Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Đàn Lợn Nái, Lợn Con Tại Trại


Biện pháp phòng trị

- Phòng bệnh

Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2010) [24], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.

Theo Lê Văn Năm (1999) [23], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc.

Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch

sẽ.


Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc

lấy tinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis…. bằng cách dùng vắc xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.

Điều trị

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 5

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm tử cung. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) [16], cho biết hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ như sao:

Thụt rửa tử cung bằng các dung dịch thuốc sát trùng như: biocid - 30 (1%), lugol (5%), han - ioddine (5%)...

Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: gentamicine, oxytetracyclin, penicillin,...

Tiêm oxytocin để đẩy các niêm dịch và dịch viêm ra ngoài. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực như: ADE, bcomplex, canxi - B12,..

Tử cung có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, trong đó có hệ thần kinh - thể dịch. Bởi vậy, điều trị bệnh viêm tử cung bao gồm điều trị cục bộ và điều trị toàn thân (trích dẫn Lê Văn Năm, 1999) [23].


Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung bằng các dung dịch muối 0,9%, KMnO4 0,01% hoặc rivanol 0,1%; sau đó thụt bằng một trong các loại kháng sinh sau: penicillin, streptomycin, tetramycin,...

Điều trị toàn thân: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh tổng hợp như sau: ampisep, aenorfcoli, gentamycin, ampicillin,... kết hợp với thuốc trợ lực như: vitamin C, b.complex.

2.2.5.2. Bệnh sót nhau

Nguyên nhân

Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [31], sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.

Do viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ làm dính nhau với tử cung hoặc nhau chưa ra hết thì người đỡ đẻ đã kéo đứt còn lại một ít sót lại trong tử cung. Do lợn con còn sót lại ở trạng thái nằm sai vị trí làm tắc đường ra của nhau.

Triệu chứng

Sau khi đẻ 4 - 5 giờ không thấy nhau ra hoặc không hết là bị sót nhau.

Lợn nái rặn nhiều, đôi khi bỏ ăn, sốt cao liên tục 40 - 410C trong vòng 1 - 2 ngày, lợn mẹ cắn con, không cho con bú, niêm dịch chảy ra màu đục, lẫn máu.

Điều trị

Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytoxin để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (trích dẫn Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010) [31].

2.2.5.3. Bệnh phân trắng lợn con

Bệnh phân trắng lợn con là bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, cho nên người ta còn gọi là “Hội chứng tiêu chảy phân trắng lợn con”. Bệnh xảy ra quanh năm,


nhưng nhiều nhất vào vụ đông xuân khi trời lạnh, mưa phùn, độ ẩm cao và vào vụ đẻ, mật độ nuôi dày.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [12], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.

Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [8], ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy thường cao (26,98 - 38,18%).

Nguyên nhân

- Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [7].

- Lợn con bị nhiễm khuẩn: Theo Phạm Sỹ Lăng (2005) [16], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E. coli, Salmonella,... trong đó Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy.

Theo Glawisschning E. và Bacher H. (1992) [35], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dư ỡng, chăm sóc quản lý không tốt. Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần. Bệnh tiêu chảy trên heo con do E.coili có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi (Nagy B., Fekete P. Z. S., 2005) [37].

Triệu chứng: biểu hiện thay đổi theo độc lực của mầm bệnh, tuổi và tình trạng miến dịch của lợn con. Những trường hợp nặng triệu chứng lầm sàng là mất nước, toan huyết và chết. Một số trường hợp nặng lợn con có thể chết trước khi xuất hiện tiêu chảy.

Tiêu chảy có thể xuất hiện 2 – 3 giờ sau khi sinh và có thể ảnh hưởng trên một con hay toàn lứa. Lợn con của những lợn nái đẻ lứa đầu thì bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những lợn con của những lợn nái đẻ nhiều lứa. Một số lượng lớn lợn con trong


chuồng bị ảnh hưởng và tỷ lệ chết cao trong một vài ngày đầu. Tiêu chảy có thể nhẹ và không có hiện tượng mất nước cho đến nặng và mất nước rõ. Màu phân thay đổi tùy theo loại mầm bệnh như: trắng, xám, vàng, xanh… mùi chua, tanh. Trường hợp nặng lợn co có thể bị mất nước, 30 – 40% trọng lượng cơ thể bị mất do mất nước. Cơ vùng bụng mất trương lực, lợn suy nhược uể oải, mắt trũng, da xắm và hơi xanh. Những trường hợp mãn tính hậu môn viêm đỏ do tiếp xúc nhiều với phân mang tính kiềm.

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi lợn được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Ngành chăn nuôi lợn đã phát triển nhanh trong những thập kỷ qua, đã tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa với quy mô tương đối lớn, cho hiệu quả kinh tế và có chiều hướng tăng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã hội hiện nay. Thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất trong các loại thịt, chiếm tới khoảng 75-80%.

Theo Đoàn Văn Soạn và cs (2011) [27], các loại lợn nái khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu số con đẻ ra, số con để nuôi, tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa.

Theo Dương Mạnh Hùng (2012) [14], Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh trưởng của lợn liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.

Trịnh Hồng Sơn (2014) [4], thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức nuôi: Nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn. Phương thức cho ăn tự do hay hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến năng suất thịt, cho ăn tự do sẽ cho khả năng sản xuất thịt nhiều hơn cho ăn khẩu phần hạn chế.


Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [29], tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa.

Lợn con ở giai đoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [25]. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt. Việc xác định thời gian cai sữa cho lợn con có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới số lứa đẻ/năm, mặt khác có liên quan đến sức khoẻ của lợn mẹ và sự phát triển của đàn con sau khi cai sữa. Nếu cai sữa ở 3 tuần tuổi có thể nâng số lứa đẻ/năm lên 2,5 so với ở 8 tuần là 1,8 - 2 lứa. Tuỳ theo tập quán chăn nuôi và điều kiện cụ thể, có thể cai sữa ở 19 ngày (Mỹ), 23 - 28 ngày (Australia). Tốt nhất nên cai sữa cho lợn con ở 21

- 28 ngày tuổi (Nguyễn Thiện và cs, 1996) [33], cho biết bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật ở đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đường tiêu hóa cao hơn.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này.

Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Theo Bilken (1994) [3], viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E. coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo Urban (1983) [40], Bilken (1994) [3], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là


các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Smith (1995) [38], Taylor (1995) [39], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh, các tác giả đã xác định đư ợc nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Theo John Mabry (1998) [22], các tính trạng về sinh sản được đánh giá trên từng ổ lợn bao gồm: Số lợn con đẻ ra còn sống/ổ, số lợn con cai sữa và khối lượng toàn ổ vào khoảng 21 ngày tuổi của thời kỳ tiết sữa.Theo Frank Aherne trường Đại học Alberta, Maynrd G.Hogberg trường Đại học Michigan, Koregay trường Đại học Bang và viện nghiên cứu bách khoa Virginia cho rằng: Cho lợn con ăn thức ăn sớm từ khi 7 - 10 ngày tuổi để cai sữa sớm cho lợn con thì rất có lợi, mục đích cho lợn con ăn thức ăn sơ sinh là để duy trì mức tăng trưởng sau khi ăn được 3 - 4 tuần tuổi khi lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, thức ăn với lợn con cai sữa sau 21 ngày tuổi có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá phát triển làm tăng khả năng sản sinh enzym tiêu hoá, axit HCl trong dạ dày và chuẩn bị cho lợn con sau khi cai sữa quen với khẩu phần ăn, có protein từ hạt ngũ cốc. Trong thực tế thức ăn dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, có tác dụng làm cho lợn con cai sữa sớm khi được 24 -28 ngày tuổi lớn nhanh, nặng cân, tiêu hoá tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong 1 - 2 tuần đầu cai sữa.


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


3.1. Đối tượng thực hiện

Đối tượng nghiên cứu: đàn lợn nái và đàn lợn con nuôi tại cơ sở.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm thực hiện đề tài: tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Thời gian: từ ngày 18/05/2019 đến ngày 25/11/2019.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

- Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn nái và lợn con nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

+ Công tác phòng và chẩn đoán bệnh tại trại chăn nuôi

+ Kết quả tiêm phòng và chẩn đoán, điều trị bệnh tại trại

+Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái.


+ Phương pháp điều trị bệnh ở đàn lợn nái.

+ Kết quả điều trị bệnh sinh sản ở đàn lợn nái.

+ Kết quả thực hiện các công tác khác

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại

- Điều tra qua sổ sách theo dõi của trại:

Tiến hành theo dõi và thu thập số liệu từ sổ theo dõi: sổ phối giống, sổ đẻ, các báo cáo theo tuần, tháng của kỹ sư trại trên cơ sở có chọn lọc những chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp đếm, quan sát trực tiếp:

Hàng ngày tiến hành theo dõi tình hình dịch bệnh chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều, khi phát hiện thấy hiện tượng khác thường, tiến hành theo dõi, ghi chép một cách cẩn thận các ca bệnh. Chẩn đoán sơ bộ để đưa ra phác đồ điều trị.

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc , theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái nuôi con, lợn con theo mẹ được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

Quy trình chăm sóc nái đẻ

Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô

ráo.


Tắm nái sạch và chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 7-10 ngày trước đẻ. Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod, cân, tải

ni-lông, dầu bôi trơn, panh, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, bấm tai, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, kháng sinh,quây úm, bóng úm, thảm lót...

Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nái nuôi con

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho GF08 giảm dần 1kg/ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày từ 0,5-1kg/ ngày đến ngày thứ 6. Đối với lợn nái gầy và nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí