Kinh Nghiệm Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện


chẽ, nhịp nhàng, làm ảnh hưởng đến kết quả, tiến độ và chất lượng giải quyết công việc; việc phối hợp triển khai thực hiện một số quy chế, quy định phối hợp chưa được tốt.

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn cấp tỉnh đối với cấp huyện có lúc chưa kịp thời, nên chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp gữa các cơ quan về quá trình giải quyết một số vụ việc chưa tốt. Chưa có kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền, các ban ngành đoàn thể. Đã tổ chức hệ thống đại lý thu tại các xã, thị trấn nhưng hệ thống đại lý làm việc không đủ kiến thức phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn, giải đáp các chế độ BHXH.

Cán bộ còn thiếu, năng lực tổ chức thực hiện, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ nhân sự còn hạn chế. Do đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phát triển nhanh, nhiệm vu ̣ được giao quá nhiều nhưng biên chế lại không tăng tương ứng theo nhiệm vụ. Do áp lực công việc quá lớn nên cán bô ṭ hu, cán bộ công tac truyền thông và phát triển đối tượng mới chỉ chạy theo công việc, sự việc mà không có điều kiện khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Một bộ phận cán bô ̣ thu chưa chuyên nghiệp, năng lực, trình đô và kỹ năng

còn hạn chế, thiếu chương trình đào tạo tiên tiến, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, chưa sâu sát cơ sở, việc nghiên cứu áp dụng văn bản còn máy móc xử lý công việc chưa linh hoạt.

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế ngày càng khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới người dân trên địa bàn huyện, dẫn đến quá trình tham gia BHXH tự nguyện không được liên tục, nhiều người dân đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện nhưng sau một thời gian do khó khăn về kinh tế nên không đăng ký tiếp tục tham gia. Vì vậy, mặc dù đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có tăng nhưng số người ngừng tham gia cũng rất lớn.


2.3.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách BHXH ở một số huyện của Tỉnh Đăk Nông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

2.3.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện

Kinh nghiệm thực hiện chính sách tại một số huyện của tỉnh Đăk Nông, BHXH tỉnh Đăk Nông là một tỉnh có diện tích rộng, quá trình thực hiện công tác BHXH tỉnh Đăk Nông luôn hoàn thành kế hoạch, từ thực tiễn cũng như rút ra kinh nghiệp của một số huyện đã đạt tỷ lệ BHXH tự nguyện tăng cao cụ thể:

Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 9

- BHXH huyện Đăk Song:

Là một huyện luôn đi đầu trong thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, luôn hoàn thành chỉ tiêu cao nhất trong tỉnh, BHXH huyện Krông Nô đã tổ chức tham quan và kinh nghiệm từ BHXH huyện Đăk Song về công tác thực và học hỏi tại BHXH huyện Đăk Song, công tác tại BHXH huyện Đăk Song đã thực hiện như sau:

Về hội nông dân huyện: Đơn vị đã phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan BHXH huyện lồng ghép tuyên truyền trong tất cả các hội nghị, lớp tập huấn của Hội trên địa bàn huyện, kể cả các hội nghị của Chi hội thôn, bon, tổ dân phố.

Hội phụ nữ huyện: Đơn vị đã phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan BHXH huyện lồng ghép tuyên truyền trong tất cả các hội nghị, lớp tập huấn của Hội trên địa bàn huyện, kể cả các hội nghị của Chi hội thôn, bon, tổ dân phố.

Trực tiếp giao chỉ tiêu đối với tất cả cán bộ viên chức người và người lao động. Lấy chỉ tiêu hoàn thành BHXH tự nguyện để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng quý và hàng năm.

