Chiến Lược Quảng Bá Hình Ảnh Du Lịch Thái Nguyên


họ có thể ghé thăm Thái Nguyên, thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thăm hồ Núi Cốc và một số điểm du lịch khác.

3.5.7. Đào tạo nguồn nhân lực

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta phải khẳng định rằng con người là nhân tố quyết định, quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch. Vì vậy, giải pháp hàng đầu là phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Đây là vấn đề có tính chất quyết định đối với sự thành bại của du lịch Thái Nguyên. Bởi nếu như ta chỉ chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà không quan tâm đúng mức đến vấn đề con người sẽ không đem lại hiệu quả cho du lịch trong tương lai. Cụ thể du lịch Thái Nguyên cần chú trọng vào những điểm chính sau trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực:

Đối với nhân viên dịch vụ tại chỗ là người địa phương: Nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho người dân. Khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia vào khai thác du lịch, mở những lớp đào tạo du lịch cộng đồng để người dân có những kiến thức cơ bản nhất về hoạt động kinh tế mới mẻ này. Công tác này phải do Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch kết hợp với các dự án nước ngoài chủ trì. Tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề truyền thống cho đồng bào địa phương để làm ra những sản phẩm phục vụ cho du lịch như: Dệt thổ cẩm, đan lát, tổ chức các nhóm sinh hoạt văn nghệ truyền thống để phục vụ khách tham quan. Đây là mô hình đã khá thành công ở các tỉnh phía bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng... Huy động những nguồn lực địa phương vào khai thác du lịch: Nhà cửa, các sản phẩm đặc sản, các giá trị văn hóa truyền thống... có sự định hướng và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Đối với nhân viên phục vụ trực tiếp, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ: Nâng cao nghiệp vụ du lịch, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau với chất lượng tốt nhất. Cụ thể: Đào tạo lại toàn bộ đối với tất cả các nhân viên hiện thời đang phục vụ trong ngành du lịch tỉnh nhà. Có thể công việc này sẽ mất nhiều thời


gian cũng như kinh phí, nhưng với quan điểm "làm lại từ đầu” và mục đích xây dựng hình ảnh mới về du lịch Thái Nguyên, đây là việc cần làm và phải làm trong thời gian sớm nhất có thể. Nâng cao trình độ cho nhân viên về khả năng phục vụ khách, về năng lực giao tiếp với khách hàng, về khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tạo phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho tất cả nhân viên về trình độ, về trang phục, về năng lực phục vụ...

Đối với đội ngũ lãnh đạo: Phải đào tạo, bồi dưỡng, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý du lịch có đủ đức, đủ tài, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt, chuẩn bị cho tương lai năm 2010 và năm 2020. Vì vậy cần phải: Nâng cao năng lực lãnh đạo thông qua các các hội thảo, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ vốn là một điểm rất yếu đối với những người làm dịch vụ ở Thái Nguyên. Mỗi người lãnh đạo phải có định hướng đúng đắn trong công việc cũng như những chiến lược phát triển cụ thể về đối tượng khách hàng, về các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích đối với nhân viên cũng như khách hàng.

3.5.8. Chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch Thái Nguyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Công tác tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh Thái Nguyên trong mắt bạn bè quốc tế và trong nước những năm qua đã được thực hiện, xong trên thực tế, do tình hình khó khăn về tài chính, nên việc tuyên truyền, quảng bá của du lịch Thái Nguyên không được thường xuyên. Trong những năm tới, ngành du lịch Thái Nguyên nên tranh thủ khai thác mọi nguồn lực từ ngân sách, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn để tuyên truyền mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thái Nguyên, nhằm thu hút sự


Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 11

quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước, hướng tới xây dựng một hình ảnh đa dạng về loại hình, phong phú về đối tượng du khách với chất lượng phục vụ và hiệu quả cao. Do đó, trong chiến lược quảng bá, đối tượng hướng tới của du lịch Thái Nguyên là khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, ta phải có sự liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để có lượng khách ổn định và thường xuyên nhất.

