Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Huê Lớp : Nhật 6

Khóa 45

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hương


Hà Nội, tháng 05 năm 2010

LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành công việc nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua:

Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Trịnh Thị Thu Hương - Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại Thương - người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảogiúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Sau đó em xin cảm ơn các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Takano - Giảng viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương, người đã giúp em tìm thêm tài liệu tiếng Nhật để có thể thực hiện nghiên cứu này một cách tốt nhất.

Xin cảm ơn ông Yamada Tatsuya - Tổng giám đốc công ty Logitem Vietnam 2, người đã giúp em giải đáp những thắc mắc, cung cấp thêm những thông tin cho em về thị trường logistics Nhật Bản và thị trường logistics Việt Nam.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cũng như bạn bè, những người đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về vật chất cũng như tinh thần, cổ vũ em có thể hoàn thiện công việc của mình.


Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện


Đặng Thị Huê

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 0

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 2

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 2

1.Khái niệm dịch vụ logistics 2

2.Lịch sử hình thành và phát triển của logistics 5

3.Đặc điểm của logistics 7

4.Phân loại logistics 9

II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA LOGISTICS 12

1. Yếu tố vận tải 12

2. Yếu tố marketing 14

3. Yếu tố phân phối 14

4. Yếu tố quản trị 15

5. Các yếu tố khác 16

III. VAI TRÒ CỦA LOGISTICS 19

1.Vai trò của logistics 19

2.Tác dụng của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp 20

VI. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 23

1.Mua sắm nguyên vật liệu 23

2.Dịch vụ khách hàng 23

3.Quản lý hoạt động dự trữ 24

4.Dịch vụ vận tải 25

5.Hoạt động kho bãi 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN29

I. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÀNH LOGISTICS NHẬT BẢN 29

1.Khái niệm logistics Nhật Bản 29

2.Quá trình phát triển của ngành logistics Nhật Bản 29

3.Đặc điểm thị trường logistics Nhật Bản 30

4.Yêu cầu phát triển quản lý logistics Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay. 32

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN 34

1.Các loại hình dịch vụ logistics tại Nhật 34

2.Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động logistics Nhật Bản 40

3.Hệ thống cơ sở hạ tầng 42

4.Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics 46

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN 55

1.Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động logistics tại Nhật Bản 55

2.Những thành tựu ngành logistics Nhật Bản đã đạt được 57

3.Nguyên nhân cho sự phát triển logisics của Nhật bản 60

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA NHẬT BẢN 65

1.Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại 65

2.Ban hành kịp thời các chính sách điều chỉnh hoạt động kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp logistics trong nước phát triển 67

3.Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, giữ uy tín thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 68

4.Cạnh tranh lành mạnh, hợp tác cùng phát triển. 69

5.Đào tạo nguồn nhân lực có kinh nghiệm, nghiệp vụ 69

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 70

I.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 70

1.Các loại hình dịch vụ logistics tại Việt Nam 70

2.Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động logistics 77

3.Cơ sở hạ tầng 77

4.Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics 81

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 83

1. Những thuận lợi cho việc phát triển ngành logistics tại Việt Nam 83

2. Những mặt yếu kém trong hoạt động logistics tại Việt Nam 84

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 89

1. Cơ sở hạ tầng 90

1.1. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cơ sở đồng bộ tiên tiến. 90

1.2. Xây dựng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics 92

2. Pháp luật 93

2.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cho hoạt động logistics, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh logistics 93

2.2 Thành lập cơ quan ban ngành của nhà nước theo dõi sát sao hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics 94

3. Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics 95

3.1. Đẩy mạnh nhận thức về logistics 95

3.2. Đa dạng các loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng thời gian và địa điểm 95

3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 96

3.4. Nâng cao năng lực quản lý trong các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing nhằm khẳng định vị trí của mình 96

3.5. Liên kết hợp tác doanh nghiệp để cùng phát triển 97

3.6. Liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài 98

3.7. Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan 99

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


AEO

Người được ủy quyền

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DWT

Trọng tải có thể chở hay chịu đựng được của tàu thuyền

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

ESCAP

Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á

EU

Liên minh Châu Âu

GATT

Tổ chức thuế quan và mậu dịch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

