Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Vinafco


3. Quản lý hoạt động dự trữ


Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất, lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng... Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liện tục nhịp nhàng và hiệu quả được.

Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics:


Hình1. 4 : Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Dự trữ nguyên vật


Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần Vinafco - 4

Dự trữ bán thành phẩm

Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất

Dự trữ sản phẩm trong lưu thông


Dự trữ là tất yếu khách quan, nó là kết quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung, hoạt động logistics nói riêng, mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Tuy nhiên phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra


những quyết định về thiết kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải…

Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics. Nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật: phân tích dự báo, mô hình dữ trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng.


4. Dịch vụ vận tải


Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng.

Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh logistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thông thường là người kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (Non–Vessel-Owning Common Carriers - NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng cho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơi


tiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hoặc do họ thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub - contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vận chuyển. Khi thực hiện công việc vận chuyển, người kinh doanh dịch vụ logistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng. điều này có nghĩa là người kinh doanh dịch vụ logistics sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của chính mình và chịu trách nhiệm toàn bộ trước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Dù có là người vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của mình hoặc phương tiện do mình thuê mướn) hay là người vận chuyển gián tiếp (thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụ với người kinh doanh vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụ logistics vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:

- Chi phí vận tải

- Tốc độ vận chuyển

- Tính linh hoạt

- Khối lượng/trọng lượng giới hạn

- Khả năng tiếp cận


Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho... Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưu


kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau:

- Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ

- Chọn vị trí kho hàng

- Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics

- Quản lý quá trình vận chuyển...


Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với một số mặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao.

Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tải cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Trước hết giải quyết được vấn đề là đưa sản phẩm tới đúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng thêm. Kế nữa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Việc chọn đúng phương tiện và phối hợp các hình thức vận tải khác nhau chỉ với mục đích cuối cùng sao cho vận chuyển càng nhanh hàng hóa tới tay người tiêu dùng càng tốt. Như vậy giá trị gia tăng trong khâu vận tải chính là việc khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi, đúng lúc.

Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn một hoặc nhiều phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

5. Hoạt động kho bãi


Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.


Hoạt động logistics này là một hoạt động chiến lược nó ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển, chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tất nhiên ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền cung ứng. Cho nên trong hoạt động này cần phải xácđịnh tốt vị trí kho hàng. Vị trí kho hàng được quyết định dựa trên các điều kiện cơ bản sau: gần các trung tâm bán hàng lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục làm đơn giản( đặc biệt là thủ tục thông quan nếu là logistics toàn cầu), có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhất là có tình hình chính trị-xã hội ổn định. Đây chính là nguyên nhân lý giải 60% các trung tâm phân phối, các kho hàng lớn của Châu Âu đều tập trung ở Hà Lan.

Người kinh doanh dịch vụ logistics không nhất thiết là người phải có kho, bãi. Họ có thể tư vấn cho khách hàng những địa điểm lưu kho thuận lợi cho quá trình giao nhận, chuyên chở, phân phối và thậm chí thay mặt cả khách hàng để ký các hợp đồng lưu kho hàng hóa. Bên cạnh việc thực hiện các công tác lưu kho, lưu bãi, người kinh doanh dịch vụ còn cung cấp cho khách hàng các hoạt động về quản lý kho, quản trị dự trữ và đây là một bước tiến cao hơn so với công tác lưu kho, lưu bãi đơn thuần trong hoạt động giao nhận truyền thống trước đây.

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong thời gian hàng hóa được lưu kho nằm trong sự quản lý của mình theo các quy định của pháp luật.

Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hóa là các hoạt động về dán mác, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối,...

Hoạt động lưu kho có quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải trong chuỗi hệ thống logistics. Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm của sản phẩm. Thiết kế hệ thống cơ sơ sản xuất và kho hàng


khoa học, hợp lý cho phép tiết kiệm được chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra của hệ thống logistics.

Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là quản lý hệ thống thông tin. Phải thường xuyên cập nhập thông tin về mức độ dự trữ , lượng hàng nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng hàng hóa, các yêu cầu của khách hàng….Thông tin ở đây cần phải kịp thời và chính xác. Muốn làm được như vậy thì phải biết ứng dụng Hệ thống chia sẻ và trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Interchange- EDI), hệ thống mã vạch, và phải vi tính hóa mọi hoạt động.‌‌


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO


I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vinafco


1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần VINAFCO


Ngày 16/12/1987, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định số 2339A/TCCB thành lập Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương

Ngày 2/8/1993, Bộ Giao thông Vận tải có quyết định số 1542QĐ/TCCB-LĐ thành lập lại Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương là một Doanh nghiệp Nhà nước.


Năm 1995, Bộ Giao thông Vận tải thành lập Tổng Công ty Dịch vụ vận tải trong đó Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương là thành viên của Tổng Công ty.

Năm 1997, Bộ Giao thông Vận tải giải thể Tổng Công ty Dịch vụ vận tải và Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương trở về trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Trong giai đoạn 1993 - 1997, Công ty đã liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thụy Sỹ, liên doanh với Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) và 2 đối tác của Nhật thành lập Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (DRACO).

Giai đoạn 1998 - 2000, tổng vốn đầu tư của Công ty lên tới hơn 58 tỷ đồng để tài trợ cho dây chuyền vận chuyển NH3, đầu tư thêm kho bãi, mua máy cắt phôi, dàn cán thép, mua tàu chở container...

Năm 2001, Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương cũng chính thức chuyển sang công ty cổ phần theo Quyết định số 211/2001/QĐ/BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương thành Công ty cổ phần, với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Trung ương, gọi tắt là Công ty Cổ phần VINAFCO.

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tích, nhiều bằng khen của Bộ Giao thông Vận tảI và của Chính phủ.Ngoài ra, rất nhiều cá nhân trong Công ty đã được vinh dự nhận bằng khen của Bộ Giao thông Vận tải, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.


Hội nhập cùng xu thế mới của thị trường, nắm bắt được thời cơ và cơ hội mới của thương hiệu VINAFCO trên thị trường Việt Nam, ngày 26 tháng 6 năm 2006 theo giấy phép niêm yết số 53/GPNY do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Theo đó, cổ phiếu của Công ty cổ phần VINAFCO được niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch là VFC. Và ngày 24 tháng 07 năm 2006 cổ phiếu của công ty cổ phần VINAFCO đã chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch TP.HCM với giá khớp lệnh phiên giao dịch đầu tiên là 30.000đ/1CP.

2. Giới thiệu về công ty


Tên Công ty: Công ty Cổ phần VINAFCO


Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION


Tên viết tắt: VINAFCO


Biểu tượng của Công  Vốn điều lệ hiện tại 55 756 270 000 đồng Năm mươi lăm tỷ bảy trăm 1


Vốn điều lệ hiện tại: 55.756.270.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

Trụ sở chính : Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : (84-4) 7684464/7684469


Fax: (84-4) 7684465


Website: www.Vinafco.net

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022