Nhận xét: Từ bảng 1.3 cho thấy việc sử dụng sơ đồ của GV thường chỉ dùng trong khâu hoàn thiện tri thức (ôn tập, tổng kết) và chỉ thỉnh thoảng chứ không thường xuyên (67,3%). Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới và khâu kiểm tra đánh giá, hình thức này còn ít đư ợc sử dụng. Việc sử dụng các dạng sơ đồ chủ yếu vẫn là GV cung cấp sơ đồ dạng đơn giản cho HS, hoặc yêu cầu HS viết các sơ đồ đơn giản. Một số GV chia sẻ việc sử dụng các dạng sơ đồ trong dạy và học là rất hiệu quả nhưng lại mất nhiều thời gian cho việc gia công, mặt khác việc sử dụng sơ đồ thông thường HS còn gặp khó khăn khi vận dụng để giải đáp các yêu cầu của bài.
Bảng 1. 4. Kết quả khảo sát GV trong quá trình dạy KN phần DTH
Mức độ Nội dung | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |
1. | Những khó khăn GV gặp trong quá trình DH phần “DTH” là: | |||
- Khối lượng kiến thức của 1 bài quá nhiều so với thời gian 45’ của tiết học | 74,5 | 18,2 | 7,3 | |
- Mất nhiều thời gian cho việc ôn tập | 76,4 | 18,2 | 5,4 | |
- Thiếu thời gian để tổ chức các hoạt động cũng như rèn luyện kĩ năng cho HS | 70,1 | 20 | 9,9 | |
2. | Khi dạy các KN trong bài GV chú ý đến: | |||
- Tái hiện các kiến thức cũ có liên quan | 29,1 | 63,6 | 7,3 | |
- Dạy hết các KN có trong bài | 83,5 | 10,9 | 5,4 | |
- Số lượng các KN trong bài | 45,5 | 50,9 | 3,6 | |
- Tính chính xác của các KN trong bài | 85,5 | 9,1 | 5.4 | |
- Mối liên quan của các KN mới với các KN đã học | 47,3 | 49,1 | 3,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Graph Với 6 Đỉnh Và 7 Cạnh [12]
- Cơ S Ở Khoa Học Của Việc Thiết Kế Và S Ử Dụ Ng Bđkn Trong D Ạy Học
- Cơ Sở Tâm Lý Nhận Thức Của Việc Sử Dụng Bđkn Trong Dạy Học
- Nguyên T Ắc Thống Nhất Giữa Mục Ti Êu - N Ội Dung - Phương Pháp - Phương Ti Ện Dạy Học
- Sơ Đ Ồ Q Uy Trình Thi Ết Kế Bđkn Trong Dh Sinh Học
- Một Số Chức Năng Cơ Bản Của Phần Mềm Cmap Tools
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Qua bảng 1.4 và qua trao đổi trực tiếp với GV cho thấy, phần lớn GV gặp khó khăn trong khi dạy phần DTH vì khố i lượng kiến thức quá lớn so với thời gian có hạn của 1 tiết học (74,5%). Do phải dành nhiều thời gian cho việc nhắc lại các kiến thức có liên quan đã học ở lớp 9 (76,4%), nên trong một tiết học việc tổ chức các hoạt động và rèn luyện kĩ năng cho HS còn hạ n chế do thiếu thời gian (70,1%). Hầu hết các GV thường xuyên quan tâm đến việc dạy hết các KN có trong bài (83,5%) và tính chính xác của các KN trong bài (85,5%), tuy nhiên thường gặp khó khăn trong việc giúp HS phân biệt và vận dụng các KN. Rất ít GV thường xuyên quan tâm đến số lượng các KN trong bài (47,3%) và mối liên quan của các KN trong bài với các KN đã học (45,5%).
