TT
4. Hướng dẫn tự học
- Nhớ được các dụng cụ thiết bị sử dụng dũa mặt phẳng, cách bảo quản;
- Trình tự dũa mặt phẳng;
- Nhớ luôn giữ dũa nằm ngang trong quá trình dũa và đổi hướng dũa;
- Nhớ các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng tránh.
BÀI SỐ 04
DŨA HAI MẶT PHẲNG SONG SONG
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Tên bài học trước: Dũa mặt phẳng
Thực hiện từ ngày........ đến ngày ..........
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1. Phương tiện
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
2. Trang thiết bị
Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao | Đơn vị | SL | Ghi chú | Bổ sung | |
1 | Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) | ||||
Êtô lắp trên bàn nguội | Cái | 01 | Sử dụng tiếp | ||
Dụng cụ lấy dấu: mũi vạch, chấm dấu, đài vạch, bàn lấy dấu | Cái | 01/4 SV | Sử dụng tiếp | ||
Dụng cụ cắt: Dũa dẹt | Cái | 01/4 SV | Sử dụng tiếp | ||
Dụng cụ đo: thước lá, thước kiểm tra mặt phẳng, thước cặp. | Bộ | 0,25 | Sử dụng tiếp | ||
2 | Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) | ||||
-Sử dụng phôi từ bài dũa mặt phẳng | Đoạn | 01 | Sử dụng tiếp | ||
- Dẻ lau | Kg | 0,2 | Hủy | ||
3 | Khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hành nguội - 2
- Xác Định Độ Cao Ê Tô, Gá Kẹp Phôi, Vị Trí Tư Thế, Cầm Đục, Cầm Và Đánh Búa
- Xác Định Độ Cao Êtô, Gá Kẹp Phôi, Vị Trí Tư Thế, Cầm Dũa
- Các Dạng Sai Hỏng- Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
- Thực hành nguội - 7
- Thực hành nguội - 8
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
B. Thực hiện bài học
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
* Về kiến thức
- Biết phương pháp dũa hai mặt phẳng song.
- Biết phương pháp kiểm tra hai mặt phẳng song song.
* Về kỹ năng
- Luyện tập thao tác dũa mặt phẳng.
- Dũa hai mặt phẳng song song đạt yêu cầu (sai số KT ± 0,1).
* Về thái độ
Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2. Nội dung bài học
2.1. Dũa hai mặt phẳng song song
Hai mặt phẳng được gọi là song song khi chúng luôn cách đều nhau. Như vậy muốn dũa được hai mặt phẳng song song thì trước hết ta phải đảm bảo yêu cầu thứ nhất là các mặt đã dũa là các mặt phẳng, thứ hai là chúng luôn cách đều nhau
2.2. Phương pháp dũa hai mặt phẳng song song
- Chọn và dũa một mặt phẳng làm chuẩn
Trong hai mặt phẳng cần dũa ta chọn một để dũa làm mặt phẳng chuẩn. Nguyên tắc chọn mặt chuẩn là từ mặt đó ta có thể xác định được kích thước của các mặt, các đường các điểm khác nhau của vật thể (chi tiết gia công) đồng thời thuận lợi cho việc gá kẹp để gia công cũng như lắp ráp… Thường thì chọn mặt phẳng đáy (Hình 35 b), mặt đầu (Hình 35 a), hoặc mặt trụ ngoài (Hình 35 c) làm mặt chuẩn.
a)
b)
c)
Mặt chuẩn
Hình 35: Chọn mặt phẳng chuẩn
- Lấy dấu mặt phẳng song song mặt chuẩn
Lấy mặt đã dũa làm mặt chuẩn lấy dấu mặt phẳng song song với mặt chuẩn và cách mặt chuẩn một khoảng h. (Hình 36)
Hình 36: Lấy dấu
- Dũa mặt vừa lấy dấu
Gá phôi lên êtô và tiến hành dũa mặt phẳng vừa lấy dấu, quá trình dũa phải thường xuyên kiểm tra mặt phẳng dũa và đường dấu để xác định một cách tương đối độ song song của mặt phẳng chuẩn với mặt phẳng đang dũa. Khi gá phôi phải gá đường dấu
song song và cách mặt trên hàm êtô khoảng 7 mm. Khi dũa gần sát đường dấu ta dùng thước cặp thường xuyên kiểm tra độ song song của hai mặt phẳng.
