tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách cần thực hiện bằng nhiều hình thức, hoạt động phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách được thể hiện qua khả năng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách có hiệu quả cao. Do đó, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải am hiểu chính sách; nắm chính xác, đầy đủ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, phạm vi, đối tượng của chính sách. Trên cơ sở đó lựa chọn các kỹ năng, giải pháp, hình thức quán triệt phổ biến, tuyên truyền chính sách phù hợp với từng loại đối tượng như: mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt nghiên cứu các nội dung, chính sách, bàn các giải pháp và phân công thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách); tổ chức các lớp tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng, cán bộ làm công tác tuyên truyền; xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan hữu quan để họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, có thể đăng tải, tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để các đối tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân biết để thực hiện. Trong xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách cũng như các văn bản phổ biến, hướng dẫn phải đảm bảo chính xác, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
1.3.3. Phân công, phối hợp tổ chức thực hiện giữa các ngành, các cấp
Phân công, phối hợp thực hiện chính sách là khả năng tổ chức điều hành thực hiện chính sách một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Đó là việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính sách; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách. Thông qua việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học, hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.
Trong phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách sách sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện cần đặc biệt chú ý đến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn và thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân, cơ quan, hạn chế tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và không rò trách nhiệm. Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách còn được thể hiện qua việc tổ chức điều hành và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách. Năng lực phân công, phối hợp trong tổ chức điều hành thực hiện chính sách là năng lực của người lãnh đạo, người chỉ huy, người quản lý trong triển khai thực hiện kế hoạch đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống.
1.3.4. Duy trì, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Duy trì chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện bảo đảm cho chính sách này tồn tại và phát huy được tác dụng trong môi trường thực tế. Khi thực hiện chính sách gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách phải có năng lực hay kiến thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách này trên thực tế.
Đồng thời, cần chủ động tham mưu, đề xuất với chủ thể ban hành chính sách và áp dụng các giải pháp, biện pháp thực hiện chính sách phù hợp với hoàn cảnh mới. Việc duy trì chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng bảo đảm cho chính sách này tồn tại và phát huy tác dụng bền vững. Nếu không duy trì chính sách sẽ dẫn đến hiệu quả chính sách thấp gây lãng phí, không đáp ứng được yêu cầu của chính sách.
Năng lực tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp duy trì bảo đảm cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng là vô cùng quan trọng trong thực hiện chính sách. Thực tế, nhiều chính sách ban hành đúng nhưng trong quá trình thực hiện chính sách không có các giải pháp, biện pháp duy trì và phát triển dẫn đến hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí, không đáp ứng được yêu cầu quản lý, yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Để có năng lực, khả năng (kiến thức và kỹ năng) sử dụng các công cụ quản lý trong tham mưu đề
xuất các giải pháp, biện pháp, duy trì bảo đảm sự tồn tại và phát huy tác dụng bền vững của chính sách đòi hỏi đội ngũ CBCC thực hiện chính sách phải am hiểu sâu sắc chính sách, phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, đối tượng, công cụ thực hiện chính sách. Đồng thời phải biết sử dụng các công cụ quản lý khác tác động đến việc thực hiện chính sách, phải có trình độ năng lực, trách nhiệm tham mưu đề xuất các giải pháp hỗ trợ duy trì chính sách
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 1
- Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 2
- Đơn Vị Sự Nghiệp Công Và Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Các Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện
- Mô Hình Tổ Chức Và Chức Năng Nhiệm Vụ Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trước Khi Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy
- Nguyên Tắc Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
1.3.5. Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh những nội dung không phù hợp với thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách
Quá trình thực thi chính sách cần phải có kiểm tra, giám sát là bước rất quan trọng. Kiểm tra, theo dòi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách giúp kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.
Để điều chỉnh chính sách hợp lý cán bộ, công chức, viên chức thực thi chính sách phải am hiểu, nắm chắc các quy định, các công cụ thực hiện chính sách, đồng thời phải có kiến thức, kỹ năng phân tích các hạn chế, bất cập của chính sách, các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thực hiện chính sách để có cơ sở khoa học đề xuất điều chỉnh các giải pháp, biện pháp và cơ chế chính sách, phải đề cao trách nhiệm trong tham mưu điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách, phải tôn trọng nguyên tắc khi điều chỉnh chính sách.
1.3.6. Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện là việc làm cần thiết và là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chính sách. Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách là quá trình xem xét kết luận về sự chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện chính sách nhằm đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Để đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm chính xác cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí và các nguyên tắc nhất định. Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các cơ quan nhà nước của
CBCC là bản kế hoạch và quy chế, nội quy ban hành kèm theo phải căn cứ vào các nguyên tắc đã được xác định, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan bảo đảm tính toàn diện, công bằng và khách quan. Việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm phải chỉ ra được chính xác ưu điểm, nhược điểm, kinh nghiệm thực hiện chính sách, các tổ chức cá nhân thực hiện tốt hoặc không tốt.
Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện của các cơ quan nhà nước, của đội CBCC còn phải xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách. Thước đo, căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách, ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu và các quy định cụ thể của chính sách.
Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là công việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và CBCC tham gia vào công việc này phải có trình độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định.
Tiểu kết chương
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về chính sách nói chung và chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện nói riêng, kết quả nghiên cứu của Chương 1 đã chỉ ra cơ sở của chính sách xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội trong điều kiện hiện nay; xác định mục tiêu, nội dung của chính sách. Luận văn cũng đã phân tích chủ thể thực thi chính sách, các nguyên tắc thực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách, bao gồm: xây dựng kế hoạch thực hiện; phổ biến tuyên truyền về thực hiện chính sách; phân công phối hợp tổ chức thực hiện; duy trì, đôn đốc việc thực hiện; kiểm tra giám sát và tổng kết đánh giá. Đây là cơ sở cho việc khảo sát quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ TUYẾN HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị trí địa lý: phía bắc và đông bắc giáp với khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,403 km, phía tây giáp tỉnh Hà Giang, phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía giáp nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Với địa hình miền núi, chủ yếu là đồi núi cao do vậy giao thông đi lại cũng như việc bố trí dân cư tập trung rất khó khăn. Từ đó đòi hỏi việc bố trí cơ sở y tế đảm bảo phải gần dân, đáp ứng kịp thời việc cứu chữa và thuận tiện cho nhân dân trong tiếp cận các dịch vụ y tế. Mặt khác, tỉnh Cao Bằng với đặc điểm có đường biên giới dài, tiếp giáp với Trung Quốc do vậy việc bố trí các cơ sở y tế còn phải đảm bảo tương quan thống nhất về cơ cấu tổ chức giữa 2 bên để thực hiện hợp tác, phối hợp triển khai công tác y tế cho nhân dân khu vực biên giới và đảm bảo an ninh - quốc phòng.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trước khi thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 và Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố và 12 huyện với 199 đơn vị hành chính cấp xã.
Năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 và Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9
huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 14 thị trấn, 8 phường và 139 xã. Dân số toàn tỉnh là 530.341 người (số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/04/2019). Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41% dân số), Nùng (chiếm 31,1%), H’Mông (10,1%), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)...[Nguồn Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng]
Một số khó khăn ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế của đất nước, giao thông đi lại khó khăn, nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90% dân số toàn tỉnh... Do vậy việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực hiệu quả trong điều kiện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
2.1.3 Chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện
Thực hiện Chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả nhằm nâng cao vai trò quản lý, tổ chức, thực thi quyền lực Nhà nước là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Chính sách này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế và đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Việc tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .
2.1.4 Nhận thức của xã hội và người dân về chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện
Đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy. Người dân vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện chính sách, vừa là người trực tiếp thụ hưởng những lợi ích từ chính sách. Chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân và được nhân
dân ủng hộ trong việc thực hiện. Như vậy, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện muốn được triển khai thực hiện tốt thì cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
2.1.5 Nguồn lực thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện
Để đảm bảo tổ chức thực hiện chính sách hiệu quả cần bố trí các nguồn lực về kinh phí, nguồn lực con người (nguồn nhân lực), nguồn lực thông tin, nguồn lực thiết bị... Theo đó, cần phân bổ kinh phí đủ mức cho thực thi chính sách, đảm bảo nhân lực thực thi chính sách cả về số lượng và chất lượng, nhất là đảm bảo kỹ năng quản lý và kỹ năng hành chính cho đội ngũ nhân viên thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai... Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách công, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc đưa chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện... Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách công mang lại kết quả thực sự. Trong thực tế, năng lực của cán bộ yếu dẫn đến cơ quan thẩm quyền đưa ra những kế hoạch không sát
thực tế, hiệu quả thấp làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn thì thực hiện chính sách tốt, mang lại kết quả cao trong quá trình tổ chức thực thi chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn thông tin đầy đủ để cơ quan thực thi chính sách xây dựng được kế hoạch hoạt động khả thi, phù hợp với thực tế cũng như kiểm tra, giám sát quá trình thực thi. Ngoài ra còn đảm bảo nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thực thi chính sách và nguồn lực quyền lực cho thực thi chính sách.
2.1.6 Tổ chức bộ máy và cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trước khi thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 và Nghị quyết số 897/NQ- UBTVQH14 ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thực hiện theo mô hình: Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình tại 12 huyện và thành phố Cao Bằng (bao gồm cả 199 trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc trung tâm y tế huyện, thành phố và 02 phòng khám đa khoa khu vực thuộc Trung tâm y tế huyện) được tổ chức, hoạt động theo Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng.