17. Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hưng (1997), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội.
18. Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa, Huế.
19. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2008), Kinh chú thường tụng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
20. Trương Bội Phong (2012), Nghi lễ Phật giáo, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
21. Richard T.Schaefer, Chương 15: Tôn giáo, Xã hội học, Biên dịch Huỳnh Văn Thanh, Nhà xuát bản Thống kê
22. Lưu Minh Trị (2010),Hà Nội - Danh thắng và Di tích, Nxb Hà Nội.
23. Đạo Uyển (2006),Từ điển phật học, Nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội.
24. Đặng Nghiêm Vại (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Tạp chí Nghiên cứu Phật học – số 6 năm 2017
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nghi Lễ Cầu An Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay
- Thực Trạng Thực Hành Nghi Lễ Cầu An Tại Chùa Quán Sứ
- Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 7
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
26. Ấn Tượng chùa Bằng - https://baotintuc.vn/xa-hoi/an-tuong-chua-bang- 20140730084113099.htm
27. Chùa Quán Sứ - Ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất thủ đô - https://travel360.vn/vi/cam-nang/du-lich-ha-noi/chua-quan-su-ngoi-
chua-co-linh-thieng-bac-nhat-thu-do-33.html
28. Chùa Phúc Khánh nơi linh thiêng giữa lòng Hà Nội - https://huyenbi.net/Chua-Phuc-Khanh-noi-linh-thieng-giua-long-Ha-Noi- 689.html
29. Lịch sử chùa Bằng
30. Sư thầy chùa Phúc Khánh : 150.000 đồng dâng sao giải hạn là rất “hạ” rồi - https://vtc.vn/su-thay-chua-phuc-khanh-150000-dong-dang-sao- giai-han-la-rat-ha-roi-d458448.html
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
* Câu hỏi phỏng vấn: Theo anh chị mục đích tham gia khóa lễ cầu an đầu năm là gì? Việc tham dự khóa lễ cầu an đầu năm đem lại lợi ích gì?
* Trả lời
“Ai cũng biết là đông, chùa Phúc Khánh lễ cầu an đầu năm lúc nào cũng đông, nhưng nhà tôi đã xin cầu an ở đây mấy năm nay rồi, không làm gia đình tôi thấy an tâm, bình an hơn cho một năm mới, làm bất kỳ điều gì cũng thấy an tâm tự tin làm hơn mà nó còn vô tình thành thói quen rồi, bây giờ mà không được làm lễ cầu an ở đây nữa cảm thấy không yên. Vì thế nên năm nào tôi cũng đăng ký cho gia đình mình làm lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh dù đông đến đâu”
(N.V.M – 46 tuổi – Nam)
(Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Phúc Khánh)
“Tôi thường tham dự khóa lễ cầu an đầu năm trên chùa Quán Sứ để mong cầu một năm mới bình an, mạnh khỏe cho cả gia đình, cho con cho cháu đồng thời cũng là để sám hối những lỗi lầm mà mình đã mắc, những điều sai trái mình đã làm trong năm cũ với mong cầu sang năm mới mình sẽ không mắc những lỗi này nữa, sống an tâm, tự tại hơn”
(Đ.Q.T – 75 tuổi – Nam)
(Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Quán Sứ )
“Đầu năm chùa Bằng thường tổ chức đàn Dược Sư cầu cho quốc thái dân an, tôi cũng thường đến để lễ Phật để khép lại một năm mới với tất bật những muộn phiền, lo toan vất vả, mong cầu sự bình an cho gia đình, tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành, làm ăn thuận lợi, cầu sức khỏe, cầu may mắn cho toàn gia đình trong năm mới”
(N.T.T – 23 tuổi – Nữ)
(Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Bằng )
PHỤ LỤC 2
* Câu hỏi phỏng vấn: Theo anh chị khóa lễ cầu an đầu với lễ dâng sao giải hạn có phải là một không? Vì sao?
“Theo tôi thì hai nghi lễ này khác nhau hoàn toàn vì chúng tụng những bộ kinh khác nhau. Lễ dâng sao giải hạn mang tính tâm linh nhiều và nặng về nghi thức hơn vì lễ cầu an đầu năm chỉ đôi khi là muốn tâm an lạc, muốn đất nước bình an thôi. Nhiều người vì tin rằng mỗi năm có một ngôi sao chiếu nên chỉ khi nào sao xấu người ta mới lên chùa xin giải hạn. Hiện nay, có nhiều chùa không tổ chức lễ dâng sao giải hạn nhưng lễ cầu an đầu năm thì hầu như chùa nào cùng có.”
(T.T.A – 50 tuổi – Nữ)
(Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Bằng )
(Gỡ băng ngày 05/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Quán Sứ )
“Cúng sao và cầu an là những nghi lễ khác nhau, cúng sao là một nghi lễ tập tục có từ lâu đời của người dân Việt Nam, tục Sa-man, còn cầu an là một nghi lễ của Phật giáo cầu cho tâm yên bình cho cuộc sống dễ thở hơn. Theo Phật thì không có sao nào chiếu hết chỉ có họa do con người gây ra mà thôi, tất cả những điều xảy ra hiện tại đều do con người tự tạo ra từ trước”
(L.M.T – 28 tuổi - Nam)
PHỤ LỤC 3
* Câu hỏi phỏng vấn: Theo anh chị khóa lễ cầu an là xấu hay tốt?
“Nhiều người cho rằng cầu an là mê tín dị đoan, nhưng thực chất là không hề phài. Cầu an là cực kỳ tốt, cầu an giúp con người thoải mái hơn, sau khi làm lễ cầu an trên chùa về chưa biết là Phật có cho những gì mình xin, mong cầu không nhưng tâm mình cực kỳ yên, cực kỳ thoải mái, chẳng may trong năm mà có gặp điều gì khó khăn thì tự nhiên mình cũng thấy đỡ hơn, cảm thấy là may mắn vì có lễ cầu an đầu năm mình xin thì hạn mình chỉ thế này thôi, nếu không làm lễ thì nó còn nặng đến như thế nào nữa, cách mình đón nhận những khó khăn ấy cũng nhẹ nhàng hơn.”
(N.T.H.L – 50 tuổi – Nữ)
(Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Phúc Khánh )
“Cầu an thực chất chính là sự sám hối của mình với Phật, sám hối những lỗi lầm của mình, lời hứa thực hiện những điều răn của Phật, sống theo Phật, tu theo Phật, nói điều hay làm việc thiện, không làm điều ác,… Khi mình đã sống được theo những điều này thì không còn lo âu muộn phiền chuyện gì vì thực sự mình đã sống không thẹn với lòng, không sai với Phật. Những điều này chỉ giúp mình đi đúng hướng, sống đúng cách thì không có gì là sai cả. Năm nào nhà tôi cũng đi lễ chùa cầu an đầu năm để một năm được an lành, dù bận mấy cũng đi.”
(N.T.Đ – 68 tuổi – Nữ)
(Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Phúc Khánh)