Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


TRIỆU VĂN KHOAY


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN


Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM


LÂM ĐỒNG, 2021



LỜI CAM ĐOAN

Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Bùi Văn Liêm. Các số liệu, những luận cứ khoa học được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố trong các công trình khoa học khác.

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2021


Học viên


Triệu Văn Khoay



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn song nhờ có sự giúp đỡ động viên nhiệt tình của các thầy cô, anh chị, bạn bè, gia đình và những người thân, nay tôi đã hoàn thành kế hoạch đề ra.

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm kính đặc biệt tới Thầy hướng dẫn của tôi là PGS.TS Bùi Văn Liêm, người đã định hướng và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các PGS.TS Bùi Chí Hoàng, TS. Lê Đình Phụng, TS. Đào Linh Côn,… Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã cung cấp tư liệu để cho tôi nhận thức, tham khảo trong suốt quá trình làm luận văn. Những tư liệu này đã giúp tôi mở mang thêm nhiều kiến thức về tiến trình lịch sử văn hóa nói chung và vấn đề phát huy giá trị văn hóa của các di tích nói riêng... Một lần nữa, tôi gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơn sâu sắc của mình. Tôi cũng cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Chính sách công, Viện Khoa học xã hội Tây Nguyên đã truyền đạt cho tôi những nền tảng kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để tôi có những kiến trức và nhận thức mới- điều đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Sau cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, anh em, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian học tập. Trong luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, bạn đọc đến luận văn được hoàn thiện hơn.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2021


Học viên


Triệu Văn Khoay



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ .

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. .

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 17

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 17

1.1. Một số khái niệm cơ bản 17

1.2. Vai trò, đặc trưng của di tích khảo cổ Cát Tiên 28

1.3. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Lâm Đồng về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. 35

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2 41

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 41

2.1. Những yếu tố tác động đến chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 41

2.2. Quá trình thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. 45

Tiểu kết chương 2 54

Chương 3 55

CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN

55

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 55

3.2. Chính sách quy hoạch chung 56

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 57

Tiểu kết chương 3 70

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT-BXD

Thông tư Bộ Xây dựng

KCH

Khảo cổ học

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

KHXH

Khoa học Xã hội

DSVH

Di sản văn hóa

Dl-Dv

Du lịch - dịch vụ

PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

TK

Thế kỷ

QĐ-UB

Quyết định Ủy ban

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 1



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lâm Đồng là vùng đất cổ ở Nam Tây Nguyên, nơi có nhiều di tích khảo cổ học đã được phát hiện và nghiên cứu. Di tích Khảo cổ Cát Tiên (Lâm Đồng) được phát hiện từ năm 1985, quá trình khai quật và nghiên cứu di tích đã mang lại những kết quả bất ngờ, gây tác động lớn trong nghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ của vùng đất này. Đây là một quần thể di tích rộng lớn bao gồm nhiều kiến trúc gạch đá nằm rải rác bên tả ngạn sông Đồng Nai với chiều dài hơn 18km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và Gia Viễn của huyện Cát Tiên, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực xã Quảng Ngãi. Những giá trị khoa học về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, … thể hiện qua sự phong phú, đặc sắc từ các di tích và di vật được phát hiện qua các đợt khai quật đã đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn và quan tâm đặc biệt trong giới khoa học trong và ngoài nước. Khu di tích Cát Tiên có quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều tư liệu quý thể hiện những nét độc đáo và mối quan hệ chặt chẽ với các văn hóa Champa, văn hóa Óc Eo và văn hóa Ấn Độ. Với những giá trị đặc thù đó di tích khảo cổ Cát Tiên đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Hơn 30 năm qua, kể từ khi được phát hiện 1985 cho đến nay, các hoạt động nghiên cứu, khảo sát khảo cổ và bảo tồn hiện trạng di tích Cát Tiên vẫn đang tiếp diễn. Những nghiên cứu về di tích khảo cổ học Cát Tiên của các học giả trong thời gian dài vừa qua, tuy chưa thống nhất nhưng đã góp phần vào việc khẳng định giá trị của di tích. Đồng thời, đây cũng là đánh giá mức độ bảo tồn di tích chưa thực sự được hệ thống hóa, phân tích và tổng kết, giải đáp khoa học một cách trình tự có hệ thống đầy đủ chính xác. Trong đó vấn đề niên đại, chủ nhân, chức năng của từng di tích, hệ thống hóa tiến trình của di tích, mối quan hệ giữa các di tích khảo cổ Cát Tiên với văn hóa Phù Nam – Óc Eo và văn hóa Chăm Pa? Đặc biệt hơn là công tác bảo tồn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Tình trạng gạch kiến trúc bị hoàn thổ do quá trình lịch sử các đền, tháp, các công trình kiến trúc khác bị xô lệch bợi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ


quan, chưa xác định bản đồ phân bố, phân khu trong tổng thể của các di tích trong cả quần thể, bản đồ các hạng mục di tích,…trụ sở làm việc, lẫn khu vực nghiên cứu chuyên môn, xác lập các giá trị vốn có của quần thể di tích cũng như chưa định hướng được nhiệm vụ công tác bảo tồn dù được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt. Từ những vấn đề cơ bản trên đây đã bộc lộ những hạn chế cơ bản hoạt động bảo tồn trong suốt thời gian qua. Thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu tổng quát về các chính sách công liên quan đến hoạt động bảo tồn tại di tích khảo cổ Cát Tiên nhằm lựa chọn, vận dụng những chính sách cần thiết, hữu dụng phù hợp với các điều cụ thể của địa phương nhằm định hướng được mục tiêu cho các nhà hoạt động bảo tồn, tạo ra những động lực để đạt được các mục tiêu, phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tạo ra cân đối những nguồn lực, kiểm soát được mục tiêu và nguồn lục để xây dựng định hướng thích ứng với mỗi thời kỳ của xã hội và tạo ra môi trường phù hợp, hợp lý trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thể hiện rò trong hệ thống nghị quyết phát triển địa phương. Bảo tồn di tích khảo cổ học Cát Tiên sẽ là nhiệm vụ chính trị trong quá trình phát triển vùng tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhiệm vụ khoa học đầu ngành mang tính bước ngoặc trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực và địa phương

Là cán bộ hiện công tác tại Bảo tàng Lâm Đồng, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động về nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Bùi Văn Liêm tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên” cho luận văn Cao học của mình. Với hy vọng góp phần hệ thống hóa tư liệu, tìm hiểu thực trạng di tích, nghiên cứu mới và đề xuất các cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đưa được những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Mong ước trong thời gian sớm nhất di tích khảo cổ Cát Tiên trở thành điểm đến hấp dẫn, vừa là nơi trải nghiệm có hiệu quả về những giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh Lâm Đồng, vừa là danh thắng thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí