Số Vốn Fdi Vào Thị Trường Bđs Việt Nam Từ 2000 - 2007

Về cơ cấu so với tổng số dự án FDI của tất cả các ngành, FDI vào thị trường BĐS chiếm một vị trí khá khiêm tốn từ 4,79% (năm 2005) đến 11,97% (năm 2007) so với tổng số dự án FDI của tất cả các ngành.

Bảng 1.4 Số vốn FDI vào thị trường BĐS Việt Nam từ 2000 - 2007



Năm

FDI vào TT BĐS (1)

(triệu USD)


So với năm trước (lần)


So với năm 2000 (lần)

Tổng vốn FDI đăng kí

(2) (triệu USD)


Tỷ trọng (%) (1)/(2)

2000

478,4

1,00

1,00

2838,9

16,85

2001

407,3

0.85

0,85

3142,8

12,96

2002

411,5

1,01

0,86

2998,2

13,72

2003

435,7

1,06

0,91

3191,2

13,65

2004

468,8

1,08

0,98

4547,6

10,31

2005

577,4

1,23

1,21

6039,8

8,32

2006

1658,5

2,87

3,47

12003,8

13,82

2007

7307,4

4,41

15,27

17855,0

40,92

Tổng

11745



53518,2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp - 5

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Đi đôi với sự tăng trưởng về số dự án, số vốn đăng kí cũng diễn biến theo chiều hướng tương tự. Bảng 1.4 cho ta thấy rõ điều đó. Năm 2007 với 7307,4 triệu USD vốn đăng kí vào lĩnh vực BĐS gấp 4,41 lần năm 2006 và 15,27 lần năm 2000. Đây quả là con số ấn tượng, đánh dấu một kì tích trong công cuộc thu hút vốn FDI vào thị trường BĐS Việt Nam, nâng cơ cấu vốn FDI vào BĐS lên tới 40,92% trong tổng số vốn FDI của tất cả các ngành (trong khi những năm trước đây vốn đăng kí vào lĩnh vực BĐS luôn dưới 16,85% so với tổng số vốn FDI đăng kí vào tất cả các ngành của Việt Nam).

Trong giai đoạn này, các dự án về xây dựng khách sạn du lịch, xây dựng văn phòng - căn hộ chiếm chủ yếu trong số các dự án FDI vào thị trường BĐS. Các dự án này có xu thế tăng qua các năm và biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn 2004 - 2007.

Bảng 1.5 Số dự án FDI vào thị trường BĐS giai đoạn 2004 - 2007 theo lĩnh vực đầu tư


2004

2005

2006

2007

Khách sạn du lịch

5

10

12

52

XD hạ tầng KCN - KCX

1

1

1

9

XD khu ĐTM

8

1

2

3

XD VP - căn hộ

5

10

11

33

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Có thể thấy rằng thị trường BĐS thương mại và nhà ở của Việt Nam đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà ĐTNN. Thực tế cho thấy năm 2004 bắt đầu với 5 dự án FDI vào khách sạn du lịch nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng hơn 10 lần mà thực tế là số dự án đầu tư vào lĩnh vực khách sạn - du lịch của năm 2007 còn lớn hơn rất nhiều so với số dự án của 3 năm 2004, 2005 và 2006 gộp vào. Có thể thấy xu hướng tương tự với các dự án đầu tư vào xây dựng văn phòng

căn hộ.

Bước sang năm 2008, việc thu hút FDI vào thị trường BĐS tại Việt Nam có nhiều bước đột phá mới. Tính đến ngày 19 - 12 - 2008, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư con số này là 23 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Phần lớn, vốn FDI được đổ vào kinh doanh văn phòng, căn hộ cao cấp và khách sạn du lịch.

