Bất Lợi Thế Của Hải Phòng Trong Thu Hút Fdi Vào Lĩnh Vực Bđs

đầu tư thuê để thực hiện dự án. Trong trường hợp chủ đầu tư ứng trước tiền đền bù giải phóng mặt bằng, thành phố sẽ khấu trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm mà chủ đầu tư phải trả. Điều này được quy định rõ ràng tại QĐ 369/QĐ - UB ngày 8/2/2002 về ưu đãi khuyến khích FDI trên địa bàn Hải Phòng.

Ngoài ra, trong Khu công nghiệp (KCN), giá thuê đất do các KCN quy định cụ thể và thấp hơn so với khung giá của Bộ Tài chính tại quyết định 189/2000/QĐ - TC ngày 24/11/2000. Trong một số trường hợp, thành phố còn miễn tiền thuê đất trong thời hạn từ 7 - 11 năm cho nhà đầu tư, tính từ ngày dự án hoàn thành việc xây dựng đi vào cơ bản và đi vào hoạt động.

2.1.1.3 Các yếu tố thuận lợi trong kinh doanh

Ngoài những cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lí, thành phố còn luôn chú trọng nâng cao các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các nhà đầu tư nước ngoài, các dịch vụ hậu đâu tư...

Hải Phòng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về kinh doanh, tài chính, thương mại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tất cả các ngân hàng lớn của Việt Nam và một số ngân hàng liên doanh khác đều có chi nhánh ở Hải Phòng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về ngân hàng như: Vietcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Hàng hải, ACB, Ngân hàng VP, Ngân hàng Hải Phòng, Ngân hàng VID, Ngân hàng Indovina,...

Bên cạnh đó, có rất nhiều khu vui chơi giải trí ở Hải Phòng. Các địa điểm dành cho giải trí bao gồm: sân tennis, bể bơi, sân gôn mini, câu lạc bộ câu cá, câu lạc bộ mát sa và thẩm mĩ, quán bar, karaoke, sàn nhảy, nhà thi đấu thể thao và rạp chiếu phim. Casino Đồ Sơn dành cho khách du lịch nước ngoài là sòng bạc duy nhất được cấp giấy phép hoạt động ở Việt Nam. Các công viên vui chơi giải trí ở khu du lịch Đồ Sơn và đảo Cát Bà sẽ được phát triển thêm nhằm tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Như vậy, với những lợi thế này, Hải Phòng có điều kiện thuận lợi trong thực hiện tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tạo động lực lan tỏa đến sự phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ, trực tiếp là đồng bằng Sông Hồng. Có thể nói, qua các năm môi trường đầu tư vào Hải Phòng nói chung và đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Hải

Phòng nói riêng đã được cải thiện rất nhiều, không những tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài đang làm việc tại thành phố sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà còn kêu gọi, thu hút thêm các nhà đầu tư khác, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội bền lâu của thành phố Hải Phòng. Hải Phòng thực sự là thị trường tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư và thu lợi nhuận khổng lồ nếu việc đầu tư hợp lí và đi đúng hướng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.


2.1.2 Bất lợi thế của Hải Phòng trong thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS

Thực chất so với các thành phố phát triển trong cả nước như Hà Nội, TP.HCM thì Hải Phòng chỉ là một nền kinh tế mới nổi và dành được sự quan tâm đặc biệt của những nhà ĐTNN trong vài năm gần đây. Do vậy, so về bề dày kinh nghiệm trong việc thu hút FDI vào các lĩnh vực nói chung và vào lĩnh vực BĐS nói riêng thì Hải Phòng thực sự vẫn còn non trẻ. Sau đây là một số yếu tố khiến các nhà ĐTNN vào lĩnh vực BĐS e ngại khi đầu tư vào Hải Phòng:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đủ mạnh: Điều này có nghĩa là mặc dù Hải Phòng có một hệ thống cơ sở vật chất đầy tiềm năng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư BĐS nhưng công tác xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng diễn ra quá chậm so với kế hoạch đề ra. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút nguồn vốn FDI nói chung và FDI vào thị trường BĐS Hải Phòng nói riêng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt trong lĩnh vực năng lượng, điện, cảng biển, khó khăn trong hạ tầng, giải phóng mặt bằng phát triển đô thị... vẫn là những vấn đề lo ngại của nhà ĐTNN. Tình trạng tắc nghẽn cảng biển cũng là vấn đề nan giải tại thành phố, áp lực hội nhập lớn nhưng cơ hội mang lại cho Hải Phòng cũng không nhỏ. Nhưng nếu Hải Phòng không duy trì được các cam kết với các nhà ĐTNN là đẩy mạnh việc cải cách hành chính, tạo điều kiện, sự tin tưởng cho họ khi đầu tư vào Hải Phòng thì cũng khó có thể níu chân họ. Song, việc Hải Phòng nhận thêm được nhiều dự án nữa hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào tình hình triển khai thực hiện các dự án sau cấp phép và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đây có thể nói là hoạt động “nội soi” của các nhà ĐTNN khi quyết định đầu tư vào Hải Phòng.

- Nguồn nhân lực cho thị trường BĐS hạn chế: Đến nay, nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực BĐS của thành phố còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng thiếu hụt không chỉ diễn ra đối với những nhân sự cao cấp mà gần như là thiếu hụt ở tất cả các khâu, các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến sản phẩm và dịch vụ BĐS. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt là do thị trường BĐS ở Hải Phòng trong thời gian gần đây phát triển quá nhanh so với sự phát triển của công tác đào tạo nhân sự cho lĩnh vực này. Dù mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu, nhưng tốc độ phát triển của thị trường BĐS thực sự mạng mẽ trong thời gian gần đây. Bên cạnh những công ty cũ thì có hàng loạt các công ty BĐS mới ra đời, bao gồm cả những đơn vị từ lĩnh vực khác mở rộng sang hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, thêm vào đó không ít tập đoàn BĐS lớn của nước ngoài đã quan tâm và đầu tư vào các dự án BĐS của thành phố. Sự thiếu hụt về chất và lượng của đội ngũ lao động trong lĩnh vực BĐS đã tạo nên mối lo lắng cho các nhà ĐTNN vào lĩnh vực BĐS. Đó thực sự là một rào cản không nhỏ đối với quyết định đầu tư của họ, họ khó lòng mà có thể giao những dự án hàng triệu đô vào tay những đối tác thiếu kinh nghiệm và không ngang tầm về năng lực, quy mô vốn và trình độ quản lí. Thực sự vấn đề này đang là một dấu hỏi lớn với các doanh nghiệp và cơ quan quản lí của thành phố trong lĩnh vực BĐS. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của thị trường này cũng tạo ra một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt giữa các thành phố và giữa các quốc gia.

2.2 Thực trạng FDI vào lĩnh vực bất động sản ở Hải Phòng

2.2.1 Xu hướng và qui mô đầu tư

2.2.1.1 Số dự án

Kể từ 23/8/1991 đến hết T12/2008, trên địa bàn thành phố có 23 dự án FDI vào lĩnh vực BĐS còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí lên tới hơn 1,786 tỷ USD. Hầu hết tất cả những dự án này mới đang trong giai đoạn triển khai, chỉ có một số dự án đã hoàn thành và đang đưa vào sử dụng như dự án của công ty TNHH Parkson Hải Phòng.

Biểu 2.1 Số dự án vào lĩnh vực BĐS giai đoạn 1991 - 2008


Nguồn Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Nhìn vào 1


Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS qua các năm tại Hải Phòng là không ổn định. Số dự án FDI liên tục biến đổi qua các năm. So với năm 1991, số dự án được cấp giấy phép trong năm 2008 tăng gấp 6 lần.

Năm 1991, Hải Phòng lần đầu tiên đón dự án có FDI vào lĩnh vực BĐS từ nhà đầu tư Trung Quốc với dự án xây dựng, kinh doanh sạp hàng, văn phòng tại Chợ Sắt. Tiếp theo đó, Hải Phòng lại thu hút thêm được một dự án FDI nữa vào lĩnh vưc BĐS vào năm 1992. Tuy nhiên, trong năm 1993 không có dự án FDI nào vào lĩnh vực BĐS mặc dù toàn thành phố thu hút được 3 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí hơn 161 triệu USD. Nguyên nhân chính có lẽ là do đây là năm đầu tiên Luật Đất đai ra đời nên việc thực thi những quy định của luật này còn hạn chế và gây khó khăn cho nhà ĐTNN vào lĩnh vực BĐS. Bên cạnh đó, thị trường BĐS Hải Phòng còn quá mới đối với nhà ĐTNN nên họ vẫn còn e ngại khi đổ vốn vào thị trường này thay vì chọn một lối đầu tư an toàn hơn vào những thị trường đã có bề dày về ĐTNN vào lĩnh vực BĐS như TP.HCM hay Đà Nẵng. Nhận thức được vấn đề đó, thành phố đã ra sức

củng cố niềm tin của nhà đầu tư bằng các hình thức xúc tiến đầu tư, làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Nhờ vậy, năm 1994 thành phố thu hút được 2 dự án có quy mô vốn đầu tư lớn trong đó có dự án xây dựng KCN Nomura - một trong những KCN lớn nhất của Hải Phòng hiện nay. Việc KCN Nomura được triển khai xây dựng tại Hải Phòng tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN tiếp tục đổ vốn vào thị trường BĐS. Chính vì vậy, đến năm 1997 Hải Phòng đã cấp phép cho 3 dự án có vốn FDI vào lĩnh vực BĐS. Khi tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS đang có những triển vọng mới thì cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực diễn ra có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam mà trực tiếp ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Xu hướng thu hút FDI vào Hải Phòng nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng có dấu hiệu chững lại và đi xuống. Trong năm 1998, toàn thành phố chỉ thu hút được 7 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí là hơn 5,5 triệu USD bằng khoảng 1/70 số vốn đăng kí của cùng kì năm 1997. Tuy nhiên, thị trường BĐS Hải Phòng còn phải trải qua thời kì ảm đạm và bi quan hơn khi trong suốt giai đoạn 1998 - 2002 Hải Phòng không có bất kì dự án nào có vốn FDI vào lĩnh vực BĐS.

Sang đến năm 2003, tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng có những bước biến chuyển mới. Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường BĐS Việt Nam nói chung trong giai đoạn này là sự ra đời của Luật Đất đai mới, nhằm sửa đổi những hạn chế và có những quy định thông thoáng hơn đối với các nhà đầu tư, nhờ vậy mà Hải Phòng thu hút được 2 dự án FDI vào lĩnh vực BĐS chiếm 6,67% số dự án FDI vào Hải Phòng trong cả năm 2003.

Từ năm 2005, Hải Phòng bước sang giai đoạn mới của việc thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS. Số dự án vào lĩnh vực này liên tục tăng với 2 dự án năm

2005, 3 dự án năm 2006, 2 dự án năm 2007 và tạo con số kỉ lục năm 2008 với 6 dự án có quy mô vốn lớn. Có được kết quả này là do môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng được cải thiện hơn cùng sự nỗ lực của các cơ quan chức năng địa phương trong việc tăng tính hấp dẫn của thị trường BĐS Hải Phòng với các nhà ĐTNN.

2.2.1.2 Vốn đăng kí và vốn pháp định

Cũng giống với xu hướng biến động chung của số dự án FDI, vốn FDI đăng kí và vốn pháp định vào lĩnh vực BĐS cũng liên tục biến đổi qua các năm.

Bảng 2.1 Số vốn đăng kí và vốn pháp định vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng tính đến T12/2008


Năm

Vốn đăng kí

( Triệu USD) (1)

Vốn pháp định ( Triệu USD) (2)

Tỷ trọng % (2)/(1)

1991

5,275

0,85

16,11

1992

34

25

73,52

1993

0

0

0

1994

154,083

47,980

31.14

1995

0

0

0

1996

27,500

8,250

30

1997

170,430

49,515

29,05

1998

0

0

0

1999

0

0

0

2000

0

0

0

2001

0

0

0

2002

0

0

0

2003

11,000

3,650

33,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


2004

0

0

0

2005

96,624

28,700

29,7

2006

62,300

20,726

33,27

2007

622,656

158

25,38

2008

602,542

166,080

27,56

Tổng

1786,409

508,751



Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng


Tính đến hết T12/2008 có 23 dự án FDI vào lĩnh vực BĐS Hải Phòng với tổng số vốn đăng kí lên tới 1786,409 triệu USD chiếm 42,64% tổng vốn FDI đăng kí vào Hải Phòng trong cùng giai đoạn. Ngay từ những năm 1991, 1992 khi lĩnh vực BĐS còn khá mới mẻ với Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng thì thành phố đã thu hút được 2 dự án mỗi năm với số vốn đầu tư khá khiêm tốn - 39,275 triệu USD. Trên thực tế đây cũng là một trong những thành tựu của thành phố trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS vì trên cả nước lúc này cũng chỉ thu hút được 29 dự án với tổng vốn đăng kí 539,4 triệu USD.