3.5.9. Bảo vệ môi trường

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường. Sự suy giảm của môi trường cũng đồng nghĩa với việc hoạt động du lịch đi xuống. Ở các khu du lịch, ngoài sự hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của tự nhiên, con người, nét độc đáo của truyền thống văn hoá… thì chất lượng môi trường cũng là yếu tố quan trọng để lôi kéo sự quay trở lại của du khách. Vì vậy, muốn phát triển du lịch, phải hoàn thiện môi trường. Đây là một vấn đề đã và đang được xã hội nhìn nhận và đánh giá một cách hết sức khách quan. Được thiên nhiên ưu đãi và kế thừa những truyền thống lịch sử, văn hoá của một tỉnh miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hoá… Tất cả đã tạo cho Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương giầu tiềm năng du lịch và thực sự hấp dẫn du khách với các địa danh nổi tiếng như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, ATK Định Hoá… Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của du lịch, tài nguyên du lịch của Thái Nguyên đang bị xuống cấp như: Lòng Hồ Núi Cốc có nơi bị thu hẹp và bị bẩn đi rất nhiều khi thời tiết thay đổi, biểu hiện của chất thải thường đóng thành mảng lớn trôi nổi dập dềnh những khi chuyển mùa… thêm vào đó là ý thức của người dân khi tham gia du lịch kém, dẫn tới việc xả rác bừa bãi, làm cho các khu du lịch trở nên kém hấp dẫn đối với du khách nhất là khách quốc tế. Từ thực tế nêu trên, để du lịch được hấp dẫn hay nói cách khác, để phát triển du lịch thì môi trường du lịch phải


được hoàn thiện và phải “ trong lành”. Môi trường du lịch chịu sự tác động bởi hành vi của rất nhiều chủ thể, kể cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các chủ thể không tham gia trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, môi trường du lịch chỉ có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu khi tất cả các chủ thể liên quan đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

Du lịch Thái Nguyên cần hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia, đóng góp của của tất cả các bên liên quan: Các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.

Đối với các nhà quản lý: Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về vai trò và nghĩa vụ quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và môi trường du lịch. Xây dựng, thực hiện các dự án về công tác bảo vệ môi trường du lịch, các dự án giáo dục cộng đồng về vai trò của ngành kinh tế du lịch.

Đối với cộng đồng dân cư địa phương: Cần được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển du lịch bền vững như: Lập kế hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch và tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho họ được hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từ các hoạt động du lịch.

Đối với khách du lịch: Tăng cường hơn nữa các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia hoạt động du lịch, nhằm làm cho họ hiểu rõ được mối quan hệ qua lại, chặt chẽ giữa lợi ích của mình với công tác bảo vệ môi trường.

Đối với toàn xã hội: Nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục thế hệ trẻ có ý thức hướng về cội mguồn, tôn trọng lịch sử, có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử và cảnh quan môi trường. Kết hợp cả hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch nhân văn để vừa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, vừa tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững.


Tiểu kết chương 3

Tài nguyên du lịch của Thái Nguyên đa dạng và phong phú, nếu biết khai thác tối ưu những tài nguyên đó, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch nhanh và bền vững, sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng giao lưu văn hoá xã hội giữa các địa bàn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nếu du lịch Thái Nguyên phát triển, sẽ thúc đẩy công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ công cộng, văn hoá giáo dục, y tế, thể thao… phát triển theo (do có tích luỹ cho xã hội) để tái sản xuất mở rộng, và bản thân doanh nghiệp hoạt động du lịch cũng có tích luỹ để phát triển, mở rộng sản xuất, đời sống cán bộ, công nhân viên hoạt động du lịch cũng được cải thiện. Đồng thời, du lịch phát triển còn góp phần đáng kể xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho những vùng sâu, vùng xa, vùng ATK thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, khắc phục dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giải quyết được vấn đề lớn về lao động. Nếu đầu tư thoả đáng các điều kiện cho phát triển du lịch sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ “Nông nghiệp - công nghiệp - Dịch vụ”, sang cơ cấu “Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” và đạt được những mục tiêu của Đại hội lần thứ XVII (2005) của Đảng bộ tỉnh đề ra về kinh tế, xã hội.

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng trong thời gian vừa qua, du lịch Thái Nguyên chưa có những đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh, thực tế hoạt động của ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động du lịch còn non trẻ, hiệu quả khai thác chưa cao, thậm chí nhiều nơi còn chưa được khai thác (như tuyến Trung tâm thành phố Thái Nguyên đi các huyện phía Nam tỉnh), thiếu sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa các khu du lịch. Để biến những tiềm năng du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch danh thắng của Thái Nguyên thành nguồn lực hiện thực, ngành du lịch phải sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động


của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác, phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá được tiềm năng thương mại và du lịch trên phạm vi rộng. Đồng thời ngành du lịch phải thay đổi tư duy trong lĩnh vực du lịch về quan điểm phát triển du lịch, về quy hoach du lịch, về đầu tư du lịch, về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng…


KẾT LUẬN


Khác với nhiều khu du lịch sinh thái khác trong cả nước, tài nguyên du lịch sinh thái của Thái Nguyên không chỉ đơn thuần một dạng. Đây là nơi “chụm đầu” của cả bốn rặng núi cánh cung đá vôi miền Đông Bắc, nên Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ… giống như “một vùng Hạ Long trên sóng lúa”! Các trái núi đá vôi lại được những tán rừng nguyên sinh che phủ nên cảnh quan càng trở nên huyền bí, kỳ thú, mang nhiều nét hoang sơ với những địa danh nổi tiếng như: Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, động Người xưa, thác Mưa rơi (Võ Nhai), hang Chùa hay Thác Khuôn Tát (Định Hoá) Không những thế, Thái Nguyên lại còn có cả sườn phía đông dãy núi Tam Đảo đồ sộ, nơi có rừng quốc gia Tam Đảo rộng lớn, tạo nên những tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm, du lịch thể thao… hấp dẫn. Gần sát với chân dãy núi Tam Đảo là một khu du lịch “sơn thuỷ hữu tình” hồ Núi Cốc nổi tiếng… Kề với những vùng núi cao là san sát những khu đồi thấp đã trở thành những đồi chè búp xanh non mơn mởn và những đồi cây ăn quả sum suê hoa trái… Thái Nguyên còn có cả những cánh đồng chạy dài ven bãi sông hay những thung lũng lúa vàng men theo chân núi xanh rì, ở đó thấp thoáng những nhà sàn mái lá và dưới khe suối róc rách có những cọn nước ngày đêm cần mẫn quay vòng chuyển dòng nước mát cho những cánh đồng cao.

Theo các nhà địa chất học, ở Thái Nguyên hình thành cả 4 nhóm với 15 kiểu cảnh quan hình thái địa hình, điều đó làm du khách từ phương xa tới luôn bị bất ngờ trước những cảnh sắc thiên nhiên khác nhau. Sự đa dạng về hình thái địa hình, đa dạng về sinh thái là điểm lợi thế của Thái Nguyên so với các điểm du lịch khác.

Lợi thế nổi bật nhất của du lịch Thái Nguyên là về tài nguyên du lịch nhân văn. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Thái Nguyên


có tới 780 di tích được kiểm kê, trong đó có 12 di tích khảo cổ, 479 di tích lịch sử, 16 di tích kiến trúc nghệ thuật, 225 di tích tín ngưỡng, 40 di tích danh thắng. Đến nay đã có 36 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, 53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh, nhiều di tích đang được đề nghị xếp hạng. Tiêu biểu là khu di tích khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai), di tích Đền Đuổm (Phú Lương), khu di tích núi Văn, núi Võ (Đại Từ)…

Trên đất Thái Nguyên có biết bao di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh như Khuôn Tát, Tỉn keo, Nạ Tra (Định Hoá), BảnVang, Đồng Quán (Võ Nhai)… Có biết bao nhân vật lịch sử gắn với các di tích ở Thái Nguyên như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… Có biết bao cơ quan, đoàn thể có di tích như cội nguồn của mình: Hội liên hiệp phụ nữ xóm Bản Quyền, Cục Điện ảnh Bản Bắc, Cục Quân nhu Thôn Đậu, Tổng cục Chính trị Đồng Rằm, Bộ Tổng tham mưu Đồng Đan…

Ta hãy thử hình dung, biết bao con người đã từng có mặt tại những địa danh nổi tiếng đó của Thái Nguyên cùng hậu duệ muôn đời của họ, có biết bao cơ quan với lớp lớp thế hệ con cháu muốn biết cội nguồn của mình, bên cạnh nhu cầu du lịch ngày càng phát triển thì việc hành hương về cội nguồn lịch sử là một nhu cầu không nhỏ, biết khai thác tiềm năng ấy, du lịch sẽ trở thành một nguồn lực hiện thực không chỉ tính được bằng tiền bạc mà cao hơn cả đó những sức mạnh tạo nên phẩm cách con người.

Thái Nguyên vừa là cái nôi, vừa là điểm hội tụ nền văn hoá đặc sắc của các dân tộc cư trú trong vùng Việt Bắc, lại vừa là nơi giao lưu hội nhập với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều đó đã tạo nên nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch văn hoá.

Với những lợi thế về tài nguyên du lịch nói trên, Thái Nguyên có thể tạo được sức hút đối với nhiều du khách, đáp ứng được nhu cầu về sự lựa chọn, hưởng thụ nhiều loại sản phẩm du lịch khác nhau của du khách bốn phương …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024