Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 1


LUẬN VĂN:


Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam

Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ cho phát triển kinh tế - xã hội là một trong những giải pháp quan trọng nhất và được quan tâm hàng đầu trong chiến lược và chính sách kinh tế của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Điều này lại càng cóư nghĩa đối với một tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Nam khi mà thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp hơn so với nhiều tỉnh lân cận, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, mâu thuẫn giữa tích luỹ và tiêu dùng còn cực kỳ gay gắt.

Hai mươi năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng trong việc góp phần phát triển thị trường vốn tín dụng (TD) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở địa phương. Bằng các hoạt động TD thương mại với cơ chế linh hoạt và chính sách ưu tiên phát triển, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã trở thành trung tâm cung ứng vốn TD chủ yếu cho các cơ sở sản xuất và dân cư phục vụ cho việc khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn. Bộ mặt của một số làng nghề đã có những chuyển biến đáng phấn khởi. Đã xuất hiện một số mô hình làng nghề truyền thống và làng nghề mới phát triển năng động trong kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, hoạt động TD của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nhằm phục vụ cho phát triển các làng nghề của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế và gặp phải không ít khó khăn, quy mô nguồn vốn còn nhỏ, chưa thật "bám rễ" sâu vào các đối tượng làng nghề, hiệu quả TD thấp, hoạt động TD đứng trước nguy cơ có nhiều rủi ro và có thể dẫn đến phát triển không bền vững trong mạng lưới phục vụ. Hơn nữa trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển nhảy vọt hiện nay và xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh gay gắt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, đòi hỏi TD của NHNo&PTNT phải có những đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trước vấn đề bức xúc trên, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh TD, phục vụ tốt nhất chủ trương, nghị quyết của Tỉnh đảng bộ Quảng Nam về đẩy mạnh phát triển làng nghề, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, tôi chọn đề tài: " Tín dụng

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam " để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị.

Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đề cập đến vấn đề TD ngân hàng đổi với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau đây:

- “Tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” (1996), Luận án phó tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Đảo, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- “Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội” (1996), Luận án phó tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Việt Trung, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- “Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ công nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nớc” (1997), Tài liệu tổng kết cuộc thi ngân hàng Việt Nam với việc huy động vốn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

- “Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (2001), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Đức Quân, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- “Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta” (2001), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đào Minh Tú, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

- “Marketting trong ngân hàng” (1996), Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

- “Giải pháp xử lưí nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”, (2003), Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

- “Lịch sử 15 năm xây dựng và trưởng thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” (2003), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Nghệ An theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (2003), Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Hà Huy Hùng, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2003), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Hương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Ngoài ra, còn có một số công trình khoa học khác nghiên cứu về những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động TD hoặc hoạt động kinh doanh nói chung của NHTM, trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề.

Nhìn chung, các công trình và bài viết trên đã có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp vấn đề TD NHNo&PTNT đối với việc phát triển làng nghề ở Việt Nam nói chung, một tỉnh nói riêng trong những năm gần đây. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề TD NHNo&PTNT với việc phát triển làng nghề ở tỉnh Quảng Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công trình và bài viết đã công bố.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu:

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư TD của NHNo&PTNT Quảng Nam trong phát triển làng nghề trên địa bàn, để đề xuất giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của nó trong phục vụ phát triển làng nghề ở tỉnh Quảng Nam thời gian tới.

Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động TD của NHNo&PTNT và vai trò của nó trong phát triển làng nghề.

- khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam trong phục vụ quá trình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động TD của NHNo&PTNT nhằm đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho quá trình phát triển làng nghề trên địa bàn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam với hai hoạt động cơ bản là thu hút vốn và cấp TD cho phát triển các làng nghề tỉnh Quảng Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu ở góc độ kinh tế chính trị đối với hoạt động TD của NHNo&PTNT đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề, không đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ của hoạt động TDNH và cũng không đi sâu vào nghiên cứu cơ chế chính sách và phương thức phát triển các làng nghề.

Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi về thời gian: Từ năm 2001 đến nay (tháng 6/2006).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về TDNH trong nền kinh tế thị trường, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Phương pháp nghiên cứu:

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp hệ thống hoá lý luận - thực tiễn.

Phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh; phân tích, tổng hợp tình hình thực tiễn về hoạt động TD thương mại phục vụ việc khôi phục và phát triển làng nghề của NHNo&PTNT Quảng Nam.

6. Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động TD thương mại của NHNo&PTNT Quảng Nam trong việc phục vụ khôi phục và phát triển làng nghề của tỉnh từ năm 2001 đến nay.

- Đề xuất và kiến nghị phương hwớng và giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam nhằm phục vụ tốt hơn quá trình khôi phục và phát triển làng nghề trên địa bàn.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.

