Nguyên Tắc Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng

trang thiết bị y tế, thông tin y tế) trên địa bàn huyện; nâng cao năng lực hoạt động cho TTYT để cải tiến chất lượng dịch vụ y tế trong thời gian tiếp theo.

Quá trình tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế thành TTYT đa chức năng phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Cao Bằng, có cơ sở pháp lý, có tính khả thi cao, quán triệt được quan điểm chỉ đạo trong các nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 và Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; TTYT đa chức năng phải đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, vận hành linh hoạt, thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu: “Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ” theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017. Đồng thời “Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương” theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017.

Trung tâm y tế đa chức năng được tổ chức để thực hiện đầy đủ các chức năng về y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; Bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, cung cấp dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa các trạm y tế với trung tâm y tế và với các đơn vị y tế tuyến tỉnh, đặc biệt có sự gắn kết chặt chẽ giữa chăm sóc ban đầu (tại trạm y tế xã, phòng khám của khoa khám bệnh thuộc trung tâm y tế) với chăm sóc cấp 2 (kỹ thuật cao) tại các khoa chuyên môn Trung tâm y tế.

Thực hiện tốt việc giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức người lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, nhân sự đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo thông suốt tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các đơn vị.

2.2.2. Nguyên tắc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Việc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện cần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý nhà nước, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, công chức, viên chức và nhân dân trong quá trình thực hiện.

Bảo đảm tính kế thừa, phát triển, phù hợp với điều kiện và thực tiễn của của Tỉnh và đặc thù, tính chất hoạt động chuyên môn của lĩnh vực y tế. Việc rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế được tiến hành đồng bộ, toàn diện từ việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị với tình hình thực tế của địa phương đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với việc sắp xếp, bố trí công chức, viên chức phù hợp và bảo đảm chất lượng, số lượng để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc sắp xếp phải gắn với đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý và thực hiện có hiệu quả công tác tinh giản biên chế theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo nguyên tắc các dịch vụ y tế trước đó do 03 đơn vị là: Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Dân số - KHHGĐ thực hiện trên địa bàn huyện vẫn được cung cấp đầy đủ, ổn định, thuận tiện, dễ dàng cho nhân dân trong việc tiếp cận sau khi TTYT đa chức năng được thành lập; chất lượng dịch vụ y tế từng bước nâng cao, không có hiện tượng dịch vụ y tế do TTYT đa chức năng cung cấp lại bị thiếu hoặc bị bỏ sót so với các dịch vụ y tế mà TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ trước đó đã thực hiện. Do đó, cơ cấu tổ chức TTYT huyện đa chức năng theo nguyên tắc cấu thành đủ bộ phận để đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ; Không để cơ cấu tổ chức TTYT sau khi sắp xếp bị tăng hoặc giảm theo chiều ngang mà phải sắp xếp để chuyên môn hóa (sắp xếp theo chức năng, yêu cầu chuyên môn) để thực hiện việc cung cấp dịch vụ y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ; Tuân thủ và thống nhất nguyên tắc về cơ cấu tổ chức của TTYT đa chức năng: đối với những khoa, phòng và ban có trong cơ cấu tổ chức của TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số -

KHHGĐ hiện đang hoạt động có chức năng, nhiệm vụ giống nhau hoặc tương đồng sẽ thống nhất giao cho một tổ chức (khoa, phòng cụ thể) thực hiện; Đảm bảo sự hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn từ các khoa chuyên môn cho các trạm y tế thuộc TTYT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thống nhất về nhận thức, hành động trong các đơn vị thuộc ngành y tế và công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị. Việc giải quyết chế độ cho công chức, viên chức, người lao động phải đảm bảo đúng quy định và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người lao động; Tránh tình trạng sắp xếp theo cách làm số cộng mà phải đặt yêu cầu chất lượng, ổn định lâu dài của đội ngũ công chức, viên chức lên hàng đầu; Gắn việc sắp xếp với việc tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2007/NĐ-CP.

2.2.3. Quá trình thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 6

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị

sự nghiệp công lập. Tỉnh ủy Cao Bằng xây dựng Kế hoạch số 202-KH/TU, ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng xây dựng Đề án số 11- ĐA/TU ngày 08/11/2018 sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Đề án số 12-ĐA/TU ngày 08/11/2018 sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 19-NQ/TW trong đó phân công cụ thể cho các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị làm đầu mối tham mưu tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, Sở Y tế Cao Bằng xây dựng Đề án số 2227/ĐA-SYT ngày 04/12/2018 thành lập Trung tâm y tế huyện, Thành phố trực thuộc Sở Y tế Cao Bằng trên cơ sở hợp nhất Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, Thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các nội dung cụ thể:

a, Xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế đa chức năng cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

b, Xác định số người làm việc và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định

Số lượng người làm việc của TTYT được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các tổ chức cấu thành Trung tâm. Số lượng lãnh đạo TTYT: Đơn vị hạng II: có Giám đốc và không quá 02

Phó Giám đốc; Đơn vị hạng III: có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

Số lượng người làm việc tại các phòng chức năng: Phòng chức năng có từ 05 - 09 biên chế, được bố trí 01 trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng; Các phòng có từ 10 biên chế trở lên được bố trí 01 trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng.

Số lượng người làm việc tại các khoa chuyên môn: các khoa chuyên môn thực hiện trực tiếp các công việc cung cấp dịch vụ y tế; Theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, yêu cầu số người để thực hiện được quy định, quy trình chuyên môn mà xác định số người làm việc tại từng khoa chuyên môn cụ thể; Khoa có tối thiểu 05 biên chế có 01 trưởng khoa và 01 Phó trưởng khoa; Các khoa có từ 10 biên chế trở lên được bố trí 01 trưởng khoa và 02 Phó trưởng khoa; Đối với các khoa có điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y để thực hiện công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT được bố trí 01 điều dưỡng/hộ sinh/kỹ thuật y trưởng khoa.