- BHXH Đăk Glong:

Năm 2020 đã thực hiện BHXH tự nguyện đạt tỷ lệ cao và người dân tham gia vơi phương thức 3 tháng trở lên, luôn ổn định trong phát triển và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, để đạt được mục tiêu và hoàn thành kế hoạch đặt ra, BHXH huyện đã triển khai và thực hiên như sau:


BHXH huyện đã tham mưu UBND huyện thành lập ban chỉ đạo là các chủ tịch xã, thực hiện chính sách BHXH giai đoạn 2019 -2020, định kỳ 6 tháng và hàng năm sơ kết và tổng kết đánh thực hiện về chính sách BHXH tự nguyện. Mỗi một cán bộ BHXH là một tuyên truyền viên, BHXH đã chỉ đạo các cán bộ viên chức và người lao động thường xuyên trực tiếp xuống tại dân để thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cụ thể là thường vào các ngày thứ 7 và chủ nhật.

2.3.3.2. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho huyện

BHXH huyện đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: Giao cho các bộ phận chuyên môn: Bộ phận Thu, truyền thông và phát triển đối tượng, cấp sổ thẻ, Chế độ BHXH và Kế toán cùng xác định nguyên nhân và xác định đối với các cơ quan ban ngành, UBND xác xã, Bưu điện huyện để đưa ra có giải pháp phù hợp; Yêu cầu cán bộ truyền thông và phát triển đối tượng của BHXH huyện luôn bám sát tại các địa phương; đề xuất lãnh đạo kịp thời trong quá trình triển khai BHXH tự nguyện cũng như các buổi tập huấn và tuyên truyền.

BHXH huyện hàng năm giao chỉ phát triển đối tượng BHXH tự nguyện đến từng cán bộ viên chức và người lao động, chỉ tiêu áp dụng hàng tháng, quý để đánh giá công tác thi đua nhằm làm căn cứ bình xét hiệu quả công việc hàng năm.

Hàng quý, BHXH huyện tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện từ đó đưa ra giải pháp của quý tiếp theo, nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch được giao và tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Tóm lại, công tác thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô trong giai đoạn 2016-2020 đã có những kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Để đảm bảo quỹ BHXH thu được ngày càng đầy đủ cũng như


đảm bảo phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì BHXH huyện Krông Nô cần phải áp dụng các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác thu và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã đánh giá thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện krông nô, đưa ra các biện pháp đánh giá cụ thể về đối tượng tham gia, tỷ lệ người dân tham gia và độ tuổi tham gia, từ đó đánh giá tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, đã đưa ra nhiều phương pháp để nghiên cứu, đánh giá công tác thực hiện BHXH tự nguyện, khảo sản nhu cầu tham gia BHXH xã hội của các tầng lớp tham gia BHXH tự nguyện, đánh giá độ tuổi có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện hiện nay và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về thực hiện BHXH tự nguyện, nhằm đảm bảo cơ sở lý luận để thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện BHXH tự nguyện tốt hơn trong thời gian sắp tới Chương 3.


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN‌

TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Krông Nô

3.1.1 Thuận lợi

Huyện Krông Nô là một huyện nghèo hơn 60% là đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù kinh tế chủ yếu là làm nông, lâm, ngư nghiệp song song đó phát triển công nghiệp, số doanh nghiệp trên địa bàn huyện tăng lên từng năm đang có sự phát triển trong thời gian tới.

Với trình độ nhận thức của người dân đã được nâng cao, nhu cầu đời sống xã hội đã được cải thiện, điều này tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người dân tham gia thực hiện chính sách BHXH tự nguyện

3.1.2 Khó khăn

Nhận thức về vai trò quản ký nhà nước đối với hoạt động chính sách BHXH tự nguyện, việc quản lý và phát triển chính sách BHXH tự nguyện là hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, tăng trưởng ngày càng cao thì nguy cơ bất bình đẳng, nạn thất nghiệp gia tăng, phân hóa giàu nghèo tiềm ẩn bất ổng định xã hội lớn và nhiều vấn đề khác.

