, năm 2008 tác giả nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam”. Đây là công trình luận án tiến sĩ của tác giả [15].

Đề tài đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam. Tuy nhiên đề tài vẫn còn những khoảng trống của nghiên cứu đó là:

Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn về hiệu của tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam và chỉ nói chung chung về hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không đề cập đến hiệu quả tín dụng đối với các lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực bất động sản hay đối với lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu của đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện.

Hai là, Lưu Văn Nghiêm, năm 2008 tác giả nghiên cứu về “Thẩm định giá BĐS ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ [6]. Tác giả đã khái quát hóa được những nét cơ bản trong công tác định giá nói chung và thẩm định giá BĐS nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên đề tài này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu ở các Tổng công ty theo mô hình 90 – 91 trong quá trình định giá tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Bởi vậy bên cạnh việc định giá các BĐS của doanh nghiệp cổ phần hoá, các doanh nghiệp còn cần phải xác định giá trị các tài sản khác để hình thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022