*Về hoạt động học của HS
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát mức độ tích cực của HS trong quá trình học môn SH
Các mức độ | Số lượng | Tỉ lệ % | |
1. Ý thức với bộ môn SH | - Ham mê với môn học | 124 | 31,0 |
- Chỉ coi việc học môn học là một nhiệm vụ | 205 | 51,3 | |
- Không thích học môn Sinh học | 71 | 17,7 | |
2. Kết | - Loại giỏi | 111 | 27,8 |
quả học | - Loại khá | 139 | 34,8 |
tập môn | - Loại trung bình | 120 | 30,0 |
SH | |||
- Loại yếu | 30 | 7,5 | |
3. Cách | - Không học bài cũ và không chuẩn bị bài mới | 51 | 12,7 |
thức chuẩn | - Thỉnh thoảng nghiên cứu trước bài học | 257 | 64,3 |
bị cho 1 | - Thường xuyên ôn lại kiến thức cũ | 49 | 12,2 |
bài học | |||
- Tự học bài học cả khi GV không hướng d ẫn | 25 | 6,3 | |
môn SH | |||
- Tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan | 18 | 4,5 |
Về ý thức học tập, số HS yêu thích môn học này chiếm số lượng chưa nhiều (31,0%), phần lớn HS coi việc học là một nhiệm vụ (51,3%).
Đối với việc chuẩn bị bài mới, nhìn chung phần lớn HS đã có ý t hức chuẩn bị trước bài học, song mức độ tích cực chủ động chưa cao. Cụ thể số HS không chuẩn bị gì chiếm tỉ lệ thấp (12,8%), nếu GV giao nhiệm vụ cụ thể thì số HS thỉnh thoảng có ý thức chuẩn bị bài tương đối cao (chiếm 64,3%), số HS thường xuyên nghiên cứ u trước bài học mới và ôn lại kiến thức cũ có liên quan còn rất thấp (12,2%). Đặc biệt số HS chủ động tự đọc tài liệu, SGK mà không có hướng dẫn của GV (6,3%) và tỉ lệ HS tìm đọc thêm tài liệu liên quan ngoài SGK chiếm tỉ lệ rất thấp.
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát việc học tập các KN phần DTH của HS lớp 12
Các mức độ | Số lượng | Tỉ lệ % | |
1. Cách thức | - Học thuộc lòng những gì GV cho ghi để chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV | 179 | 44,8 |
Em học | - Học bằng cách thiết kế đề cương, lập bảng… | 60 | 15 |
các KN | - Vẽ hình | 2 | 0,5 |
phần | |||
- Học bằng cách thiết kế và sử dụng các dạng sơ đồ | 159 | 39,8 | |
DTH | |||
2. Mức | - Không thuộc và không hiểu bản chất KN | 40 | 10 |
độ nắm | - Học thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất KN | 187 | 46,8 |
vững | |||
- Hiểu nhưng không vận dụng được các K N | 119 | 29,8 | |
các KN | |||
- Hiểu rõ và vận dụng được các KN Sinh học | 54 | 13,4 | |
DTH |
Qua kết quả ở bảng 1.6 kết hợp với việc trao đổi trực tiếp với một số HS, cho thấy phần lớn HS chưa thật sự chủ động và tích cực trong học phần DTH; số HS hiểu sâu kiến thức, có phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ
lệ rất thấp; phần lớn vẫn là phương pháp học thụ động. Số HS thường xuyên sử dụng sơ đồ, bảng không nhiều chủ yếu là HS học khá, giỏi. Hầu hết các em cho rằng nếu được rèn luyện cách học bằng lập sơ đồ thường xuyên thì s ẽ rút ngắn được thời gian trong quá trình học tập và tăng khả năng ghi nhớ bài.
Như vậy, có thể thấy việc phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập còn nhiều hạn chế, việc tiếp thu kiến thức của HS còn mang tính thụ động, vì vậy rất dễ hiểu là hiệu quả của giờ học không cao. 56,8% số HS không học hoặc học thuộc lòng một cách máy móc nhưng không nắm được bản chất KN, do vậy thường gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng KN đã học để tư duy hay tiếp thu một KN mới. Chỉ có 29,8% số HS hiểu nhưng không vận dụng được các KN, còn số HS hiểu rõ và vận dụng được các KN Sinh học trong bài học chỉ chiếm 13,4% .
