Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của công chức văn hóa - xã hội vùng Tây Nam bộ 78

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tuyển dụng công chức VH-XH cấp xã 131


MỞ ĐẦU

1. T nh cấp thiết của đề tài

Vùng Tây Nam bộ (TNB) của Việt Nam là một trong những đồng bằng lớn trong cả nước và khu vực Đông Nam Á chiếm 20% dân số của cả nước [67]. Toàn vùng có 13 tỉnh, thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp huyện,

1.571 đơn vị hành chính cấp xã. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.600 km2, số dân hơn 17 triệu người, chiếm 22% số dân cả nước, trong đó có khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khơme, chiếm 6,46% số dân toàn vùng. Đây là vùng giữ vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của cả nước.

TNB được xác định trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một vùng có vị trí chiến lược. Đây còn là vùng có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, với đường biên giới đất liền phía Tây Nam, đồng thời có hơn 700km bờ biển (bằng 23% cả nước), có 367 ngàn km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, giàu tiềm năng về tài nguyên và năng lượng tái tạo. TNB còn có vị trí địa kinh tế và địa chiến lược quan trọng, do nằm trên tuyến hàng hải của trung tâm khu vực ASEAN, là cửa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

ngò kết nối của các hành lang kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế…

Với tiềm năng to lớn và lợi thế của mình, TNB hội đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các tỉnh khu vực TNB phải đối mặt với nhiều khó khăn, dẫn đến tụt hậu về nhiều mặt so với khu vực phía Nam và bình quân chung cả nước. Hiện đang tồn tại nhiều “nút thắt” cản trở sự đi lên của vùng, như: thiếu một tầm nhìn chiến lược chung cho cả khu vực; tài nguyên đất, nước và môi trường khai thác sử dụng chưa hiệu quả; số lượng và chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu; sự thay đổi về mặt nhân khẩu

Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 2


học, di dân ra khỏi vùng với số lượng lớn; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng và yêu cầu phát triển; nguồn lực đầu tư rất hạn chế, thiếu nền tảng thu hút đầu tư tư nhân; chậm đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Từ khía cạnh văn hóa, đây là một địa bàn có văn hóa đa dạng và phong phú với các thành phần dân tộc như Khơ me, người Hoa, v.v. Các cộng đồng này cùng sinh sống và tạo ra sự tương tác và hội nhập văn hóa trong cộng đồng, đ tạo ra những độc đáo về văn hóa. Chính sự đa dạng về văn hóa này đ tạo ra thách thức cho hoạt động quản lý nhà nước. Làm sao vừa có thể phát huy được những giá trị tốt đẹp hết sức phong phú và đa dạng trong các cộng đồng dân cư khác nhau là một vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn này.

Vấn đề này càng trở thành thách thức hơn khi mà đây là khu vực có trình độ học vấn thấp nhất cả nước. Trình độ học vấn thấp đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung phải có những điều chỉnh mang tính đặc thù trong việc triển khai các chủ trương, chính sách và quy định của nhà nước. Nói cách khác, tuy giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng khu vực TNB lại là vùng có cán bộ, công chức (CBCC) trình độ thấp nhất trong cả nước (Nguyễn Huy Kiệm, 2005); nhất là công chức cấp xã phụ trách văn hóa. Thực trạng này một lần nữa khẳng định hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã có nhiều thách thức cả chủ quan và khách quan.

Đội ngũ này có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân (UBND) cấp x xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn, vận động thực hiện x hội hóa các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa ở cấp x . Đội ngũ này cơ bản đ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, có tâm, có năng lực và nhiệt huyết để thực hiện các hoạt động văn hóa tại cấp x .


Không những vậy, đội ngũ công chức văn hoá ở cấp x có vai trò to lớn trong hoạt động xây dựng và phát triển đời sống văn hoá mới trên các địa bàn. Quan trọng nhất là trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Điều này càng cấp thiết hơn khi Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay giúp xoá đói giảm nghèo bền vững, cải thiện cơ bản đời sống KT-XH ở khu vực nông thôn.

Từ một số nhận định trên về đội ngũ công chức phụ trách văn hóa cấp xã ở vùng TNB, có thể thấy rằng cần thiết phải làm sao cho chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x được thực hiện và mang lại hiệu quả ở khu vực TNB, giúp cải thiện năng lực, trình độ cho công chức VH-XH cấp xã ở khu vực này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa cấp xã.

Tuy nhiên, đội ngũ công chức văn hóa cấp x cũng như hoạt động văn hóa ở cấp xã hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa cấp x chưa được quan tâm đúng mức; trình độ và năng lực chuyên môn của một bộ phận công chức còn hạn chế, nhất là trong công tác quản lý, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thiếu năng động, chủ động, sáng tạo. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đ i ngộ công chức làm công tác văn hóa ở cấp xã còn nhiều bất hợp lý. Số công chức VH-XH cấp x thường không ổn định, một số chưa qua đào tạo cơ bản, còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên thường bị động, chưa bảo đảm được yêu cầu công tác trong điều kiện xã hội và trình độ dân trí ngày càng cao. Đời sống văn hóa ở cơ sở còn nghèo nàn, đơn điệu, không bắt nhịp được với vùng đô thị dẫn đến chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ văn hóa. Mức đầu tư ngân sách cho văn hóa cơ sở còn thấp.


Vấn đề càng cấp thiết và trở nên đáng quan tâm hơn khi mà việc thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB còn có nhiều điểm bất ổn. Trong các công cụ thực hiện chính sách, công cụ chương trình, dự án chưa được chú trọng đúng mức. Cơ quan quản lý nhà nước chưa chủ động và sáng tạo trong thực hiện chính sách và chỉ dừng lại ở việc áp dụng các chính sách từ trung ương xuống địa phương. Không những vậy việc phát triển công chức VH-XH cấp x còn chưa kịp thời và sâu sát. Tính đặc thù trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x chưa mang tính đặc thù mà giống như các đối tượng khác.

Ngoài ra quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã còn có một số hạn chế như: thiếu sự quyết tâm trong việc thực hiện; thiếu nguồn lực tài chính; thiếu nhân sự có trình độ thực hiện chính sách; thiếu năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách còn yếu. Năng lực phân công, phối hợp thực hiện; năng lực duy trì chính sách; năng lực theo dòi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách chưa được đảm bảo. Những hạn chế đó về thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài này.

Một lý do khác mà tác giả lựa chọn đề tài này là do chủ đề thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB chưa được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu. Các nghiên cứu hiện tại chỉ đề cập đến CBCC cấp cơ sở; mà không đề cập nhiều đến công chức VH- XH cấp xã. Vấn đề thực hiện chính sách phát triển công chức cấp xã càng ít được nghiên cứu nếu như không nói là không có. Có chăng chỉ là các nghiên cứu chỉ gián tiếp đưa ra các kiến nghị, giải pháp phát triển CBCC cấp cơ sở.


Chính những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài “THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ Ở

VÙNG TÂY NAM BỘ” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về VH-XH ở cấp xã.

Theo đó, Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất là tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển CBCC cơ sở nói chung và công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB nói riêng. Thứ hai là xây dựng khung lý thuyết (cơ sở lý thuyết) phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Thứ ba là đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Thứ tư là đưa ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước của khu vực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian: khu vực TNB.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ năm 2015 đến năm 2020, có so sánh với những giai đoạn trước đây. Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2025 đến 2030.

Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng là công chức VH-XH cấp xã.


Luận án tập trung phân tích quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x ở vùng TNB và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách này. Cần lưu ý rằng, quá trình thực hiện chính sách được giới hạn nghiên cứu ở cấp chính quyền địa phương là cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp x . Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở khu vực TBN đ thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x ra sao.

Câu hỏi, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chính mà Luận án đặt ra là:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Làm thế nào để cải thiện chất lượng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB như thế nào?

Lý thuyết nghiên cứu

Để thực hiện Luận án này, tác giả sử dụng lý thuyết về chính sách công.

Cụ thể như sau:

Thứ nhất là lý thuyết về quy trình chính sách công. Tác giả sử dụng lý thuyết về quy trình chính sách công để tìm hiểu quy trình chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB để tìm ra những mặt được và chưa được của chính sách này. Theo lý thuyết này, chính sách công là kết quả của một quy trình gồm 4 bước cơ bản là xác định vấn đề chính sách, lựa chọn phương án chính sách, thực hiện chính sách và đánh giá, điều chỉnh chính sách.

Thứ hai là lý thuyết về các yếu tố tác động đến chính sách công. Yếu tố tác động của chính sách công bao gồm: chủ thể ban hành chính sách, đối tượng của chính sách và môi trường chính sách. Tác giả sử dụng lý thuyết này để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công chức VH-


XH cấp xã ở khu vực TNB để từ đó đưa ra những giải pháp làm cho các yếu tố này tác động tích cực đến chính sách.

Thứ ba là lý thuyết về đánh giá chính sách công. Trong Luận án này, có một nội dung quan trọng không thể bỏ qua là liệu chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đ đảm bảo chưa. Muốn biết được điều này cần phải áp dụng lý thuyết về đánh giá chính sách để xem xét kết quả hiện tại mà chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã hiện nay mang lại.

Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu ở trên, tác giả Luận án đưa ra một số giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: Các giải pháp thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x chưa được chất lượng.

Giải thuyết 2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.

Giả thuyết 3. Thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB chưa được đảm bảo.

4. Phương ph p nghiên cứu

4.1. Phương pháp điều tra xã hội học

Tác giả luận án thực hiện khảo sát điều tra xã hội học. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác xuất thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thập sẽ được thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi được tiến hành với đối tượng là công chức VH-XH cấp xã vùng TNB gồm 1.000 phiếu chia đều cho 10 tỉnh của khu vực này. Câu hỏi được thu thập sẽ được lọc những bảng khảo sát không phù hợp, sau đó tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu.

Toàn vùng TNB có 13 tỉnh, tuy nhiên vì điều kiện thời gian nên tác giả lựa chọn 10 tỉnh mang tính đại diện như sau:

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí