Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay - 2

1.1.1.3. Conferences/ Conventions (hội thảo, hội nghị)

Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với meetings hay incentives. Conferences/ Conventions được tổ chức quy mô hơn bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn. Chính lý do đó mà Conferences/ Conventions thường được gọi là các cuộc hội thảo hơn là các cuộc hội họp.

Loại hình này giúp cho nhiều người trên thế giới có cơ hội gặp gỡ để trao đổi thông tin và ý tưởng.

Mục đích tổ chức hội thảo cũng nhằm tạo cơ hội để nhân viên, nhà cung ứng, khách hàng, các trung gian môi giới bán hàng có dịp trao đổi ý kiến cũng như bổ trợ nhau để cùng đạt được mục tiêu chung của tổ chức hay công ty.

Conferences/ Conventions cũng có thể được tổ chức nhằm thông tin về sản phẩm mới đến khách hàng.

Tạo điều kiện để các nhân viên, bộ phận bán hàng, khách hàng và đại lý cùng gặp gỡ nhau.

Có hai loại hình hội thảo thường gặp:

Cuộc hội thảo được tổ chức bởi các thành viên: Phương thức chính là theo thứ tự các quốc gia hay các tổ chức, thường được tổ chức theo các khu vực.

Cuộc hội thảo được tổ chức theo phương thức đấu thầu đối với các nước hay các tổ chức đăng cai tổ chức. Chúng ta hãy tham khảo các đề tài liên quan đến các cuộc hội thảo được trình bày ở bảng 1.1 dưới đây.

BIỂU ĐỒ 1.1: NHỮNG ĐỀ TÀI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CUỘC HỘI THẢO

Nông nghiệp 4%

Thương mại 4%

Xã hội

Giao thông và liên lạc

4%

Khác 3%

18%

Giáo dục 4%

Kinh tế 4%


Công nghiệp 9%

Y Khoa 28%

Khoa học 13%

Kỹ thuật 9%

Nguồn: WTO

1.1.1.4. Events/ Exhibitions (các sự kiện, các cuộc triển lãm)

Là hoạt động tổ chức triển lãm, hội chợ hay các sự kiện lớn. Trong MICE, Exhibitions thường là các triển lãm, hội chợ, trưng bày, quảng bá sản phẩm hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Events có thể bao gồm các sự kiện văn hoá lớn, chính trị, thể thao, các ngày lễ kỷ niệm danh nhân thế giới, ngày khánh thành công ty.vv..

Nhìn chung, mục đích của Exhibition và Events có nhiều điểm tương đồng với các thành phần trên. Có thể chia nhân tố Exhibition và Events thành 2 nhóm, đó là các sự kiện triển lãm của doanh nghiệp và các sự kiện triển lãm đặc biệt.

Với các doanh nghiệp Exhibition cũng nhằm quảng bá hình ảnh về công ty, giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, Exhibitions có thể tăng cường nhận thức của công chúng đối với công ty và sản phẩm một cách trực tiếp hơn thông qua các hình ảnh và các sản phẩm mẫu

1.1.2. Các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch MICE

Do tính chất đặc thù của du lịch MICE nên thị trường khách là khách du lịch công vụ, khách tham gia hội nghị hội thảo quốc tế lớn… Đây là thị trường khách có khả năng chi trả cao, mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch nhưng đồng thời cũng yêu cầu cao về mọi mặt. Vì vậy, để có thể phát triển được loại hình du lịch MICE, cần phải đảm bảo được các nhân tố quan trọng sau:

+Có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp: Các khách sạn cung cấp cơ sở lưu trú cho khách phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về số phòng và chất lượng dịch vụ, các hãng hàng không, vận chuyển, thông tin liên lạc phải đảm bảo sự thuận tiện cho du khách.

+ Có các danh lam thắng cảnh hấp dẫn: điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư, tôn tạo nhằm tạo nên sức hấp dẫn cả về tính đa dạng, cả về tính nguyên bản của danh thắng.‌

+ Có các quy định phù hợp, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch này như quy định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, quy định về xuất nhập cảnh và xe dẫn đường…

+ Đảm bảo sự an toàn và ổn định về chính trị, người dân thân thiện, niềm nở.

+ Có các nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp.

+ Chất lượng của sản phẩm du lịch MICE phải tương xứng với sự chi trả và làm hài lòng khách.

