Nhận Xét Về Thực Trạng Khai Thác Nguyên Du Lịch Tỉnh Phú Yên


những điểm tài nguyên này chỉ để ngắm, chiêm ngưỡng trong thời gian

ngắn rồi về, vì ở những nơi này không có các dịch vụ ăn uống, lưu trú, hay giải trí nào. Điều này tạo ra cảm giác nhàm chán cho du khách, và địa phương cũng bị mất đi nguồn thu đáng kể từ hoạt động du lịch.

Có thể nhận thấy được điều này qua các chương trình du lịch nội

tỉnh như: trong chương trình du lịch có tắm biển ở Long Thủy, du khách

tắm biển xong thì vào nhà dân xung quanh để tắm lại nước ngọt mà chưa thấy một công ty hay doanh nghiệp nào đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, nhà

tắm nước ngọt phục vụ

du khách. Hay ngay cả

gành Đá Dĩa – một hiện

tượng độc đáo của thiên nhiên và đã được công nhận là danh thắng cấp Quốc gia chỉ cách quốc lộ 1A Khoảng 18 km. Nhưng để cho những loại xe 45 chỗ vào được đây là rất khó, vì đường rất hẹp, chất lượng mặt đường

chưa tốt. Tại gành Đá Dĩa không có khu nào được xây dựng để phục vụ

nhu cầu giải trí, vệ sinh cho du khách. Du khách đến đây phải đứng dưới ánh nắng chói chang của miền Trung, thì làm sao mà cảm nhận hết được vẻ đẹp của gành Đá Dĩa.

Tại danh thắng Quốc gia đầm Ô Loan, chưa có công ty nào đứng ra

quản lý khai thác và bảo vệ đầm phục vụ cho mục đích du lịch. Cho nên

nhiều đoàn khách tới đây tham quan và muốn được thưởng thức món sò

huyết Ô Loan nổi tiếng, thế là những hàng quán mộc lên xung quanh,

người dân khai thác sò huyết ở đầm Ô Loan một cách quá mức, cùng với chất thải sinh hoạt được thải xuống Đầm làm cho sò huyết và các sinh vật khác cạn kiện.

Trong chương trình du lịch đến để đón ánh bình minh tại hải đăng

Mũi Điện, thì tuyến đường đến đây cũng khó khăn, xe loại 45 chỗ cũng

không đến được. Muốn nghỉ qua đêm ở

đây để

ngày mai có thể kịp đón


ánh bình minh đầu tiên trên dải đất liền Việt Nam thì không có cơ sở lưu trú nào, mà chỉ là những chỗ nghỉ do cán bộ làm nhiệm vụ canh giác ở đây sắp xếp và số lượng giường ngủ không nhiều từ 5 đến 10 người.

Các điểm tài nguyên du khác như: tháp Nhạn, thành Hồ, thành An Thổ thì ở những nơi này không có nhà trưng bày giới thiệu hiện vật, chưa có thuyết minh viên tại điểm để giới thiệu cho du khách, Cho nên du khách tới đây phần nhiều là các nhà nghiên cứu.

 Hình thức khác thác có sự đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Hiện nay ở Phú Yên có một số điểm tài nguyên du lịch đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật như:

+ Khu du lịch sinh thái Sao Việt:

Resort Sao Việt nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 10 km về phía Bắc, tọa lạc tại đồi Thơm. Khu du lịch sinh thái Sao Việt (nơi mà người dân địa phương vẫn gọi với cái tên dân dã ­ Khu du lịch núi

Thơm) có 83 phòng nghỉ

sang trọng dạng biệt thự

và nhà Việt Nam với

trang thiết bị nội thất hiện đại mang tính dân tộc nằm trên một đồi núi

rộng 48 ha và một bãi tắm trong xanh, tinh khiết. Khu du lịch sinh thái Sao

Việt có các dịch vụ

như

nhà hàng, karaoke, quầy bar, tennis, spa, beauty

salon, Hồ bơi 800 m2 rộng thoáng với hồ tắm thủy lực, dưới thác nước bơi qua hang động ... một nơi lý tưởng để thư giãn và khám phá những cảnh quan hấp dẫn gần bên như gành Đá Dĩa, đầm Ô Loan, chùa Đá Trắng...

+ Bãi Tràm Hideaway Resort

Nằm bên vịnh Cù Mông bình lặng và thơ mộng, bãi Tràm Hideaway Resort thuộc xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu (Phú Yên) là địa điểm đẹp nằm trên các đồi cát trập trùng tựa lưng vào những dãi núi nhô ra biển, Bãi


Tràm hoang sơ và kiêu sa với bờ biển phẳng lỳ hình vòng cung, được bao bọc bởi hai ngọn núi đá tạo cho bãi tắm sự kín đáo và yên ả tuyệt đối. Bãi Tràm Hideaway Resort có 167 phòng ở tiêu chuẩn 5 sao, nằm trong tổng thể cơ sở hạ tầng đồng bộ, điều hành, tiếp thị và quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế của dự án khu nghỉ mát. Trong đó có những biệt thự bờ biển, biệt thự ven đồi, biệt thự kiểu Pháp và các khu bungalow; cùng các khu giải trí và thể thao, trung tâm hội nghị và cung cấp các dịch vụ khác.


+ Golden Beach Resort

Nằm cạnh bờ biển thành phố Tuy Hòa; không gian thanh nhã, thoáng

mát, cảnh quan tuyệt đẹp.

Golden Beach Resort được công ty cổ

phần

Thuận Thảo đầu tư xây dựng và đã hoàn thành giai đoạn 1 với các dịch vụ

như:bể tắm nước biển,

bể sục massage thủy lực, các chòi nghỉ

ngơi đón

gió lãng mạn, các nhà hàng đẳng cấp 5 sao với các món ăn Âu ­ Á hảo hạng và các món hải sản tươi sống nồng nàn hương vị đại dương. Phục vụ tiệc Buffet (thứ bảy và chủ nhật hằng tuần), các bungalow cực sang, tiêu chuẩn 5 sao. Các quầy bar sang trọng. Dự kiến giai đoạn 2 sẽ xây dựng các biệt thự kiểu pháp ven biển và các dịch vụ vui chơi giải trí biển khác.

+ Tuyến đường nối kết vịnh Xuân Đài và Quy Nhơn

Để khai thać tiêm̀ năng du lịch của vịnh Xuân Đài (huyêṇ Sông Câu)̀ ,

Vào năm 2002, quôć lộ 1D, đường Quy Nhơn (tinh Biǹ h Đinh) ­ Sông Câù

(tinh PhúYên), đoạn qua PhúYên cóchiều dài 13 km được đầu tư xây dựng mơí đãđược đưa vào sử dung.

Tóm lại, hình thức khai thác tài nguyên du lịch có sự đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở vật chất hạ tầng ở Phú Yên là rất ít. Mặc dù tài nguyên du lịch ở Phú Yên rất nhiều và phong phú.


2.2.4. Nhận xét về thực trạng khai thác nguyên du lịch tỉnh Phú Yên

Hiện nay thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên có chuyển biến tích cực như: đã hình thành được các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh; một số điểm tài nguyên du lịch đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ, cơ sơ hạ tầng phục vụ du lịch. Nhưng bên cạnh đó, tài nguyên du lịch Phú Yên chưa được khai thác một cách hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường.

 Về mặt kinh tế:

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, thì tính đến tháng 5 năm 2010 Phú Yên có 25 điểm tài nguyên, trong tổng số 32 điểm tài nguyên là điểm tham quan. Hình thức khai thác hầu hết là hình thức “thô”, tức là tại các điểm tài nguyên du lịch chưa đầu tư xây dựng cơ vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: nhà vệ sinh, nhà tắm nước ngọt (tại các bãi tắm), các nhà trưng bày hiện vật (tại các di tích lịch sử), các tuyến đường dẫn đến các điểm tài nguyên du lịch khó khăn.

Sản phẩm du lịch ở tỉnh Phú Yên chưa phong phú, chưa đa dạng, lại trùng lắp với các tỉnh (thành phố) khác trong khu vực Nam Trung Bộ như: trong các chương trình du lịch đến Phú Yên phần nhiều là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.

Tất cả những điều đó dẫn đến lượng khách du lịch thuần túy đến

với các điểm tài nguyên không nhiều. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch tỉnh Phú Yên thì

khách du lịch thuần túy là

50 200 lượt

khách trong tổng số 280 000 lượt khách du lịch (năm 2009). Doanh thu lữ hành thấp, sau đây là bảng tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn 2005 – 2009

Bảng 2.1. Tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn 2005 – 2009.


Đơn vị tính: Triệu đồng.