Mặc dù vào khoảng cuối năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng mà khởi nguồn là sự sụp đổ hàng loạt tập đoàn tài chính lớn ở Mỹ nhưng luồng vốn FDI đăng kí vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam vẫn thể hiện được phong độ và những phân tích số liệu đầu tư trên đã chứng minh điều đó. Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2009 tình hình kinh tế rất khó khăn, song FDI vào Việt Nam trong năm 2009 nói chung và vào BĐS nói riêng vẫn được nhìn nhận là tương đối lạc quan dù khủng hoảng kinh tế vẫn đang kéo dài.

Trong hai tháng đầu năm 2009, các địa phương có báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho 67 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,513 tỷ USD, bằng 35% về số dự án và 31% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2008. Trong số các dự án cấp mới trong hai tháng đầu năm 2009, đáng chú ý có 3 dự án lớn được cấp phép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là dự án xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu nghỉ dưỡng Bình Châu - Việt Nam với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án khu đô thị mới Tóc Tiên với vốn đầu tư 600 triệu USD và dự án đầu tư The Vietstar Mixed-Use Complex Project với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Xét về lĩnh vực đầu tư thì vốn FDI đăng kí của hai tháng đầu năm 2009 chủ yếu vào lĩnh vực BĐS mà phần lớn là khách sạn du lịch, xây dựng khu đô thị mới. Chỉ tính riêng số vốn đăng kí vào 3 dự án lớn kể trên đã là 1,3 tỷ USD chiếm 85% tổng số vốn đăng kí của 2 tháng đầu năm 2009 trong khi 63 dự án còn lại chỉ chiếm có 15% tổng số vốn đăng kí.

Trong số các địa phương có kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS có bước đột phá lớn phải kể đến Hải Phòng. Đây cũng là lí do trong chương sau của khóa luận thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng sẽ được tập trung phân tích cụ thể.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HẢI PHÒNG‌‌

2.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG CHO FDI VÀO BĐS Ở HP

2.1.1 Lợi thế của Hải Phòng trong thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS

2.1.1.1 Môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế thuận lợi

a. Môi trường tự nhiên

- Tài nguyên du lịch và tài nguyên biển:

So với các tỉnh thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm thì đây là một trong những yếu tố nổi bật của Hải Phòng cần được phát huy và là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án xây dựng các khu nghỉ mát, khách sạn cao cấp…

Nằm ở giữa trung tâm lộ trình du lịch nổi tiếng Hà Nội - Hải Phòng - Vịnh Hạ Long, Hải Phòng không chỉ là điểm nghỉ mát hấp dẫn cho người dân Việt Nam mà còn cho những du khách nước ngoài. Trong năm 2008 đã có khoảng ba triệu du khách, trong đó 591.000 là du khách nước ngoài, mức tăng từ 18 và 20% hàng năm. Điểm thu hút cho tất cả các du khách tới Hải Phòng đó là đảo Cát Bà, khu nghỉ mát Đồ Sơn, khu du lịch núi Voi, núi Thiên văn, khu Hạ Long cạn (nằm ở phía Bắc của huyện Thuỷ Nguyên), làng hoa Hà Lũng và Đằng Hải, làng điêu khắc Bảo Hà và miếu thờ danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo và công viên giải trí An Biên. Hệ thống các điểm du lịch ven biển đẹp, đa dạng, có sức hấp dẫn khách quốc tế và trong nước. Đây cũng là điều kiện hấp dẫn các nhà ĐTNN tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư, hứa hẹn mang lại cho họ những khoản lợi nhuận khổng lồ.

- Tài nguyên khoáng sản:

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà ĐTNN khi bỏ vốn xây dựng những khu công nghiệp, những nhà máy khai thác, chế biến quy mô lớn. Khoáng sản chủ yếu ở Hải Phòng là đá vôi,

nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng cao cấp và vật liệu xây dựng. Chỉ tính riêng mỏ đá vôi Tràng Kênh - Thủy Nguyên đã có trữ lượng đá vôi lên đến 200 triệu tấn. Khu vực này còn có mỏ đất sét ở các vùng lân cận rất thuận lợi cho việc xây dựng vùng công nghiệp sản xuất xi măng quy mô 4 - 5 triệu tấn/năm.

- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển

Hệ thống cảng biển:

Hệ thống cảng biển tại Hải Phòng là một trong những yếu tố được nhà ĐTNN công nhận và đánh giá cao khi quyết định đầu tư vào Hải Phòng. Hệ thống cảng biển Hải Phòng hiện nay gồm 3 khu cảng chính có tổng chiều dài các cầu cảng là 2.257 m phục vụ bốc xếp các hàng hóa với năng lực thông qua khoảng 8 triệu tấn/năm và có thể tăng lên tới 12 triệu tấn/năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tầu có trọng tải 8.000 tấn ra vào thường xuyên. Chính phủ đang đầu tư nâng cấp và mở rộng vào cảng, cho phép tầu trên 10.000 tấn có thể ra vào cảng.

Là một đơn vị cảng biển có truyền thống hàng trăm năm, cảng Hải Phòng cũng đã nhanh chóng đổi mới, kịp thời nắm bắt các cơ hội để phát triển. Với việc nâng cao năng lực bốc xếp của các cảng trong khu vực, tính đến hết tháng 8/2008, tổng sản lượng hàng hoá thông qua các cảng thuộc khu vực Hải Phòng đã đạt hơn 15 triệu tấn, đạt mức tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, toàn khu vực Hải Phòng có 22 doanh nghiệp cảng biển và khu neo đậu chuyển tải với tổng chiều dài cầu cảng là hơn 5 km. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng hàng hoá như hiện nay, các doanh nghiệp cảng cần nhanh chóng mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ.

Đường sông:

Mạng lưới đường sông của Hải Phòng cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Cùng với 5 con sông chảy qua, Hải Phòng là trung tâm đầu mối của mạng giao thông đường sông nối liền các tỉnh và các cảng sông khu vực phía Bắc. Mạng lưới giao thông đường sông vận chuyển tới 40% hàng hóa các tỉnh phía Bắc.

Hệ thống đường bộ:

Hải Phòng có hệ thống đường bộ rất thuận tiện cho việc vận tải hàng hoá và đi lại với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thông qua quốc lộ 5 và quốc lộ 10. Quốc lộ 5 dài 105 km gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường

cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam. Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh nơi có khu công nghiệp than, khu du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long và với vùng nông nghiệp trù phú của các tỉnh đồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Quốc lộ 10 cũng nối cảng Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với đường quốc lộ 1 Bắc - Nam. Ngoài cảng biển, đây là lợi thế nổi trội của Hải Phòng so với nhiều thành phố khác

Đường sắt:

Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai tới Côn Minh (tỉnh Vân Nam) ở Tây Nam Trung Quốc đã được thông tàu sẽ tăng nhanh các dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho các địa phương giàu tiềm năng này và vận tải quá cảnh của Trung Quốc. Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội còn nối trực tiếp với tuyến đường sắt quan trọng Bắc Nam tới thành phố Hồ Chí Minh.

Đường hàng không:

Hải Phòng có 2 sân bay Cát Bi và Kiến An. Sân bay Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay đã được nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320, là sân bay dự bị cho sân bay quốc. Hiện nay sân bay được sử dụng cho các tuyến bay nội địa nối liền Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đà Nẵng và gần đây là Hải Phòng - Ma Cao - Trung Quốc.

Bưu chính viễn thông:

Với cơ sở vật chất và mạng lưới viễn thông hiện đại, Hải Phòng đã tạo ra một phạm vi rộng lớn cho dịch vụ liên lạc trong nước và quốc tế như dịch vụ điện thoại, điện thoại thẻ, fax, điện thoại di động, dịch vụ trả trước, e-mail và dịch vụ internet. Đảm bảo tính nhanh gọn trong các loại hình dịch vụ bưu chính trên toàn cầu như EMS, DHL, FedEx. Hải Phòng đã đưa vào sử dụng tổng đài điện tử 30.000 con số, cho phép thực hiện nhanh chóng các cuộc liên lạc trong và ngoài nước.