Tóm lại, qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy, việc DH bộ môn SH nói chung và phần DTH của SH 12 nói riêng còn một số tồn tại sau:
- Trong quá trình giảng dạy, các GV chủ yếu quan tâm đến dạy cho hết kiến thức có trong bài chứ chưa thực sự quan tâm rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập như kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng ghi tóm tắt và gh i nhớ kiến thức…
- Trong DH phần DTH, các GV thường quan tâm đến từng KN chưa thực sự chú trọng đến hệ thống các KN có liên quan, nghĩa là chủ yếu cho HS nhìn thấy “cây” mà không thấy “rừng” nên HS còn bị động trong quá trình học tập. HS còn gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ, so sánh và vận dụng các KN trong học tập phần DTH.
Với thực trạng đó phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng lĩnh hội các KN Sinh học nói chung và hiệu quả học tập phần DTH nói riêng.
TỔNG LUẬN CHƯƠNG 1
Đối với bộ môn SH, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các KN, các quá trình, các quy luật SH liên hệ chặt chẽ với nhau, được hình thành và phát triển theo một trật tự logic. Việc giảng dạy các KN không chỉ để HS nắm vững nội hàm của KN mà còn phải làm cho HS biết cách sắp xếp các KN vào hệ thống các KN đã có. Nhờ đó giúp HS có được tư duy hệ thống, dễ dàng lĩnh hội và khắc sâu kiến thức.
Qua nghiên cứu cho thấy: trên thế giới, BĐKN đã được nghiên cứu và vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đem lại rất nhiều tiện ích. Ở Việt Nam, việc thiết kế và sử dụng BĐKN còn ít tác giả quan tâm. Đã có một số tác giả bước đầu nghiên cứu về BĐKN trong DH, nhưng hầu hết mới quan tâm đến tầm quan trọng của việc sử dụng BĐKN. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH nói chung và trong DH phần DTH (Sinh học 12) nói riêng. Vì vậy, việc tiếp tục làm rõ cơ sở lý thuyết của BĐKN cũng như xác định được quy trình thiết kế, quy trình sử dụng BĐKN vào quá trình DH bộ môn SH là rất cần thiết.
Qua nghiên cứu thực trạng DH bộ môn SH nói chung và phần DTH (Sinh học 12) nói riêng chúng tôi thấy vẫn còn một số tồn tại làm hạn chế chất lượng DH bộ môn. Vì vậy cần nghiên cứu cải tiến phương pháp, phương tiện DH nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng DH Sinh học ở trường THPT.
Như vậy, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn khẳng định việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH Sinh học nói chung và DH phần DTH của SH 12 nói riêng là việc làm dựa trên những căn cứ khoa học vững chắc và hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN “DI TRUYỀN HỌC” GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 12
2.1. Phân tích cấu trúc phần Di truyền học (Sinh học 12)
2.1.1. Giới thiệu khung cấu trúc chương trình Sinh học THPT
Chương trình Sinh học THPT có cấu trúc như sau:
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT
Nội dung | Thời lượng | (Số | tiết) | |
Chuẩn | Nâng cao | |||
10 | - Khái quát chung về thế giới sống - Sinh học tế bào - Sinh học vi sinh vật | 2 18 11 | 6 25 15 | |
11 | - Sinh học cơ thể | - Thực vật - Động vật, người | 23 23 | 23 23 |
- Sinh học các hệ lớn | - Di truyền học | 22 | 30 | |
12 | - Tiến hóa - Sinh thái học | 11 12 | 16 18 | |
- Tổng kết toàn cấp | 2 | 2 |
Nhìn vào bảng phân phối chương trình toàn cấp, có th ể thấy nội dung chương trình SGK sắp xếp theo trật tự các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao: từ tế bào → cơ thể → quần thể → loài → quần xã → hệ sinh thái- sinh quyển. Trong đó phần DTH thuộc chương trình lớp 12 với thời lượng là 22 tiết (chương trình chuẩn) và 30 tiết (chương trình nâng cao).
2.1.2. Phân tích cấu trúc phần Di truyền học (Sinh học 12)
DTH là một môn khoa học nghiên cứu về di truyền và biến dị di truyền. Qua phần này HS sẽ giải thích được các cơ chế SH làm nên sự giống nhau di
truyền và sự biến dị. Phần DTH nghiên cứu ở các cấp độ từ phân tử tới tế bào tới cơ thể và quần thể. Trên cơ sở các kiến thức nền tảng về DTH, con người đã vận dụng kiến thức DTH trong nông nghiệp, trong đời sống và trong y học như thế nào và phần nào giải thích được 1 số câu hỏi xã hội và đạo đức khi con người điều khiển được ADN, vật chất di truyền.
* Cấu trúc phần DTH: Phần này gồm 5 chương được bố trí như sau:
Bảng 2.2. Cấu trúc chương trình phần DTH (Sinh học 12)
Nội dung | Thời lượng (Số tiết) | ||
Chuẩn | Nâng cao | ||
1. | Cơ chế di truyền và biến dị | 7 | 10 |
2. | Tính quy luật của hiện tượng di truyền | 8 | 9 |
3. | Di truyền học quần thể | 2 | 2 |
4. | Ứng dụng di truyền học | 3 | 5 |
5. | Di truyền học người | 2 | 4 |
Nội dung chương I “Cơ chế di truyền và biến dị”: Nội dung của chương 1 trình bày bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị đó là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào (các nhiễm sắc thể trong nhân, các gen trên nhiễm sắc thể, gen ở tế bào chất ). Qua chương này, HS sẽ giải thích được một số vấn đề chính, ví dụ như tại sao đặc điểm con cái giống bố mẹ? Bằng cách nào các thông tin di truyền có thể quy định các tính trạng của 1 cơ thể sinh vật? Nói cách khác là bằng cách nào mỗi gen có thể truyền đạt được thông điệp của nó? Và bằng cách nào thông điệp của nó được tế bào dịch mã thành một tính trạng nhất định? Hoặc câu hỏi: Tại sao con sinh ra ngoài những đặc điểm giống bố mẹ lại còn mang cả những đặc điểm khác biệt? Cơ chế của sự khác biệt đó?...
Nội dung chương II “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”: Sự di
truyền các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu hướng tất yếu mà người ta đã phát hiện ra bằng phương pháp thực nghiệm nhờ vào những kiến thức ở chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị là cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Sự nhân đôi ADN dẫn tới nhiễm sắc thể tự nhân đôi. Sự kết hợp giữa nhân đôi nhiễm sắc thể với sự phân li và tổ hợp của chúng theo những cơ chế xác định mà sự di truyền diễn ra theo những quy luật có thể t iên đoán được.
Chương này giới thiệu một số quy luật của di truyền nhiễm sắc thể và di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Phần này cần cho HS giải thích được cơ sở nhiễm sắc thể của sự di truyền và hoạt động của các nhiễm sắc thể chính là cơ sở vật chất của di truyền Menđen, quy luật phân li nhiễm sắc thể và phân li 2 cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử. Từ đó HS sẽ hiểu rõ các cách thức di truyền phức tạp hơn nhiều so với các quy luật di truyền mà Menđen tiên đoán đó là di truyền liên kết gen, di truyề n liên kết với giới tính, gen đa hiệu, tác động qua lại giữa các gen không alen quy định tính trạng, mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường trong quá trình biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể.
Nội dung chương III “Di truyền học quần thể”: Chương này giới thiệu tính quy luật của sự di truyền diễn ra trong lòng các quần thể, đặc biệt đối với quần thể giao phối là luôn ở trạng thái cân bằng, tức là có sự ổn định về tần số alen qua các thế hệ.
Nội dung chương IV “Ứng dụng Di truyền học” : Chương này trình bày về việc con người vận dụng các kiến thức về tái tổ hợp di truyền nhờ lai giống, các phương pháp gây đột biến nhân tạo và các kỹ thuật di truyền để tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật nhằm nâng cao phẩm chất, năng suất phục vụ cho đời sống của con người.
Nội dung chương V “Di truyền học người” : Chương này giới thiệu đặc