Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12 - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Sơ đồ các bước hình thành KN

22

Hình 1.2. BĐKN “Nhân đôi của ADN”

27

Hình 1.3. BĐKN hoàn chỉnh về “Gen”

29

Hình 1.4. BĐKN khuyết từ nối về “Gen” (khuyết 11 từ nối)

29

Hình 1.5. BĐKN khuyết KN về “Gen” (khuyết 13 KN)

30

Hình 1.6. BĐKN khuyết hỗn hợp về “Gen” (khuyết 2 từ nối, 4 KN)

30

Hình 1.7. BĐKN câm về “Gen”

31

Hình 1.8. Sự phân chia các loại bản đồ theo hình dạng

32

Hình 1.9. Cấu trúc của bản đồ tư duy

32

Hình 1.10. Graph với 6 đỉnh và 7 cạnh

35

Hình 1.11. Hệ thống bộ nhớ của trí nhớ con người và sự tác động

qua lại với các vùng nhận thông tin

51

Hình 2.1. Quy trình thiết kế BĐKN trong DH Sinh học

73

Hình 2.2. BĐKN “Các quy luật di truyền qua nhân”

77

Hình 2.3. BĐKN “Các cơ chế của hiện tượng di truyền”

82

Hình 2.4. Quy trình sử dụng BĐKN trong dạy kiến thức mới

86

Hình 2.5. BĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN” (SH 9)

89

Hình 2.6. BĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN” (SH 12)

91

Hình 2.7. Quy trình sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động ôn

tập, củng cố kiến thức của HS

93

Hình 2.8. BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã”

95

Hình 2.9. Quy trình tổ chức HS tự thiết kế BĐKN trong củng cố

96

Hình 2.10. Quy trình sử dụng BĐKN trong kiểm tra đánh giá

100

Hình 2.11. BĐKN khuyết (khuyết 8 KN) về cơ chế “Phiên mã”

101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12 - 2


Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra trắc nghiệm trong TN

(đợt 1)

111

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trắc nghiệm

trong TN (đợt 1)

112

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 tiết trong TN (đợt 1)

115

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết trong TN

ợt 1)

116

Hình 3.5. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra sau TN (đợt 1)

118

Hình 3.6. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra trắc nghiệm trong TN

(đợt 2)

121

Hình 3.7. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trắc nghiệm

trong TN (đợt 2)

122

Hình 3.8. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 tiết trong TN (đợt 2)

124

Hình 3.9. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết trong TN

(đợt 2)

125

Hình 3.10. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra sau TN (đợt 2)

128


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Trong điều kiện của xã hội hiện đại, khi mà khoa học và công ngh ệ phát triển rất mạnh mẽ, đưa nhân loại chuyển từ nền kinh tế Công - Nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì hội nhập trong giáo dục trở thành xu thế toàn cầu. Sự bùng nthông tin đã tác động đến giáo dục nói chung và hoạt động DH nói riêng. Trong bối cảnh này, việc đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo là điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay [3], [18], [19], trong đó đổi mới PPDH được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược [2], [5].

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung Ương 6 khóa IX, khóa X và được thể chế hóa trong Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2], [9].

Trong “Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương 2 (khóa VIII), mục phương hướng phát triển GD & ĐT đến năm 2020” đã nêu: “Cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết với thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống” [ 9, tr.29].

Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam” mục phương hướng phát triển GD & ĐT đã chỉ rõ “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương


trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ”… [9, tr.58].

Luật Giáo dục 5/2005 khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [9, tr.88]. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mục tiêu về k ĩ năng học tập môn SH là: "Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập và xử lí thông tin; lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm báo

cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp” [6, tr.6].

Như vậy, việc đổi mới PPDH là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp phát triển GD & ĐT ở nước ta. Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới PPDH là sdụng các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS ; chuyển từ hình thức GV giữ vai trò trung tâm trong giờ học và có nhiệm vụ truyền đạt thông tin cho HS sang hình thức HS giữ vai trò trung tâm, GV tổ chức hoạt động nhận thức của HS qua đó phát huy tích tích cực, độc lập và sáng tạo của HS. GV dạy HS cách học thông qua quá trình dạy, rèn luyện kĩ năng học tập cho HS qua đó vừa phát huy tính tích cực nhận thức vừa rèn luyện phương pháp tự học, chuyển thành phong cách học tập độc lập sáng tạo, thành năng lực để học suốt đời [17]. Như vậy, đổi mới PPDH đnâng cao chất lượng giáo dục, khơi dậy và phát huy tiềm năng của con người, phát triển giáo dục toàn diện, nhằm đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo để thích nghi trong mọi hoàn cảnh là một việc làm cần thiết .

1.2. Xuất phát từ những ưu điểm của bản đồ khái niệm

Sử dụng BĐKN trong DH là một hướng nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu ququá trình DH và hình thành phong cách tư duy khoa học cho HS.


BĐKN là mt công chữu ích giúp người học tóm tắt nội dung học tập, tiết kiệm thời gian, tăng khả năng nhớ bài, dễ tái hiện và nắm vững bài tốt hơn. Thay vì việc nhớ cả trang sách, HS chỉ việc nhớ những KN then chốt do vậy tiết kiệm được thời gian và năng lượng cho việc ghi nhớ. Mặt khác khi thiết lập mối quan hệ giữa các KN bằng các mũi tên và hình ảnh thì việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức sẽ thuận lợi hơn. Đối với việc vận dụng tri thức, HS chcần thực hiện một thao tác tư duy là chuyển từ ngôn ngữ “bản đồ” sang ngôn ngữ “ngữ nghĩa”. Từ sơ đồ này, HS hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic từ đó giúp cho HS vận dụng kiến thức chính xác và hiệu quả hơn .

BĐKN là công cụ hữu ích để hệ thống hoá nội dung tài liệu giáo khoa. Việc tổ chức tài liệu học tập thành một hệ thống cho phép tạo nên hệ thống kiến thức cho HS từ đó có tác dụng rèn luyện cho HS năng lực tư duy khái quát (tư duy hthống), phát triển tư duy sáng tạo. Qua đó HS tbồi dưỡng được phương pháp tự học, tự nghiên cứu - đây là một hoạt động có hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng tích cực đến khả năng tư duy và hoạt động học tập trong suốt cuộc đời của mỗi HS.

Khi được thiết lập trên phần mềm Cmap Tools, BĐKN sẽ đem lại nhiều tiện ích. Nó cho phép liên kết với các dữ liệu (các hình ảnh, biểu tư ợng, video, âm thanh, các bảng biểu, những BĐKN…), tạo nên một sự tích hợp giữa BĐKN với công nghệ hiện đại làm cho BĐKN trthành một công cụ học tập trực quan, sinh động theo hướng đa dạng hoá - một công cụ đa năng cho người học thậm chí cho cả người dạy .

Sử dụng BĐKN trong DH sẽ thuận lợi cho GV trong việc tổ chức các hoạt động và rèn luyện kĩ năng cho HS . Đặc biệt thông qua tổ chức các hoạt động DH bằng BĐKN, GV sẽ rèn luyện cho HS phương pháp tư duy logic khoa học và phương pháp học tập hiệu quả, qua đó tạo hứng thú học tập và


nâng cao chất lượng học tập cho HS.

BĐKN được sử dụng hiệu quả không chỉ trong nghiên cứu tài liệu mới mà còn có hiệu quả trong dạy một chủ đề, trong củng cố kiến thức một cách có hệ thống, trong đánh giá, hướng dẫn HS tự học và trong lập kế hoạch giảng dạy…

1.3. Xuất phát tđặc điểm phần Di truyn học (Sinh học 12)

Phần DTH của SH 12 cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản về di truyền, trong đó các thành phần kiến thức của mỗi phần, chương hoặc bài được sắp xếp thành hệ thống logic khoa học. Bao gồm hệ thống các KN, các quy luật SH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được hình thành và phát triển theo một trật tự logic.

Các KN trong phần DTH được sắp xếp theo hướng tiếp cận cấu trúc hệ thống. Các cấp tổ chức sống được trình bày từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn , từ phân tử (ADN - gen) → tế bào → cơ thể → quần thể, các hệ có quan hệ mật thiết với nhau và quan hệ với môi trường .

Việc trình bày các KN được thể hiện khái quát từ cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị đến tính quy lu ật của hiện tượng di truyền đến ứng dụng của DTH; nghĩa là đi theo hướng từ sự vận động của vật chất di truyền , đến quy luật vận động của vật chất di truyền và đến ứng dụng trong thực tiễn.

Phần DTH của SH 12 có rất nhiều KN mới và khó đối với HS, ví dụ: xét bài 1 của chương trình là bài “Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN” có tới khoảng 20 KN mới. Hầu hết các KN mang tính khái quát và trừu tượng cao nên việc tổ chức HS học tập đạt hiệu quả còn gặp nhiều trở ngại . Những khó khăn HS thường gặp như: việc tái hiện lại các KN có liên quan đến các KN cần lĩnh hội; việc phân biệt các KN trong các cơ chế , các quá trình... Để HS thuận lợi hơn trong việc lĩnh hội những KN phần DTH, đòi hỏi người dạy phải có những cách thức tổ chức học tập, rèn luyện cho người học các thao tác tư duy logic, tư duy hệ thống, người học phải biết hệ thống hoá


các KN, đưa KN mới học vào hệ thống các KN đã có. Do vậy, để nâng cao chất lượng DH phần DTH, cần tiếp tục nghiên cứu và đổi mới phương pháp và biện pháp DH, trong đó sử dụng BĐKN là một hướng nghiên cứu có tính khả thi và hiệu quả.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Xác định được cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12).

- Xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học SH ở trường THPT.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH Sinh học ở trường THPT, phần DTH (Sinh học 12).

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế và sử dụng BĐKN về DTH

(Sinh học 12).

4. Giả thiết khoa học

Nếu xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) một cách hợp lý theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học SH ở trường THPT.

5. Giới hạn nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH chương 1, chương 2 phần DTH (Sinh học 12).

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

* Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết của BĐKN để vận dụng vào thiết


kế BĐKN, nghiên cứu lý thuyết về quá trình hình thành và phát triển KN để đưa ra những hướng sử dụng BĐKN theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình DH Sinh học.

* Nghiên cứu thực trạng dạy và học KN nói chung và phần DTH của SH 12 nói riêng ở trường THPT làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

* Đề xuất quy trình thiết kế BĐKN và thiết kế một số BĐKN phần DTH (Sinh học 12).

* Đề xuất quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

* Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tà i đặt ra.

7. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD & ĐT về chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và SGK phổ thông nói chung, chiến lược đổi mới PPDH nói riêng.

- Nghiên cứu các công trình khoa học đề cập đến BĐKN, Graph và sơ đồ

hóa trong DH Sinh học làm cơ sở để đề xuất cách thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12).

- Nghiên cứu các tài liệu như: chương trình giáo dục phổ thông môn SH, chuẩn kiến thức kĩ năng môn SH, nội dung chương trình SH 12 … làm cơ sở cho việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12).

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra giáo dục: Dùng phiếu điều tra đối với GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy và học KN sinh học nói chung và phần DTH nói riêng ở trường THPT.

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022