2.3. Kiểm tra độ song song hai mặt phẳng
Sử dụng thước cặp đo khoảng cách của hai mặt phẳng để xác định độ song song của hai mặt. Thông thường tiến hành đo tại 3 vị trí trên chi tiết: hai đầu và giữa
a. Cấu tạo thước cặp (Hình 37)
Thân thước chính
+ Trên có khắc vạch và đánh số, khoảng cách các vạch là 1mm (hệ mét).
+ Trên thân thước chính có mỏ đo (mỏ đo trong, đo ngoài).
Khung động (thân thước phụ) lắp trên thân thước chính và trượt dọc trên thân thước chính để kẹp các vật cần đo. Trên khung động có mỏ đo trong, đo ngoài và que đo sâu.
Trên khung động cũng được khắc vạch, tùy theo độ chính xác của thước mà số vạch được khắc khác nhau:
+ Thước chính xác 0.1 khắc 10 vạch (khoảng cách giữa hai vạch là 0,1 mm).
+ Thước chính xác 0.05 khắc 20 vạch (khoảng cách giữa hai vạch là 0,05 mm).
+ Thước chính xác 0.02 khắc 50 vạch (khoảng cách giữa hai vạch là 0,02 mm).
Muốn cố định khung động ta dùng vít hãm.
Hình 37: Cấu tạo thước cặp
b. Sử dụng thước cặp:
- Kiểm tra vị trí 0 của thước cặp
Trước tiên lau sạch thước cặp, đặc biệt là các mỏ đo. Sau đó cho các mỏ đo tiếp xúc với nhau theo toàn bộ chiều dài, không được có khe hở giữa các mép của mỏ đo. Vạch “0” trên khung động phải trùng với vạch “0” của thân thước chính.
- Các thao tác đo
Kẹp mỏ đo vào chi tiết cần đo, lực kẹp vừa phải. Thước phải luôn vuông góc với đường tâm của chi tiết cần đo. Có thể giữ nguyên thước để đọc hoặc vặn vít cố định
khung động với thân thước chính rồi đưa ra nơi thuận tiển để đọc (trường hợp không đọc được ngay).
- Đọc trị số của thước cặp
Khi đọc trị số của thước cặp cần giữ thẳng thước trước mặt.
- Số nguyên (chẵn) được đọc trên thân thước chính của thước, bằng cách gióng vạch “0” trên khung động lên thân thước chính nhìn về phía trái xác định vạch gần nhất và tính từ vạch đó về vạch “0” bao nhiêu khoảng nhân giá trị một khoảng (giá trị 1 khoảng là 1 mm).
- Số thập phân (lẻ) được xác định bằng cách, tìm vạch trùng nhất trên hai thân rồi tính từ vạch đó về vạch “0” trên khung động được bao nhiêu khoảng rồi nhân với giá trị một khoảng (tuỳ từng loại thước: 0,1- 0,05- 0,02).
- Cộng hai kết quả lại được giá trị cần đo.
Lưu ý
Không để rơi hay dùng thước cặp để gò vật khác.
Phải đặt thước nhẹ nhàng, đúng nơi quy định để tránh gây sai lệch
Phải lau chùi tra dầu mỡ trước khi cất vào hộp.