1.2. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới và kinh nghiệm một số nước về phát triển du lịch MICE

Ngành du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ đem lại nguồn thu rất lớn, nguồn lợi này không chỉ ở ngành du lịch lữ hành, mà nó còn phân phối cho các ngành khác ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch như: khách sạn, nhà hàng, hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các ngành không trực tiếp như: Vận chuyển, thông tin liên lạc, quảng cáo…….

Sự tiên đoán của WTO về ngành công nghiệp du lịch thế giới sẽ đạt trên con số 1,56 tỉ USD vào năm 2020, trong đó khoảng 1,18 tỉ khách sẽ di chuyển trong vùng và khoảng 377 triệu du khách đi du lịch đường dài. Trong số lượng tiên đoán trên thì Châu Âu vẫn ở vị trí dẫn đầu về nơi tiếp nhận du khách (717 triệu du

khách), vùng Đông Á và Thái Bình Dương (397 triệu), Châu Mỹ (2825 triệu), theo sau sẽ là Châu Phi, vùng Trung Đông và Nam Á.

BIỂU ĐỒ 1.2: DỰ ĐOÁN SỐ LƯỢNG DU KHÁCH THẾ GIỚI NĂM 2020


1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

1950

Nam Á Trung Đông Châu Phi

Đông Á - TBD

Châu Mỹ Châu Âu

1960

1970

1980

1990

2000

2010

2020

Nguồn : WTO

Bên cạnh đó số giờ nghỉ cũng được tăng lên cộng thêm xu hướng của khách quốc tế ngày càng đi du lịch nhiều đến với thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá ở các nước Châu Phi và Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Đây là thị trường du lịch mới mang đến cho du khách thế giới nhiều điều thú vị với các loại hình du lịch như du lịch sinh thái Singapore, shopping Thái Lan, du lịch văn hoá Trung Quốc.

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ đầu tư phát triển kinh tế cao do có nguồn nhân lực dồi dào, nhân công thấp, nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời những năm qua hầu hết các quốc gia trong khu vực đều xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đã quyết tâm dỡ bỏ những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch như sự mở cửa của Trung Quốc, các nước Đông Dương đặc biệt là Việt Nam là một thị trường mới nổi lên ở Châu Á. Từ điều kiện đó hoạt động du lịch ở khu vực này ngày càng sôi động và dần chiếm một thị phần đáng kể về lượng khách quốc tế trên thế giới.

Một trong những loại hình du lịch được các nhà quản lý du lịch quan tâm nhất trên thế giới hiện nay là MICE. Nó đã đem lại nguồn lợi nhuận ổn định, tạo ra nhiều công ăn việc làm và sự giao lưu văn hoá giữa các nước, để từ đó nâng cao dân trí và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đem đến sự phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Đại hội và hội nghị quốc tế ICCA (International Congress & Convention Association), có 8.871 sự kiện1 được tổ chức trên thế giới trong năm 2006. Chũng ta hãy theo dõi 10 nước đứng đầu trên

thế giới về tổ chức các sự kiện được trình bày tại bảng1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: 10 nước đứng đầu trên thế giới về tổ chức sự kiện (2004 – 2006)



STT

Tên nước

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1.

Mỹ

1286

1157

894

2.

Pháp

646

649

634

3.

Đức

565

451

434

4.

Hà Lan

290

362

391

5.

Áo

296

324

382

6.

Tây Ban Nha

420

411

362

7.

Anh

451

451

350

8.

Phần Lan

168

135

325

9.

Ý

429

427

324

10.

Singapore

159

184

298

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay - 2


Nguồn ICCA năm 2006

Cũng như năm 2004 – 2005, Mỹ và Pháp là hai nước đứng đầu thế giới về số sự kiện được tổ chức năm 2006. Đức xếp thứ 3 và Hà Lan xếp thứ 4. Singapore, đại

diện cho các nước Châu Á đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng 10 nước đứng đầu trên thế giới về số sự kiện tổ chức năm 2006. Phần đông các sự kiện được tổ chức tại các nước Châu Mỹ và Châu Âu là những nước có nhu cầu lớn cũng như khả năng đáp ứng và cung cấp cao cho thị trường này. Về phương diện cung cấp, cả hai khu vực trên có cơ sở vật chất rất tốt như có nhiều trung tâm triển lãm, hội nghị rất lớn và hiện đại có sức chứa hàng chục ngàn người để đáp ứng nhu cầu này.

ảng 1.2. 10 thành phố đứng đầu thế giới về tổ chức sự kiện năm 2004 – 2006


STT

Tên thành phố

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1.

Paris

166

316

363

2.

Vience

226

252

316

3.

Singapore

159

184

298

4.

Bruxel

238

217

179

5.

Genevơ

211

169

169

6.

Helsiki

81

61

140

7.

Barcelona

155

171

139

8.

London

157

154

118

9.

Amsterdam

111

104

117

10.

New York

105

135

93

Nguồn: ICCA 2006

Thành phố Paris giữ vị trí số 1 trong danh sách 10 thành phố tổ chức sự kiện năm 2004 – 2006. Chúng ta hãy cùng tham khảo 10 nước đứng đầu tổ chức sự kiện tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bảng 1.3: 10 nước đứng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về tổ chức sự kiện năm 2004 – 2006.

STT

Tên nước

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1.

Singapore

159

184

298

2.

Trung Quốc

267

243

204

3.

Úc

253

214

202

Hàn Quốc

169

192

185

5.

Nhật Bản

232

192

166

6.

Ấn độ

118

122

93

7.

Thái Lan

114

95

68

8.

Malaysia

92

88

52

9.

UAE

37

31

39

10.

Đài Loan

41

32

37

4.

Theo ICCA, Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế, ngành công nghiệp MICE có doanh thu khoảng 280 tỷ USD/năm. Để thấy rõ hơn tiềm năng của du lịch MICE cho các quốc gia, hãy tham khảo một số các số liệu sau đây để thấy sự phát triển của ngành công nghiệp MICE đầy tiềm năng.

BẢNG 1.4.THU NHẬP TỪ KHÁCH DU LỊCH MICE TRÊN THẾ GIỚI

(Giai đoạn 2000 – 2010)

Đơn vị: Triệu USD


Tổng số

Năm 2000

Năm 2010

(dự kiến)

Tốc độ tăng trưởng TB (%)

Liên minh Châu Âu

128,9

234,6

3,0

Bắc Mỹ

182,0

309,1

3,2

Các nước Caribe

0,8

1,7

4,0

Trung Đông Âu

2,6

6,1

5,0

Mỹ latinh

19,0

32,5

4,5

Trung Đông

5,9

14,6

5,4

Châu Đại Dương

8,5

14,5

2,1

Nam Á

1,2

3,3

7,6

Tây Âu

10,9

19,0

2,9

2,2

5,8

5,7

Đông Nam Á

7,0

19,0

6,2

Tổng

410

747

82,2

Nam Phi Sahara

Nguồn: The World Market for travel and Tourism, Euromonnor international.

Theo báo cáo dự báo thu nhập từ du lịch sẽ tăng khoảng 82% trong vòng 10 năm, từ 410 tỉ USD lên 747 tỉ USD. Đặc biệt dự báo thu nhập tại khu vực Nam-Á có tốc độ tăng cao, đạt 8%/ năm và Đông Nam Á là 7%/ năm. các chuyến đi vì mục đích công việc sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn các chuyến đi vì mục đích du lịch. Dưới đây là một số thị trường du lịch kết hợp Hội nghị hội thảo đang nổi lên tại Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Nam Phi.

Châu Âu: Tại Châu Âu, có một số nước nổi bật được đứng trong danh sách 10 nước đứng đầu trên thế giới về số các sự kiện được tổ chức như Pháp đứng thứ 2 với 646 sự kiện, Đức với 565 sự kiện, đứng thứ 3 và Hà Lan với 290 sự kiện đứng thứ . Bên cạnh đó, một số thị trường đang nổi lên tại Châu Âu đó là các nước thuộc các nước Đông Âu như: Nga, Bulgari,Croatia, Latvia, Rumani và Ba Lan với sự gia tăng các sự kiện tổ chức trong lĩnh vực du lịch kết hợp hội nghị hội thảo, triển lãm.

Nga là một trong những thị trường đang nổi lên về sự tăng trưởng trong lĩnh vực này và rất có triển vọng trong tương lai. Thu nhập từ loại hình du lịch hội nghị hội thảo đem lại cho Nga hơn 200 triệu USD trong giai đoạn 2006- 2007. Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 73% các công ty liên doanh tổ chức sự kiện vẫn phảI tổ chức ngoài nước Nga vì cơ sở vật chất trong nước vẫn còn hạn chế đồng thời do khí hậu lạnh và kéo dài nên nhiều công ty tổ chức sự kiện tại nước ngoài. Theo số liệu thống kê cho thấy, Nga tổ chức sự kiện tại 44 nước trên thế giới. Mặc dù có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023