Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 7


Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch

Trên cơ sở hồi cứu số liệu sản xuất tại trại về tình hình chăn nuôi giai đoạn từ 2019 đến tháng 11/2019 em thu được kết quả trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại qua 3 năm



STT


Loại lợn

Số lượng (con)

Năm 2017

Năm 2018

Tính đến tháng 11/2019

1

Lợn đực giống

21

21

19

2

Lợn nái hậu bị

120

162

362

3

Lợn nái sinh sản

1.268

1.123

1.058

4

Lợn con

29.164

32.565

32.362

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 7


Từ bảng 4.1. cho thấy, số lợn nuôi giữa các loại lợn rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất do trang trại sản xuất theo hướng sản xuất lợn giống để cung cấp cho các trại khác. Số lượng lợn nái tăng, đặc biệt lợn hậu bị tăng do trại nhật thêm lợn để mở rộng thêm cơ cấu đàn lợn, đồng thời thay thế dần lợn già yếu, loại thải. Do đã đáp ứng được nhu cầu lấy tinh phục vụ cho phối giống nên số lượng lợn đực tính đến tháng 11/2019 không có sự thay đổi đáng kể.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh,việc vệ sinh,sát trùng nhằm đảm bảo chuồng trại luôn hợp vệ sinh, khô thoáng là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa mầm bệnh và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi trong suốt 6 tháng thực tập chúng em thường


xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu vực chăn nuôi. Kết quả thực hiện được trình bày cụ thể ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng


STT

Công việc

Đơn vị tính

Số lượng

Kết quả (%)


1

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày


Lượt/ngày


2


100

2

Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại

Lượt/tuần

1-2

100

3

Phun thuốc sát trùng trong chuồng

Lượt/tuần


3

100

4

Quét và rắc vôi đường đi

Lượt/tuần

1

100

5

Tắm sát trùng

Lượt/ngày

1

100


Từ bảng 4.2. cho thấy, trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kĩ thuật giao cho. Vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, vệ sinh sát trùng tốt sẽ tạo một có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn lợn, giúp chúng có sức đề kháng cao với mầm bệnh, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh (virus, vi khuẩn,…), giúp giảm thiểu chi phí cho thú y, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con

Nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn cũng như hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong 6 tháng thực tập tại trại,em đã tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại. Do công việc của em chủ yếu là ở chuồng đẻ vì vậy trong 6 tháng thực tập em đã tham gia vào công tác phòng bệnh cho rất nhiều đàn lợn

. Kết quả thực hiện phòng bệnh được thể hiện ở bảng 4.3.


Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con



STT

Nội dung phòng bệnh

Số lượng (con)

Kết quả

An toàn (con)

Tỷ lệ (%)

1

Thiếu sắt

675

673

99,70

2

Cầu trùng

612

612

100

3

Suyễn

720

718

99,86

4

Circo

612

612

100

5

Dịch tả lợn

715

715

100

Qua bảng 4.3. cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vắc xin phòng bệnh trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ an toàn của vacxin luôn đạt gần 100% số lợn con được làm vắc xin.

Ngoài những kiến thức đã học qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều,đúng đường,đúng vị trí,đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật,sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vacxin. Trước khi sử dụng vacxin cần lắc kỹ lọ, vacxin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào buổi sáng hoặc chiều mất, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau, Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào các công tác chẩn đoán cho đàn lợn nái và đàn lợn con cùng các anh kỹ thuật của trại. Do có sự thay đổi luân phiên công việc nên trong 6 tháng em đã tham gia theo dõi, chẩn đoán đối với 120 lợn nái và hơn 600 lợn con. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.4.


Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con


Loại lợn

Tên bệnh

Số lợn theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)


Lợn nái

Viêm tử cung

120

9

7,50

Viêm vú

120

4

3,39

Đẻ khó

120

5

4,19

Sót nhau

120

2

1,66


Lợn con

Phân trắng lợn con

600

40

6,67

Hội chứng hô hấp

600

35

5,84


Qua bảng 4.4. Cho thấy trong các bệnh gặp phải ở lợn nái thì tỷ lệ lợn mắc viêm tử cung là cao nhất 7,5% , sau đó là khó đẻ , thấp nhất là sót nhau chiếm 1.6%. Các bệnh mắc phải ở lợn con thì nhận thấy tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng là khá cao chiếm 6,6%, vì đây là bệnh phổ biến và khó tránh ở lợn con còn hội chứng hô hấp chiếm 5,8%.

Nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lợn mắc viêm tử cung là do chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt, vệ sinh chưa đảm bảo, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây viêm.

Về lợn con theo mẹ nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con, vệ sinh sạch sẽ sàn lợn con nằm.

Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc


sinh nhiều bụi cũng dẫn tới bệnh về đường hô hấp chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hội chứng hô hấp cũng khá cao.

Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con

Trong 6 tháng thực tập, em đã tham gia điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con như Viêm tử cung, Sót nhau, Hội chứng tiêu chảy,…. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con


Loại lợn

Tên bệnh

Số lượng điều trị (con)

Số lượng khỏi (con)

Tỷ lệ (%)


Lợn nái

Viêm tử cung

9

9

100

Viêm vú

4

4

100

Đẻ khó

5

5

100

Sót nhau

2

2

100


Lợn con

Phân trắng lợn con

40

35

87,50

Hội chứng hô hấp

35

31

88,57


Qua bảng 4.5. cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con nuôi tại trại, trong đó ta thấy tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao,sau điều trị các bệnh Viêm tử cung, Viêm vú, Sót nhau đạt 100%

Đối với đàn lợn con thì tỷ lệ khỏi bệnh phân trắng lợn con là 87,5 % , tỷ lệ khỏi hội chứng hô hấp ở lợn con là 88,6%.

Chính vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh


nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi làm tăng nhiệt độ trong chuồng. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

4.5. Kết quả thực hiện công tác khác

Ngoài những công việc kỹ thuật trong 6 tháng thực tập tại trại, tôi còn được tham gia một số công tác khác như: đỡ đẻ lợn, xuất lợn bán, thiến lợn đực, khai thác tinh, phối lợn,.. .Kết quả đó được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác khác



STT


Nội dung công việc

Số lượng thực hiện (con)

Kết quả

An toàn

Tỷ lệ (%)

1

Đỡ đẻ lợn

195

195

100

2

Xuất lợn bán

2.000

2.000

100

3

Thiến lợn đực

520

517

99,42

4

Mổ hecni

20

18

90

5

Thụ tinh lợn nái

540

530

98,14

6

Khai thác tinh

15

15

100


Qua bảng 4.6. có thể thấy trong 6 tháng thực tập em đã được hướng dẫn cũng như thực hiện một số thao tác trên đàn lợn con. Đỡ đẻ thành công 344 con lợn con, xuất 2000 con và tiến hành thiến lợn đực và mổ hecni thành thành thạo. Những công tác này ngoài phục vụ sản xuất còn giúp hoàn thiện hơn kỹ năng chăm sóc lợn con và lợn nái cho bản thân, cải thiện khả năng quan sát và phản ứng với các trường hợp có thể có.

Qua lần thực tập này em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như được thực hiện các thao tác, nắm được tầm quan trọng của việc chăm sóc lợn con từ khi sơ


sinh cho tới cai sữa, phòng ngừa các bệnh hay gặp trên lợn con, nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi sống, trọng lượng đến cai sữa cao.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội em đã tham gia thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng. Phòng bệnh bằng vắc xin cho 1440 lợn con đối với bệnh Suyễn, 1224 con đối với hội chứng còi cọc (circo) và 1430 lợn con đối với bệnh Dịch tả lợn. Tham gia theo dõi các bệnh hay gặp trên đàn lợn và điều trị khỏi tổng số 21 lợn nái, 159 lợn con đối với các bệnh gặp phải.

Tham gia các công tác khác như đỡ đẻ 195 con, xuất bán 2000 con, thụ tinh nhân tạo cho 540 con lợn nái

Qua đây, em rút ra được một số kết luận :

- Công tác chăn nuôi đã đem lại hiệu quả tốt, lợn sinh ra khỏe mạnh, số lượng xuất bán hàng tháng tăng.

- Công tác vệ sinh sát trùng được mọi người thực hiện nghiêm túc trước khi vào khu sản xuất.

- Hành lang giữa các chuồng, trong và ngoài chuồng được rắc vôi bột thường xuyên. Xe cộ trước khi vào trại được sát trùng kỹ lưỡng.

- Công tác phòng bệnh bằng vắc xin được thực hiện theo chỉ dẫn của kĩ sư trại đem lại hiệu quả cao. Tỷ lệ an toàn luôn đạt cao.

- Việc phát hiện kịp thời và điều trị bệnh đã giúp cho tỷ lệ bệnh trên đàn lợn giảm đáng kể. Tỷ lệ bệnh mắc phải trên đàn lợn không cao, cao nhất là 7,5% đối với Viêm tử cung ở lợn nái và 10% đối với bệnh Phân trắng lợn con. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao.

Những chuyên môn đã học được tại trại :

+ Đỡ đẻ lợn con.

+ Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng.


+ Phòng bệnh bằng vắc xin.

+ Thiến, mổ hecni lợn con.

+ Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con (cho ăn, dọn vệ sinh chuồng…).

+ Điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con.

+ Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ khai thác tinh

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái. Hướng dẫn công nhân cách phát hiện bệnh trên đàn lợn để tiện cho việc theo dõi.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023