Năm

Chỉ tiêu


2005


2006


2007


2008


2009

Lữ hành

286

456

744

1.133

2.800

Lưu trú

5.739

8.061

10.15

3

21.17

8

42.00

0

Ăn uống

12.08

4

20.31

0

33.26

7

56.54

2

77.00

0

Vui chơi giải trí

1.360

1.317

2.203

8.288

9.000

Dịch vụ khác

1.031

2.012

1.077

2.957

10.20

0

Tổng cộng

20.50

0

31.70

0

47.44

4

90.09

8

141.0

00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên - 7


(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên)

Từ bảng tổng hợp trên, có thể thấy rằng doanh thu giữa các lĩnh vực

có sự

chênh lệch khá lớn cụ

thể

là: kinh doanh lữ

hành luôn chiếm tỉ lệ

thấp so với các loại hình kinh doanh khác. Năm 2005, kinh doanh lữ hành chỉ đạt được 286 triệu đồng trong tổng số 20,5 tỉ đồng chiếm 1,4% trong

tổng doanh thu từ

du lịch; đến năm 2009, kinh doanh lữ

hành đạt 2.8 tỉ


đồng, trong tổng số 141 tỉ đồng, chiếm 2% tổng doanh thu du lịch. Như vậy doanh thu từ lữ hành giai đoạn 2005 – 2009 có tăng nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu từ du lịch.

Tóm lại, lượng khách du lịch thuần túy và doanh thu từ lữ hành của tỉnh Phú Yên thấp. Điều này cho thấy thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Phú Yên chưa đạt hiệu quả về kinh tế.

 Về mặt môi trường

Hiện nay hầu hết các điểm tài nguyên du lịch ở Phú Yên được khai thác phục vụ mục đích du lịch mà chưa được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, chỗ được rác thải sinh hoạt. Điều này được minh chứng qua điểm du lịch nổi tiếng ở gành Đá Dĩa, Vực Phun, tháp Nhạn, bãi Môn tại đây không có nhà vệ sinh công cộng, nơi đựng rác sinh hoạt cho du khách. Như vậy du

khách sẽ “phóng uế”, vức rác bừa bãi khắp mọi nơi làm ô nhiễm môi

trường tại các điểm du lịch .

Mặt khác do nhu cầu muốn thưởng thức món sò huyết Ô Loan nổi tiếng của du khách khi đến Phú Yên cho nên người dân ở đây đã đánh bắt hải sản tận thu, tận diệt trên đầm Ô Loan bằng soi điện, lưới điện, lưới ba

màn...và hậu quả là

cua huỳnh đế

đã giảm 70%, sò huyết giảm 95%, cá

mối vạch giảm 60% và nhiều loại cá nổi, cá đáy cũng giảm nhiều (theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên). Môi trường sinh

thái ở

đầm Ô Loan – một danh thắng cấp Quốc gia đang bị

suy thoái


nghiêm trọng.

Tóm lại, các điểm tài nguyên đang bị


đe dọa bởi rác thải sinh hoạt


của khách du lịch, các nguồn tài nguyên thủy sản tại các đầm, vịnh đang bị người dân địa phương khai thác quá mức để phục vụ du khách. Chính điều


này đã thể hiện thực trạng khai thác nguyên du lịch đạt hiệu quả về mặt môi trường.

Tiểu kết chương 2

ở tỉnh Phú Yên chưa


Chương này đã nêu lên hiện trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Yên bao gồm tài nguyên tự nhiên với cảnh quan quan địa hình, tài nguyên biển, tài nguyên sông hồ, thác, nước khoáng và tài nguyên nhân văn với các di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kinh tế. Dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có của tỉnh, khóa luận đi sâu vào phân tích, làm rõ thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên trên các mặt như: tuyến điểm du lịch đã hình thành, sản phẩm du lịch, hình thức khai thác tài nguyên du lịch, và rút ra kết luận là nguồn tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên chưa được khai thác hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN


3. 1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên luôn gắn với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, gắn với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thực hiện đúng tinh thần nghị quyết số 03 NNQ/TU, kết luận số 77­ KL/TU của Tỉnh uỷ và kế hoạch 204/KH­UB ngày 12/3/2002 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về phát triển du lịch. Công tác quy hoạch và phát triển du lịch phải đảm bảo các mục tiêu sau:

­ Phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của tỉnh: có thể nói rằng thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Phú Yên nhiều cảnh quan đẹp được

phân bố

rộng khắp

ở rưǹ g, nuí, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo, sông,

hô,̀...cùng với tài nguyên nhân văn phong phú với nhiều di tích lịch sử, công

trình kiến trúc, nơi hội tụ của nhiều dân tộc hình thành các lễ hội phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Cho nên trong công tác quy hoạch phát triển du lịch cần hướng đến khai thác tối đa lợi thế này, tạo ra những sản phẩm du lịch riêng của tỉnh, biến lợi thế, tiềm năng thành động lực phát triển.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023