Từ năm 1993 - 1996 khi thị trường BĐS Việt Nam bắt đầu phát triển, dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS mạnh mẽ, cả nước thu hút được 76 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới gần 1,5 tỷ USD thì thị trường BĐS Hải Phòng cũng tận dụng được cơ hội đó thu hút được 4 dự án với tổng vốn tăng vọt so với thời kì trước là 181,583 triệu USD. Có thể nói đây là bước ngoặt lớn trong công cuộc thu hút FDI vào thị trường BĐS Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Có được kết quả này là do các chính sách, luật lệ về đất đai mới được ban hành cùng sự mở cửa của Luật Đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là những nỗ lực cải thiện về môi trường đầu tư và tạo điều kiện của thành phố đối với nhà ĐTNN, đặc biệt là nhà đầu tư BĐS vì thành phố luôn chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề phát triển kinh tế địa phương.

Tình hình FDI vào thị trường BĐS Hải Phòng đang tiến triển rất tốt, thậm chí ngay cả vào năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thành phố vẫn thu hút được 3 dự án FDI vào lĩnh vực BĐS với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 170 triệu chiếm 43,78% tổng vốn FDI vào Hải Phòng nói chung. Nhưng đến năm sau, những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính lên thị trường BĐS mới bắt đầu thể hiện rõ ràng. Số vốn đăng kí vào lĩnh vực BĐS chững lại đột ngột và quay về mốc “0” suốt từ năm 1998 đến năm 2002. Bảng trên đã cho ta một cái nhìn tổng thể về thời kì ảm đạm của tình hình FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng.

Tuy nhiên từ năm 2003 trở lại đây, cùng với sự phục hồi của dòng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS Việt Nam thì dòng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS Hải Phòng đã tăng trở lại, mặc dù còn chậm chạp. Hai dự án vào lĩnh vực BĐS với tổng vốn đầu tư là 11 triệu USD của 2003 thực chất là một con số vô cùng khiêm tốn so với quy mô vốn của các dự án BĐS nói chung nhưng lại có ý nghĩa lớn lao với thị trường BĐS Hải Phòng trong giai đoạn khó khăn. Nó báo hiệu những triển vọng mới đối với tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng và trong tương lai sẽ vượt xa thời hoàng kim 1993 - 1996.

Đúng như vậy, trong giai đoạn 2003 - 2008 Hải Phòng đã thu hút được 13 dự án vào lĩnh vực BĐS với tổng vốn đầu tư lên tới 1,395 tỷ USD chiếm 78,1% của cả giai đoạn 1991 - 2008. Số vốn đầu tư năm 2007 với 622,656 triệu USD gấp hơn 10 lần so với năm 2006 và là con số kỉ lục của cả giai đoạn 1991 - 2008. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 là do tình hình thut hút FDI vào lĩnh vực BĐS của Việt Nam cũng đạt được những kì tích đáng kể nhờ vào việc Luật Đất đai mới có hiệu lực, Việt Nam chính thức là thành viên của WTOTận dụng những cơ hội mới của đất nước, thành phố ra sức cải cách hành chính, làm cho môi trường đầu tư của Hải Phòng trở nên thông thoáng hơn, đẩy mạnh công tác xúc tiến để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực BĐS. Nhờ vậy mà năm 2007, thành phố đã thu hút được dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đó là dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Sông Giá, Thủy Nguyên của nhà đầu tư Hàn Quốc với quy mô vốn lên tới trên 582 triệu. Mặc dù số vốn đầu tư của năm 2008 có quy mô nhỏ hơn một chút so với năm 2007 nhưng nó cũng mang đến cho thành phố cái nhìn lạc quan về tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS của thành phố năm 2009.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022