G.SPM

Hệ thống thông tin quản lý cảng biển

HTLG

Hệ thống Logistics

JAL

Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản

JILS

Viện Hệ thống logistics Nhật Bản

JIT

Đúng thời gian địa điểm

JTA

Hiệp hội vận tải Nhật Bản

LPI

Chỉ số phát triển dịch vụ Logistics

NVOCC

Người vận chuyển hàng hóa không có tàu

METI

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản

MITI

Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản

MLIT

Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng Giao thông và Du lịch Nhật Bản

MTO

Người kinh doanh vận tải đa phương thức

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PBM

Cơ quan quản lý cảng biển Nhật Bản

RFID

Thẻ đọc thông minh

SCM

Chuỗi cung ứng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TEU

Đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft

VIFFAS

Hiệp hội kho vận Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

3PL

Logistics bên thứ 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics 11

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật qua các năm 34

Bảng 3: Chỉ số phát triển khối lượng hàng hóa phân theo ngành vận tải của Nhật Bản 35

Bảng 4: Vị trí xếp hạng các cảng container Nhật Bản trên thế giới 49

Bảng 5: Bảng xếp hạng chỉ số LPI của Nhật Bản qua các năm 57

Bảng 6: Biểu đồ xếp hạng các nước vận tải container lớn nhất thế giới 59

Bảng 7: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của Việt Nam 71

Hình 1: Chuỗi logistics 4

Hình 2: Lộ trình vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới của công ty Sagawa Express- Nhật Bản 39

Hình 3: Dòng luân chuyển hàng hóa trong công ty logistics Nhật Bản 40

Hình 4: Bản đồ phân bố các cảng biển, sân bay chính và hệ thống đường cao tốc, đường sắt tại Nhật Bản 42

Hình 5: Quy mô các ngành vận tải giao nhận chính tại Nhật 47

Hình 6: Tỷ lệ quy mô các doanh nghiệp vận tải đường bộ của Nhật Bản 52

Hình 7:Dự đoán thị trường 3PL của Nhật đến năm 2013 53

Hình 8: Bản đồ thể hiện số người sinh ra và mất đi của Nhật Bản qua các năm 56

Hình 9: Chi phí logistics so với GDP qua các năm của Nhật Bản 58

Hình 10: Chi phí logistics so với GDP của Mỹ qua các năm 58

.............................................................................................................................. 63

Hình 11:Dự án thúc đẩy siêu cảng trung tâm của Nhật Bản 67

Hình 12: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 75

Hình 13: Phân bố ba cụm cảng biển Việt Nam 78

Hình 14: Cơ cấu thành phần kinh tế kinh doanh dịch vụ logistics 82

LỜI NÓI ĐẦU


Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, mọi người có thể tiêu thụ được những sản phẩm hàng đầu, có sự tích hợp của hàng trăm quốc gia trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa đã làm thay đổi cung cầu hàng hóa trên toàn cầu, buộc các nhà sản xuất ra sản phẩm phải thực hiện phương châm "khách hàng là thượng đế", làm cho việc cạnh tranh của các nhà sản xuất trên thế giới ngày càng trở nên quyết liệt hơn, đòi hỏi quá trình chuyên môn hóa ngày càng cao. Chính trong môi trường ấy, ngành dịch vụ logistics ngày càng phát triển đi vào chiều sâu.

Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Với cách hiểu như vậy thì người cung ứng dịch vụ logistics không chỉ đơn giản là người giao nhận vận tải mà còn tham gia vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, tích hợp giúp họ những khâu ngoài quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt hơn.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, các công ty giao nhận vận tải đã vươn ra tầm cao mới, phân phối hàng hóa trên toàn cầu, hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Trong các công ty nổi tiếng đó, không thể không kể đến các công ty logistics của Nhật Bản.

Từ một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá, nhân dân Nhật đã từng bước đứng lên xây dựng nền kinh tế, đưa nước Nhật trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Để làm nên thần kì Nhật Bản ấy, không thể không kể đến sự giúp sức của các doanh nghiệp logistics Nhật Bản.

Toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và Việt Nam chúng ta cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy ấy. Kể từ khi gia nhập WTO kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp logistics của nước ta vẫn còn nhỏ bé, vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics trong nước. Bởi vậy nâng cao vai trò của các doanh nghiệp logistics trong nước đang là đỏi hỏi cấp bách cho nền kinh tế nước ta.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024