Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


ĐỖ THỊ CẨM VÂN


TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN


Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 9 22 01 21


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh


Hà Nội, 2022


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các nội dung được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong các công trình nào trước đó.


Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2022


Tác giả


Đỗ Thị Cẩm Vân


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN


LVB

:

Liên văn bản

VB

:

Văn bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1. Khái quát một số điểm chủ yếu của lý thuyết Liên văn bản 7

1.1.1. Về khái niệm tính liên văn bản 7

1.1.1.1. Liên văn bản và nội hàm khái niệm văn bản 8


1.1.1.2. Liên văn bản và tính đối thoại/đa thanh/phức điệu 11

1.1.2. Liên văn bản và người đọc 14

1.1.3. Thi pháp liên văn bản 16

1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản 22

1.2.1. Tình hình dịch thuật lý thuyết Liên văn bản 22

1.2.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản ở Việt Nam 26

1.3. Tình hình vận dụng lý thuyết Liên văn bản trong nghiên cứu tiểu thuyết 33

Tiểu kết 38

Chương 2. SỰ ĐỔI MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 40

2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong ngữ cảnh văn hóa mới 40

2.2. Từ cái nhìn mới về hiện thực và con người đến hiện thực nghệ thuật mới . 42 2.2.1. Vấn đề kiến tạo hiện thực 42

2.2.2. Vấn đề cá thể hóa nhân vật 46

2.2.3. Đổi mới bút pháp nghệ thuật 50

2.3. Hai khuynh hướng nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 54

2.3.1. Tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu hiện đại 55

2.3.2. Tiểu thuyết theo lối hư cấu lịch sử 59

2.4. Một hệ hình tiểu thuyết mới và yêu cầu cách tiếp cận nghiên cứu mới 64

2.4.1. Những hiện tượng của hệ hình tiểu thuyết mới 64

2.4.2. Về cách đọc mới trước một hệ hình tiểu thuyết mới 69

Tiểu kết 74

Chương 3. GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 77

3.1. Giễu nhại – một hiện tượng phổ biến trong văn học Việt Nam đương đại 77

3.1.1. Giễu nhại như là hiện tượng của Liên văn bản 77

3.1.2. Vấn đề nghiên cứu hiện tượng giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 80

3.2. Các phương thức giễu nhại tiêu biểu trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 82

3.2.1. Trích dẫn nhại 82

3.2.1.1. Định nghĩa trích dẫn 82

3.2.1.2. Các hình thức trích dẫn tiêu biểu 83

3.2.2. Viện dẫn nhại 92

3.2.2.1. Phân biệt viện dẫn và trích dẫn 92

3.2.2.2. Các hình thức viện dẫn nhại tiêu biểu 92

3.2.3. Chỉ dẫn nhại 96

3.2.3.1. Định nghĩa chỉ dẫn nhại 96

3.2.3.2. Các biểu hiện của chỉ dẫn nhại 96

3.3. Giễu nhại và sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 103

3.3.1. Tiểu thuyết mang tính đối thoại 103

3.3.1.1. Đối thoại các vấn đề trong xã hội 103

3.3.1.2. Đối thoại văn học nghệ thuật 107

3.3.2. Tiểu thuyết đương đại – “tác phẩm mở” 109

Tiểu kết 111

Chương 4. VIẾT LẠI LỊCH SỬ VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 114

4.1. Viết lại lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 114

4.1.1. Viết lại như là hiện tượng Liên văn bản 114

4.1.2. Những hình thức viết lại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại 116

4.1.2.1. Viết lại hình thức 116

4.1.2.2. Viết lại nội dung 120

4.2. Tương tác thể loại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 128

4.2.1 Tương tác thể loại như là hiện tượng liên văn bản 128

4.2.2. Hai hình thức tương tác thể loại tiêu biểu 129

4.2.2.1. Thơ ca trong tiểu thuyết 129

4.2.2.2. Truyện ngắn trong tiểu thuyết 132

4.3. Viết lại lịch sử và tương tác thể loại với sự đổi mới tiểu thuyết 136

4.3.1. Viết lại lịch sử với tính đối thoại 136

4.3.2. Huyền thoại hóa tiểu thuyết 140

Tiểu kết 145

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1967, nhà nghiên cứu văn học người Pháp gốc Bulgaria: Julia Kristeva đề xuất khái niệm tính liên văn bản (LVB) (tiếng Pháp: intertextualité; tiếng Anh: intertextuality). Kể từ khi thuật ngữ này ra đời cho đến nay đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn chương hàng đầu thế giới. Thực tế, về nguồn gốc của khái niệm, tính LVB được các nhà khoa học nhất trí cho rằng từ quan điểm ngôn ngữ học của F. Saussure, rồi sau đó gắn với tư tưởng đối thoại của M. Bakhtin và các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm lí thuyết văn học thì Julia Kristeva chính là người khởi xướng. Quan niệm của Kristeva sau đó được sự hưởng ứng của các nhà hậu cấu trúc tên tuổi như R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học như M.Riffaterre, G.Genette,... Từ khi thuật ngữ tính LVB ra đời, nó đã được vận dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học trên thế giới. Những công trình nghiên cứu theo hướng LVB hiện nay trên thế giới trở nên hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí thuyết này cho đến nay vẫn chưa được khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong những năm gần đây, tuy đã có một số bài dịch, bài giới thiệu, cũng có những bài viết, một số công trình dùng lý thuyết LVB để nghiên cứu văn chương nhưng chỉ tập trung ở một vài tác phẩm hay một tác giả cụ thể, chưa có những công trình nhìn nhận đối với một giai đoạn văn chương.

Sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã đi trên con đường hiện đại hóa làm thay đổi quan niệm về thể loại và về lối viết. Tinh thần hậu hiện đại đã soi chiếu vào tư duy tiểu thuyết, có thể nói đã tạo nên một sự biến đổi sâu sắc qua những sáng tác của Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Tư,… Bằng cách đi sâu vào các vấn đề thế sự, đời tư, phát hiện những mặt trái của đời sống, xã hội, văn

hóa; họ tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở. Xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới rất đa dạng: đối thoại với văn bản (VB) xã hội (social text) và diễn ngôn tập thể (collective discourse); vay mượn và giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp những văn bản cũ; rồi những pha trộn thể loại, hư cấu lịch sử, giễu nhại văn chương và văn hóa truyền thống có tính chất khuôn sáo, giáo điều,... Sự đổi mới tiểu thuyết, vừa diễn ra ở chủ thể nhà văn ở văn bản nghệ thuật vừa diễn ra ở chủ thể tiếp nhận. Những nỗ lực cách tân của người viết đòi hỏi người đọc phải chủ động với cách đọc, cách cảm thụ tác phẩm, tránh tình trạng quen với lối đọc của hệ hình văn học cũ. Những biểu hiện nêu trên ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại thể hiện rất rõ tính LVB. Vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu, giải thích và đánh giá thỏa đáng. Đây là lí do chính để chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản. Trên cơ sở tìm hiểu, cập nhật, giới thiệu một cách tương đối hệ thống lí thuyết LVB và soi chiếu lý thuyết này vào tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi mong muốn nối tiếp những nghiên cứu còn rải rác theo hướng này đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ đó phát hiện và đánh giá những giá trị sáng tạo của nhà văn trong một cái nhìn bao quát để thấy được bước phát triển của văn chương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề trung tâm của luận án không chỉ nằm ở một cuộc khảo sát các biểu hiện của LVB trong tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới, mà còn ở việc lí giải sự tồn tại của nó như một lựa chọn tất yếu trong quan niệm sáng tạo văn chương gắn với hoàn cảnh xã hội - văn hoá, đồng thời đặt ra những vấn đề về khả năng gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ văn chương như một nỗ lực đổi mới tiểu thuyết.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn của lý thuyết LVB, luận án hướng tới vận dụng lý thuyết LVB như một công cụ để tìm hiểu tiểu

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí