- Tác giả chọn Thành phố Cần Thơ vì đây là Thành phố trực thuộc trung ương nên cần phải đưa vào khảo sát;
- Tác giả chọn tỉnh Trà Vinh và bỏ tỉnh Sóc Trăng vì hai tỉnh này có điều kiện xã hội tương đồng là có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao. Nên tác giả chọn tỉnh Trà Vinh mang tính đại diện.
- Tác giả chọn khảo sát tỉnh Cà Mau và không chọn tỉnh Hậu Giang do tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cà Mau có nhiều điểm tương đồng và cũng giáp nhau nên tác giả chọn tỉnh Cà Mau làm đại diện cho hai tỉnh này.
- Tác giả chọn khảo sát tỉnh Tiền Giang và không khảo sát tỉnh Long An vì hai tỉnh có điều kiện gần TP.HCM với xu hướng phát triển KT-XH tương đồng nhau.
- Tác giả khảo sát một số tỉnh khác như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Kiên Giang.
Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù tác giả chọn 10 trong 13 tỉnh nhưng 10 tỉnh này vẫn mang tính đại diện cho 13 tỉnh của khu vực TNB mà vẫn phù hợp với điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn lực của nghiên cứu sinh.
Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu để phân tích cho chương 3, giúp tìm hiểu về thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở các tỉnh vùng TNB.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Việc sử dụng những phương pháp này nhằm:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 1
- Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 2
- Tổng Quan C C Nghiên Cứu Về Ch Nh S Ch Ph T Triển C Ng Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã
- Hóm Nghiên Cứu Về Giải Pháp Cải Thiện Chất Lượng Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã
- Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 6
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
- Mô tả bối cảnh của khu vực TNB nhằm giúp nhìn ra những thách thức và thời cơ mà bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến chính sách phát triển công chức cấp xã nói chung mang lại.
- Mô tả chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Mô tả quy trình thực hiện chính sách và hệ thống hóa chính sách này.
Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch hành động nhà nước về phát triển công chức VH-XH ở xã.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu trong chương 1, chương 2 và chương 4.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận n
Luận án có một số đóng góp về mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, Luận án có đóng góp trong việc làm rò quy trình thực hiện chính sách gắn với lĩnh vực phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Trong các nghiên cứu về chính sách công, nhiều tác giả trong và ngoài nước có trình bày về quy trình thực hiện chính sách, tuy nhiên những quy trình này là quy trình chung cho mọi chính sách, chứ không phải quy trình riêng của chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Cho nên Luận án đ phân tích quy trình thực hiện chính sách gắn với thực tế của chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
Thứ hai, Luận án đ có đóng góp trong việc phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Luận án đ chỉ ra được một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Có thể kể ra như bản thân chính sách; chủ thể thực hiện và nguồn lực thực hiện. Trong ba chủ thể này, tác giả đi sâu phân tích yếu tố nội dung chính sách và đ đưa ra được nhiều phân tích, luận giải và phân tích cũng như một số giải pháp để hoàn thiện yếu tố quan trọng nhất là nội dung chính sách. Đây cũng là một trong những đóng góp về mặt khoa học của Luận án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận n
- Về mặt lý luận, Luận án có một số ý nghĩa như sau:
Luận án đóng góp vào việc vận dụng lý thuyết về chính sách công vào lĩnh vực cụ thể là phát triển công chức VH-XH cấp xã, từ đó làm phong phú thêm lý thuyết về chính sách công như khung lý thuyết đánh giá chính sách phát triển công chức VH-XH.
Không những vậy, Luận án còn góp phần làm rò hơn một số vấn đề lý thuyết liên quan đến công chức VH-XH cấp x như khái niệm, vai trò và đặc
điểm của đội ngũ này. Những vấn đề lý thuyết này giúp làm phong phú hơn lý thuyết về quản lý CBCC.
- Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án trình bày và phân tích thực trạng đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Bên cạnh đó còn làm rò thực trạng chính sách phát triển công chức VH-XH ở khu vực này để đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách.
Những kết quả nghiên cứu của Luận án còn đóng góp tích cực cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của chuyên ngành chính sách công, quản lý hành chính nhà nước và quản lý công.
7. Cấu trúc của Luận n
Cấu trúc của Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, còn có 4 chương Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã.
Chương 3. Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, CBCC nói chung và công chức VH-XH cấp xã nói riêng nhận được sự quan tâm của nhà nước và nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và thế giới, có rất ít nghiên cứu đề cập trực tiếp đến chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào hai nhóm vấn đề chính là (1) khái niệm, vai trò và đặc điểm của CBCC cấp cơ sở; (2) phát triển CBCC cấp cơ sở. Ở nhóm vấn đề chính thứ nhất, các nghiên cứu tập trung làm rò khái niệm cán bộ và công chức đồng thời chỉ ra được một cách sâu sắc vai trò và đặc điểm của CBCC cấp cơ sở. Ở nhóm nội dung chính thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào phân tích yêu cầu phát triển CBCC cấp cơ sở; thực trạng CBCC cấp cơ sở, chế độ và chính sách giành cho CBCC cấp cơ sở; và giải pháp cải thiện chất lượng CBCC cấp cơ sở.
1.1. Tổng quan c c nghiên cứu về kh i niệm, vai trò và đặc điểm của c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã
1.1.1. Về khái niệm công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Liên quan đến khái niệm CBCC, phần lớn các nghiên cứu có cách hiểu tương đối đồng nhất về hai khái niệm này vì những nghiên cứu này đều dựa trên Luật CBCC năm 2008. Có thể kể ra một số tác giả như Nguyễn Thị Huệ
[36] trong nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”; Trần Thanh Cương [20, tr.23] có nghiên cứu về “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội”; Nguyễn Mạnh Hùng [35] với nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc”; Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương
[50] có công trình: “Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”; [21] với “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh Hải Dương”; Trịnh Tuấn Thành [59] với nghiên cứu “Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Phạm Trung [66] với nghiên cứu “Một số suy nghĩ về khái niệm "cán bộ, công chức" trong quá khứ và theo Luật CBCC năm 2008”. Những tác giả này đều thống nhất khái niệm cán bộ và công chức như sau:
Cán bộ là “công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Nhà nước, tổ chức chính trị - x hội (CT-XH) ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị x , thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Luật Cán bộ, Công chức 2008).
Công chức “là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy l nh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy l nh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”, (Luật Cán bộ, Công chức 2008).
1.1.2. Vai trò công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Tất cả những nghiên cứu mà tác giả Luận án tham khảo đều thừa nhận và khẳng định rằng công chức cấp xã giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách tiếp cận và phân tích khác nhau, đ làm cho vấn đề vai trò của công chức cấp xã trở nên đa dạng và sâu sắc về nhiều khía cạnh.
Tác giả Trần Xuân Sầm và Nguyễn Phú Trọng [55] có cuốn sách chuyên khảo: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Trong quyển sách này các tác giả đ đưa ra những luận chứng sâu sắc về vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Họ là người đại diện cho nhà nước để xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách. Họ là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương [50] có công trình: “Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”. Trong nghiên cứu này tác giả phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh; những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng đội ngũ CBCC.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc thực hiện pháp luật là một nội dung cốt lòi, không thể thiếu trong hoạt động quản lý và điều hành đất nước. Thế nhưng xét về mặt lý thuyết và thực tế, pháp luật chỉ là một trong ba công cụ quản lý nhà nước là pháp luật, kế hoạch và chính sách. Cho nên CBCC cấp xã không chỉ giữ vai trò là người thực hiện pháp luật mà còn là chủ thể thực hiện các kế hoạch, chương trình, chính sách của nhà nước. Cho nên cách tiếp cận
này có ưu điểm là khẳng định vai trò quan trọng nhất của đội ngũ CBCC cấp x nhưng lại bỏ qua những vai trò quan trọng khác của họ.
Trong khi đó, Trần Thị Kim Dung (2011) trong nghiên cứu “CBCC cấp x ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” lại khẳng định rằng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp x nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp x . Vì lẽ đó mà họ được xem là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và "động" nhất của bộ máy chính quyền cấp x , là người tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy chính quyền cấp x . CBCC cấp x có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân đồng thời trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, Đảng ta xác định đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ.
Khác với cách tiếp cận của tác giả Trần Xuân Sầm và Nguyễn Phú Trọng [55], tác giả Trần Thị Kim Dung [22] đ gắn vai trò của CBCC cấp x với hệ thống chính trị, với bộ máy nhà nước và cụ thể là hiệu quả của bộ máy nhà nước phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của CBCC cấp x . Cách tiếp cận trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp, không chung chung và chỉ ra một cách hết sức cụ thể là muốn nâng cao hiệu quả của bộ máy, phải tập trung vào đội ngũ này để nâng cao năng lực của họ.
Trên thực tiễn hoạt động của cơ quan nhà nước và lý thuyết về quản lý công, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và của đội ngũ CBCC thường được quan tâm và là một trong những khái niệm, phạm trù trung tâm trong lý thuyết hành chính công mới. Thế nhưng, hiện nay vấn đề hiệu quả của bộ máy và của CBCC tuy là trung tâm nhưng không phải là duy nhất. Vẫn cần những
khía cạnh khác để xem xét một nhà nước tốt ngoài yếu tố hiệu quả. Có lẽ vì vậy mà tác giả Vò Thị Mai Hương [37] đ gắn vai trò của CBCC cấp x với một phạm trù rộng hơn đó là “thời kỳ đổi mới”.
Phân tích một cách cụ thể hơn, tác giả Vò Thị Mai Hương [37] có bài viết về “Vai trò cán bộ cơ sở trong thời kỳ mới” đ nhấn mạnh vai trò chủ chốt của chính quyền cấp x nói chung và của cán bộ cơ sở nói riêng. Theo tác giả, chính quyền x có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, x hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Và đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước. Họ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn x hội trên địa bàn cấp x . Nói cách khác, với tác giả Vò Thị Mai Hương [37] thì CBCC cấp cơ sở thật sự là một điểm then chốt trong hệ thống chính trị, được xem là cái nút thắt của mọi nút thắt. Theo đánh giá của tác giả Luận án này, cách tiếp cận của Vò Thị Mai Hương [37] là hoàn toàn phù hợp, cụ thể, sâu sắc và toàn diện.
Đồng tình với quan điểm của Vò Thị Mai Hương [37], tác giả Trần Văn Ngợi [48] trong nghiên cứu “Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ CBCC cấp x và một số vấn đề đặt ra hiện nay” tiếp tục nhấn mạnh rằng đội ngũ CBCC cấp x là một bộ phận của đội ngũ CBCC nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp x có đủ trình độ, năng lực