Việc già hóa dân số trên địa bàn huyện tăng cao ảnh hưởng tới an sinh xã hội trong đó có BHXH và đặc biệt là chính sách BHXH tự nguyện, mặc dù kinh tế tăng cao nhưng còn một số địa phương trên địa bàn huyện còn thuộc vùng đặc biệt khó khăn trong khi mức hỗ trợ khi tham gia BHXH tự nguyện còn thấp bên cạnh đó do người dân còn nhận thức hạn chế về chính sách BHXH tự nguyện nên số người tham gia còn thấp so với mật độ dân số trên địa bàn huyện.


3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Nông

- BHXH tự nguyện là góp phần hướng tới BHXH toàn dân theo nghị quyết 28-NQ/TW hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH trong đó có BHXH tự nguyện là từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, Phát triển BHXH linh hoạt, đa dạng và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng- hưởng, công bằng bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nạng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cẩy và minh bạch.

- Phấn đấu giai đoạn đến năm 2021: Người tham gia BHXH: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 80%.

- Phấn đấu Giai đoạn đến năm 2025:: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%.


- Phấn đấu Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%.

- Phấn đấu xây dựng đơn vị văn hóa, trong sạch, vững mạnh, người viên chức kiểu mẫu, đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Triển khai tiến trình hiện đại hóa, cải cách hành chính của ngành BHXH, mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng sổ BHXH điện tử.

3.3. Giải Pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

3.3.1.Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về chính sách BHXH tự nguyện

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH tự nguyện, đặc biệt là người dân ở những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, sự hiểu biết về BHXH tự nguyện còn rất nhiều hạn chế... Vì vậy, việc tuyên truyền là rất quan trọng nó giúp cho toàn bộ người dân nói chung hiểu về vai trò khi tham gia BHXH tự nguyện, về các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện của nhà nước ta. Từ đó làm thay đổi thái độ của người dân đối với công tác BHXH tự nguyện theo hướng tích cực. người dân sẽ có ý thức tự tự giác tham gia BHXH tự nguyên và dần đi vào cuộc sống. Để làm tốt công tác tuyên truyền chính sách BHXH huyện Krông Nô cần thực hiện tốt các giải pháp, nội dung như sau:

- Sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền như báo chí, đài phát thanh, truyền hình... để thông tin thường xuyên về chế độ chính sách, thủ tục


hồ sơ... Đặc biệt cần phải tăng cường phối hợp với các báo ngành như: Tạp chí BHXH, Báo BHXH... để thông tin tuyên truyền các hoạt động của ngành. Thực hiện các buổi phỏng vấn, và giải đáp thắc mắc về chính sách BHXH tự nguyện trên đài phát thanh, truyền hình.

- Mở rộng các nội dung trên trang Web của cơ quan BHXH huyện để cung cấp các văn bản chính sách về BHXH tự nguyện, thông tin hoạt động thu, hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận các thông tin phản hồi của người tham gia BHXH tự nguyện để xem xét kịp thời điều chỉnh, nhằm nâng cao tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiều kiến thức về chính sách BHXH tự nguyện như: thi tuyên truyền viên giỏi về chính sách BHXH tự nguyện nhằm bổ sung kiến thức và khả năng tuyên truyền cho cán bộ công chức trong ngành, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng về chính sách BHXH tự nguyện. Phấn đấu mỗi cán bộ công chức trong ngành trở thành một tuyên truyền viên giỏi.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện: phổ biến những điển hình hay, những kinh nghiệm quý báu, những kiến nghị với Đảng, Nhà nước về vấn đề khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách có liên quan. Đồng thời, định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo với các cơ quan phối hợp, các lãnh đạo là người đứng đầu tại các xã, các tổ chức kinh tế xã hội để phổ biến giới thiệu chính sách chế độ BHXH tự nguyện. Cách làm này đã được nhiều huyện, thị xã tiến hành, nhưng chưa thường xuyên.

- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chính quyền địa phương: thông qua các buổi giao lưu định kỳ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương để phổ biến chính sách chế độ BHXH tự nguyện của Đảng và Nhà nước hoặc tổ chức giao lưu giữa các ban ngành trên địa bàn để tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH tự nguyện giúp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022