Chương 1

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và vai trò của nó

trong phát triển làng nghề


1.1. Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đặc điểm hoạt động của nó trong nền kinh tế thị trường

1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đã có một thời chưa có TD. Trong các nền kinh tế tổ chức sản xuất theo lối tự cấp tự túc, không có TD. TD chỉ ra đời và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá và khi nền kinh tế đó đã phát triển đến một trình độ nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời và phát triển của TD không phải là ngẫu nhiên hay do ý muốn chủ quan của bất kỳ ai, mà nó được quyết định bởi các điều kiện khách quan trong nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện chế độ tư hữu làm cho việc sản xuất của người nông dân và thợ thủ công không chỉ nhằm tự thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân người sản xuất, mà còn nhằm trao đổi, mua bán, tức là ra đời và phát triển kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa là quá trình phân hóa xã hội, của cải tập trung vào trong tay người giàu, có quyền thế, trong khi những người nghèo không đủ thu nhập để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho đời sống của mình. Mặt khác, do điều kiện thiên nhiên và điều kiện sản xuất luôn luôn có rủi ro đòi hỏi phải có sự vay mượn nhau để vượt qua những khó khăn của cuộc sống và phát triển sản xuất. Trong điều kiện đó, quan hệ TD ra đời.

Lúc đầu quan hệ này còn sơ khai dưới hình thức hiện vật để người giàu cho người nghèo vay đảm bảo cuộc sống. Theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa, nhu cầu đầu tư tìm kiếm lợi nhuận và nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng, quan hệ TD càng được mở rộng. Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn của từng doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế trong quá trình phát triển làm xuất hiện tình trạng khi thừa, khi thiếu, tạo nên sự không ăn khớp về mặt thời gian và không gian đầu tư. Có những doanh nghiệp lúc này thừa vốn, nhưng lúc khác lại thiếu vốn. Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì có doanh nghiệp này tạm thời có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng, trong khi lại có những doanh nghiệp

cần vốn bổ sung nguồn vốn cho dự án đầu tư. Để giải quyết mâu thuẫn này, dòng luân chuyển vốn từ nơi “thừa” đến nơi “thiếu” xuất hiện. Hình thức TD ra đời làm cầu nối trung gian giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Nói cách khác, TD ra đời là kết quả tất yếu của quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường và là hiện tượng có tính quy luật.

Trong kinh tế thị trường, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi cần phải có nguồn vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, tái sản xuất tài sản cố định. Nguồn cung vốn cho hoạt động TD chủ yếu được huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm vốn tiết kiệm của cá nhân, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của các nhà kinh doanh nhưng chưa dùng, ngân sách nhà nước cho các tổ chức TD vay... Điều này có nghĩa là sự phát triển của TD còn được bắt nguồn từ nhu cầu tiết kiệm và đầu tư. Thực chất, TD là cầu nối giữa các khoản tiết kiệm và các khoản đầu tư trong nền kinh tế.

TD đã từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Nhưng ở bất kỳ phương thức sản xuất nào, nó cũng biểu hiện ra ngoài như là sự vay mượn lẫn nhau tạm thời một vật hoặc một số tiền nhất định. Hoạt động của TD được diễn ra trên thị trường vốn. Đây là một bộ phận cấu thành rất quan trọng của hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế. Nó là kênh dẫn vốn, góp phần giải quyết sự mất cân đối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế. Có thể khái quát vận động của vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua hai phương thức: tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp.

Tài trợ trực tiếp là phương thức chuyển vốn từ người có vốn (cung vốn) sang người cần vốn bằng cách người cần vốn phát hành các chứng khoán và bán cho người có vốn thông qua thị trường tài chính. Tuỳ theo từng loại chứng khoán mà người sở hữu chúng có được mối quan hệ với người phát hành ra chứng khoán đó và gọi tên cho loại chứng khoán đó. Ví dụ, có loại chứng khoán được gọi là cổ phiếu, nhưng loại khác lại gọi là tín phiếu, trái phiếu, công trái... Với phương thức này, người có vốn cũng như người cần vốn hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn phương án nào tối ưu cho mình.

Tài trợ gián tiếp là phương thức chuyển vốn từ người có vốn đến người cần vốn thông qua người thứ ba gọi là tổ chức trung gian tài chính. Tổ chức này có chức năng làm “cầu nối” dẫn vốn từ người có vốn đến người cần vốn. Phương thức này sẽ khắc phục đáng kể những hạn chế mà phương thức tài trợ trực tiếp không thể giải quyết được, vì nó có khả năng tập hợp được vốn từ những người có số vốn nhỏ, tạo điều kiện cho họ có cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022