- Nguồn lao động tương đối dồi dào

Hiện nay, Hải Phòng có gần 1,9 triệu dân. Dân số đô thị hơn 700.000 người, chiếm gần 34% tổng số dân thành phố. Hải Phòng có trên 980.000 người trong độ tuổi lao động, có trên 91.000 công nhân kĩ thuật tay nghề bậc cao, trên 45.000 kĩ thuật viên có trình độ chuyên nghiệp và gần 34.500 cán bộ, nhà quản lí có trình độ

đại học. Lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Hải Phòng. Dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phòng sẽ là 2,06 triệu người, trong đó có 1,2 triệu lao động.

b. Môi trường kinh tế

- Hải Phòng là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ

Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, có diện tích 1519 km2 bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, Hải Phòng được xác định là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là thành phố cảng, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm vi rộng lớn từ Bắc bộ và khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc Bộ đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh cho khu vực Tây Nam - Trung Quốc.

- Kinh tế phát triển ổn định

Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, Hải Phòng đang phát huy rõ hơn vai trò là cửa chính ra biển và cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thành phố Hải Phòng đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọng điểm kinh tế biển của vùng duyên hải Bắc bộ và cả nước theo đúng Nghị quyết 32NQ/TW ngày 5/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

GDP của thành phố tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 2003 - 2007 tăng bình quân 11,91%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố. GDP ngành dịch vụ chiếm tỷ

trọng cao trong tổng GDP toàn thành phố và tăng dần qua các năm (năm 2003 là 49%, năm 2007 là 51,6%). Vận tải, kho bãi được đầu tư hiện đại hoá, phát triển nhanh, đa dạng, là ngành dịch vụ chủ yếu trên địa bàn. Dịch vụ cảng có tốc độ tăng khá cao về tổng sản lượng hàng thông qua các cảng trên địa bàn: năm 2003 đạt 13 triệu tấn, năm 2007 đạt 22 triệu tấn. Vận tải biển tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của cả nước với đội tàu đạt tổng trọng tải trên 50 vạn tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% về phương tiện và 40% về khối lượng hàng hóa vận tải biển cả nước. Thành phố đã thiết lập quan hệ với trên 80 tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.

2.1.1.2 Khung chính sách về FDI tương đối thông thoáng

Thành phố luôn đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành thành phố trong việc giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn thành phố về thủ tục đầu tư, kinh doanh, thuê đất, cấp giấy phép xây dựng…

Năm 2002, Hải Phòng ban hành “Cơ chế ưu đãi đầu tư nước ngoài”. Cơ chế này nêu ra ưu đãi cao hơn cho chủ đầu tư tại Hải Phòng với các quy định chung của Nhà nước thuộc thẩm quyền của thành phố về các khâu: đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm tiền thuê đất, cung cấp cơ sở hạ tầng đến chân rào, hỗ trợ lao động... Với cơ chế này chủ đầu tư sẽ giảm được các chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian đưa dự án vào hoạt động đồng thời khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia tuyên truyền, xúc tiến đầu tư cho thành phố, khuyến khích phát triển các lĩnh vực mà thành phố có lợi thế, đặc biệt là lĩnh vực BĐS.

Về thủ tục hành chính, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành quy chế “một đầu mối” về phê duyệt quản lí đầu tư. Theo đó, chỉ cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đảm nhận chức năng “một đầu mối” để làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và giải quyết các vướng mắc trong suốt quá trình triển khai dự án. Chính điều này giúp các nhà ĐTNN vào Hải Phòng nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng yên tâm đầu tư khi các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa và nhanh gọn hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện hơn cho các chủ ĐTNN vào lĩnh vực BĐS nói riêng, thành phố còn chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng lô đất mà chủ

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí