Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐINH THÚY NGỌC


Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


HÀ NỘI, 2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay - 1

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội. Hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Với tiềm năng vốn có của mình, nhiều nước trên thế giới đã coi phát triển du lịch là một mũi nhọn để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và một trong nhiều nước đó là Việt Nam cũng có cùng quan điểm như vậy: Du lịch được xác định là “Ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tự nó là nhân tố tăng trưởng và phát triển của đất nước” (Nghị định số 45/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ). Hiện nay du lịch sẽ không chỉ được xem như chỉ tiêu đánh giá mức sống mà còn là chỉ tiêu đo lường mức độ tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.

Mặc dù còn khá mới mẻ, đang được từng bước xây dựng song du lịch MICE ở Việt Nam cũng có rất nhiều điều kiện phát triển và thực tế đã đạt được những thành công ban đầu. Với việc được tổ chức du lịch thế giới trao tặng danh hiệu “điểm du lịch thân thiện nhất” và việc nhà báo Kay Johnson nhận xét trên tạp chí Time: “du khách sẽ cảm thấy ngạc nhiên về sự an toàn khi đi du lịch ở Việt Nam, nơi từng gợi cho người phương Tây nghĩ về chiến tranh. Giờ đây, đất nước này còn an toàn hơn cả Hồng Kông hay Australia”.Du lịch Việt Nam đã thực sự chứng tỏ được sự an toàn và ổn định về an ninh, chính trị, cùng với việc đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch MICE. Từ năm 1997, Việt Nam đã khẳng định mình khi lần đầu tiên đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia đến từ hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau sự kiện này, Việt Nam đã có uy tín để tổ chức nhiều hội nghị lớn mang tầm cỡ khu vực và thế giới như: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị bộ trưởng kinh

tế ASEM và gần đây nhất là hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức rất thành công tại Việt Nam và nó là tiếng vang lớn khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để tổ chức loại hình du lịch này. Với lợi thế là trung tâm Văn hoá - Kinh tế – Chính trị của cả nước, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn với rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Trước những lợi thế đó, Hà Nội có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch MICE. Hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại các khách sạn đặc biệt là các khách sạn 5 sao đã đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của loại hình du lịch này. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có của các khách sạn. Từ những suy nghĩ trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay” cho luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại 3 khách sạn 5 sao.

- Thông qua việc lựa chọn 3 trong tổng số 8 khách sạn năm sao trên địa bàn Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu điển hình. Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE trong các khách sạn đó.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động kinh doanh du lịch MICE cho các khách sạn 5 sao tại Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp để hoạt động kinh doanh du lịch MICE của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội ngày một hiệu quả hơn.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội.

- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu:

+Phạm vi về không gian: Lựa chọn 3 trong tổng số 8 khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà Nội hiện nay làm nghiên cứu điển hình. Cụ thể là: Hilton Hanoi Opera, Melía Hanoi và Sofitel Metropole Hanoi. Đây là các khách sạn thuộc

quyền quản lý, điều hành của các tập đoàn quản lý khách sạn khác nhau, mỗi khách sạn đại diện cho một phong cách quản lý riêng.

+Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình, số liệu từ tháng 10/2006 - 10/2007.

4.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin (sách, báo, tài liệu thu thập từ các khách sạn 5 sao, mạng Internet…kết hợp với các phương pháp xử lý tài liệu như tổng hợp, phân tích, thống kê…

- Khảo sát thực tế tại các khách sạn 5 sao thể thu thập thông tin qua các phương pháp quan sát, các cuộc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn trực tiếp.

- Điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp chuyên gia.

- Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên phương pháp luận cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng được quán triệt thường xuyên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

5.Đóng góp của luận văn

Luận văn sẽ được ứng dụng rộng rãi vào thực tế trong hoạt động kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn liên doanh cao cấp mà còn đòi hỏi đối với các khách sạn khác, đặc biệt là những khách sạn đang còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giúp họ rút ngắn giai đoạn thử nghiệm, giảm bớt tổn thất, chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của loại hình du lịch MICE

Chương 2: Thực trạng kinh doanh loại hình du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội.(Lựa chọn điển hình)‌

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh loại hình du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE

1.1.Một số lý luận cơ bản về du lịch MICE

Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Nổi bật trong số đó là loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra khái niệm MICE là hết sức cần thiết.

1.1.1. Khái niệm

MICE là chữ viết tắt của những chữ cái đầu tiếng Anh như sau: M: Meeting (hội họp)

I: Incentive (du lịch khuyến thưởng)

C: Conventions/ Conference: (hội thảo, hội nghị)

E: Events/ Exhibitions (các sự kiện, các cuộc triển lãm)

Như vậy, MICE có thể hiểu được là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.

(Nguồn: ICCA)

1.1.1.1 Meeting (Hội họp)

Là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi thông tin về sản phẩm mới hoặc tìm ra những giải pháp đối với những vấn đề đang tồn tại, hay sáng tạo ra sản phẩm mới.

Các cuộc họp này được chia làm hai loại:

- Các cuộc họp giữa các công ty với nhau(Association Meeting):

Là loại hình du lịch hội họp nhằm trao đổi thông tin về khoa học (Scientific), ytế (medical), học thuật (Academic) và thương mại (trade) giữa người này với ng- ười khác trong cùng một thời điểm hoặc giữa các chuyên gia với nhau nhằm đạt đ- ược mục tiêu của quốc gia, địa phương, khu vực và quốc tế. Những nguồn khách của Associating Meeting thường là các thành viên của ICCA - Hiệp hội hội nghị và Đại hội quốc tế - (ICCA Members), các tổ chức quốc tế (International Associations), các nhà cung ứng (Suppliers), những người tham gia mạng Internet, những nhà thiết kế lịch và các ấn phẩm xuất bản khác (Carlendars and other publication). Một cuộc Associating Meeting thường có ít nhất từ 50 người tham dự trở lên, được tổ chức thường xuyên và trung bình mất khoảng 4 – 5 ngày. Thời gian chuẩn bị từ một đến năm năm và được tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nước khác nhau. Để có được quy trình tổ chức một buổi Associating Meeting thì phải bắt đầu từ việc tổ chức một cuộc hội họp mang tính chất địa phương (Local Associating Meeting).

Associating Meeting thường được tổ chức tại:

+ Các trung tâm thành phố cùng với việc ăn nghỉ ở khách sạn (Chiếm 45 %)

+ Các trung tâm (chiếm 44%)

+ Các khách sạn (chiếm 29%)

+ Các trường đại học (chiếm 29%)

- Corporate Meeting: là cuộc họp của tập đoàn, doanh nghiệp được chia làm hai loại:

+ Internal Meetings (Họp nội bộ): Là một loại hình du lịch hội thảo của những người ở trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của một công ty nhằm trao đổi thông tin với nhau về cách thức kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, về hành chính và khen thưởng nội bộ của công ty. Những cuộc hội thảo này đều do công ty tổ chức tại những địa điểm mà không cần sự đồng ý của các thành viên.

+ External Meetings (Họp mở rộng) Là loại hình hội thảo giữa công ty này với công ty khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác đầu tư trong kinh doanh và những phát minh mới.

Thời gian chuẩn bị cho cả hai loại hình này là dưới một năm, quy mô nhỏ hơn so với Associating Meetings.

1.1.1.2. Incentive(Khuyến thưởng)

Là hoạt động du lịch nhằm trao thưởng và khuyến khích. Incentive nảy sinh do các công ty có nhu cầu tổ chức hội nghị khen thưởng nhân viên, đồng thời kết hợp đi du lịch tại điểm đến như là một hình thức khen thưởng. Incentives mang lại lợi ích cho cả bên tổ chức và bên thực hiện (chi phí trọn gói…) nên loại hình du lịch này càng trở nên thịnh hành.

Bên cạnh mục đích kết hợp là tổ chức hội họp tổng kết thành tích và khen thưởng khích lệ nhân viên, mục đích quan trọng của Incentive là nhằm tạo điều kiện để nhân viên và ban quản trị có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc ngoài môi trường công việc, tạo ra không khí thư giãn, dễ chịu, thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới. Bên cạnh đó, du lịch khen thưởng khích lệ là một hình thức ghi nhận xứng đáng những đóng góp của nhân viên cho tổ chức, khích lệ nhân viên say mê và nỗ lực trong sự hoàn thanh công việc. Tạo ra một sự kiện đặc biệt như được thưởng đi du lịch sẽ làm tăng tính trang trọng và người nhân viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của nhân viên trong tổ chức.

Đối tượng tham gia chương trình du lịch khen thưởng thường là các công ty lớn, các công ty liên doanh nước ngoài, các hiệp hội, các tổ chức trong nước và quốc tế.

Đặc điểm chính của khách hàng tham gia du lịch khen thưởng là họ đã được tài trợ trọn gói về chi phí lưu trú, ăn uống và chi phí tour nên họ có điều kiện tài chính để mua sắm hoặc thực hiện các tour tự do. Số lượng và mức chi phí cho khách hàng Incentives đã được lên kế hoạch từ trước nên các cơ sở kinh doanh hội nghị, hội thảo có thể dự trù chính xác chi phí và số lượng dịch vụ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023