Số lượng người làm việc tại trạm y tế xã thực hiện theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ Y tế - Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

Số lượng người làm việc tại Phòng Khám đa khoa khu vực: căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ PKĐKKV được Giám đốc Sở Y tế giao để xác định cụ thể số lượng người làm việc, đảm bảo PKĐKKV có từ 05 người, trong đó có 01 Trưởng phòng khám ĐKKV và 01 Phó trưởng phòng khám ĐKKV.

Số lượng người làm việc tại cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định số 90/2016/NĐ-CP được xác định cụ thể đối với từng cơ sở điều trị của từng TTYT nhằm đảm bảo và đáp ứng yêu cầu hoạt động trong việc tổ chức triển khai thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định số 90/2016/NĐ-CP”.

Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý

Tiến hành sắp xếp, điều chuyển một số cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện sang bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị khác trong ngành (khi còn thiếu); có phương án từng bước sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cấp phó đảm bảo đúng số lượng theo quy định (thực hiện tinh giản biên chế, giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc, chuyến đến đơn vị khác...).

Đối với cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng của các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện thực hiện như sau: đối với cấp trưởng, tiến hành đánh giá, thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm và bổ nhiệm chức danh trưởng phòng mới. Đối với những đồng chí được đánh giá và có số phiếu tín nhiệm thấp hơn thì bổ nhiệm chức danh cấp phó; đối với cấp phó, tại thời điểm sắp xếp, giữ nguyên số lượng cấp phó hiện có; đồng thời xây dựng lộ trình, cơ cấu lại để đến hết năm 2020 có số lượng cấp phó theo quy định. Trong thời gian giữ nguyên số lượng cấp phó (năm 2019, 220), nếu có trường hợp đến thời hạn bổ nhiệm lại, thì chưa xem xét tiến hành bổ nhiệm lại cho đến khi thực hiện quy trình sắp xếp số lượng cấp phó theo quy định.

Sau khi rà soát, thống kê, phân loại đối tượng và đề xuất thực hiện chính sách phù hợp, cụ thể:

Trường hợp cấp trưởng bố trí bổ nhiệm làm cấp phó và cấp phó khi sắp xếp không còn giữ chức vụ thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời gian bổ nhiệm.

Trường hợp cấp trưởng, cấp phó sau cải cách tổ chức bộ máy, thôi giữ chức vụ, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, thuộc đối tượng và được tập thể lãnh đạo đồng ý thì đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP.

Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy đối với đối với đội ngũ viên chức, người lao động

Các đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý, chủ động bố trí công tác cho viên chức, người lao động phù hợp với vị trí việc làm sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

Trường hợp viên chức, người lao động sau khi sắp xếp tổ chức, được bố trí việc làm khác, nhưng cá nhân viên chức, người lao động tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, nếu thuộc đối tượng và được tập thể lãnh đạo đơn vị đồng ý thì đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, thực hiện chính sách theo quy định

tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018.

Trường hợp thuộc đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định.

c, Nguồn tài chính thực hiện

Trung tâm y tế đa chức năng là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế có các nguồn tài chính sau:

- Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm:

Kinh phí bảo đảm các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp do nhà nước quy định.

Kinh phí chi hoạt động thường xuyên của các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản.

Kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ về y tế dự phòng của Trung tâm.

Kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với phần chi phí chưa kết cấu vào giá dịch vụ.

Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi không thường xuyên.

Kinh phí thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để bảo đảm hoạt động của Trung tâm theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Nguồn thu từ các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác thuộc lĩnh vực y tế - dân số; nguồn thu phí, lệ phí từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn tài chính, tài sản của các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án viện trợ không hoàn lại, các dự án ODA, các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

d, Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác liên quan khi sắp xếp tổ chức bộ máy

- Về tổ chức bộ máy

Sau khi sắp xếp, kiện toàn và thành lập Trung tâm y tế đa chức năng, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế ở cấp huyện có số lượng từ 39 đơn vị xuống còn 13 đơn vị (giảm 26 đơn vị).

Các phòng chức năng, khoa chuyên môn của Trung tâm y tế (02 phòng và 5 khoa), Bệnh viện đa khoa (04 phòng và 13 khoa) và Trung tâm Dân số - KHHGĐ (Trung tâm Dân số - KHHGĐ không có phòng, khoa nhưng có 02 Ban) được sắp xếp, tổ chức lại cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ, điều kiện và tình hình thực tế, gồm 05 phòng chức năng và 19 khoa chuyên môn (01 phòng chức năng là Phòng Dân số được thành lập do sáp nhập Trung tâm Dân số - KHHGĐ).

Giảm 16/18 PKĐKKV thuộc Bệnh viện đa khoa huyện. [32]

- Phương án sắp xếp đối với công chức, viên chức lãnh đạo quản lý

Sau khi sắp xếp, tổ chức lại, các đơn vị có số lượng cấp trưởng, cấp phó nhiều hơn quy định thì có phương án từng bước sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cấp phó đảm bảo đúng số lượng theo Nghị quyết số 19-NQ/TW “thực hiện nghiêm về số lượng lãnh đạo cấp phó. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung; Đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm”, cụ thể:

Đối với lãnh đạo là cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc sắp xếp, điều chuyển một số sang bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó ở các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (nếu còn thiếu). Bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm đối với công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022