2.4. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh
Nguyên nhân | Cách khắc phục | |
Mặt phẳng không phẳng | - Điều khiển lực ấn khi đẩy dũa chưa hợp lý (không giữ được dũa luôn nằm ngang) | - Kịp thời kiểm tra, tăng cường luyện tập để lực ấn hai tay thay đổi hợp lý giữ dũa luôn nằm ngang. |
Sai kích thước | - Lấy dấu sai. - Không kiểm tra thường xuyên. | - Lấy dấu chính xác. - Thường xuyên kiểm tra, dũa tới đúng đường dấu. |
Hai mặt không song song | - Các mặt không phẳng | - Dũa các mặt cho phẳng |
- Thao tác đo sai (lực kẹp | - Thực hiện đúng thao tác | |
lớn, không đều; thân thước | đo | |
không vuông góc với | ||
đường tâm chi tiết...) | ||
- Đọc giá trị số đo không | - Đọc chính xác (chú ý | |
chính xác | phần số thập phân) |
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
3.1. Yêu cầu luyện tập
3.1.1. Bản vẽ
(Dũa hai mặt phẳng song song theo bản vẽ số 04)
3.1.2. Yêu cầu đạt được
- Thao tác dũa mặt phẳng thành thạo;
- Sử dụng thước cặp đo được kích thước chính xác;
- Dũa được hai mặt phẳng song song đảm bảo sai số
- Nhớ các dạng sai hỏng, nguyên nhân cách phòng tránh.
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công
Trình tự | Sơ đồ | Yêu cầu kỹ thuật | |
1 | Bước 1: Chọn và dũa mặt chuẩn | Mặt phẳng dũa đảm bảo phẳng | |
Bước 2: Lấy |
| - Đảm bảo độ | |
dấu | song song giữa | ||
mặt chuẩn với | |||
đường dấu | |||
Bước 3: Gá |
| - Đường dấu | |
kẹp phôi | song song và | ||
cách mặt trên | |||
má kẹp 5mm | |||
- Lực kẹp đủ | |||
lớn | |||
Bước 4: Dũa |
| - Dũa tới | |
theo đường | đường dấu | ||
dấu | - Đo kích | ||
thước tại 3 vị | |||
trí (hai đầu và | |||
giữa) sai số | |||
0,1 | |||
Bước 5: Tổng kiểm tra | Kiểm tra tổng thể và nộp bài |
Trình tự | Sơ đồ | Yêu cầu kỹ thuật | |
|
TT
4. Hướng dẫn tự học
- Ghi nhớ cách sử dụng thước cặp, cách đọc kích thước khi đo
- Ghi nhớ các dạng hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục
BÀI SỐ 05
DŨA HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Tên bài học trước: Dũa 2 mặt phẳng song song Thực hiện từ ngày........ đến ngày ..........
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1. Phương tiện
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
2. Trang thiết bị
Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao | Đơn vị | SL | Ghi chú | Bổ sung | |
1 | Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) | ||||
Êtô lắp trên bàn nguội | Cái | 01 | Sử dụng tiếp | ||
Dụng cụ lấy dấu: mũi vạch, chấm dấu, đài vạch, bàn lấy dấu | Cái | 01/4 SV | Sử dụng tiếp | ||
Dụng cụ cắt: Dũa dẹt | Cái | 01/4 SV | Sử dụng tiếp | ||
Dụng cụ đo: thước lá, thước kiểm tra mặt phẳng, thước cặp, thước kiểm tra góc vuông. | Bộ | 0,25 | Sử dụng tiếp | ||
2 | Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) | ||||
- Phôi từ bài cắt kim loại bằng cưa tay 22 có L=24 | Đoạn | 01 | Sử dụng tiếp | ||
- Dẻ lau | Kg | 0,2 | Hủy | ||
3 | Khác |
B. Thực hiện bài học
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
* Về kiến thức
- Biết phương pháp dũa hai mặt phẳng vuông góc.
- Biết phương pháp kiểm tra hai mặt phẳng vuông góc.
* Về kỹ năng
- Luyện tập thao tác dũa mặt phẳng.
- Dũa hai mặt phẳng vuông góc đạt yêu cầu (sai số KT ± 0,05).