Thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN HỒNG VÂN


THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - 1


NGUYỄN HỒNG VÂN


THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể được bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hồng Vân

MỤC LỤC


Trang phbìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 5

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM VÀ THẾ CHẤP

TÀI SẢN 11

1.1. Khái niệm, đặc điểm của giao dịch bảo đảm tiền vay 11

1.1.1. Khái niệm giao dịch bảo đảm tiền vay 11

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm tiền vay 13

1.1.3. Đặc điểm của giao dịch bảo đảm tiền vay 15

1.2. Phân loại giao dịch bảo đảm tiền vay 17

1.2.1. Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật 17

1.2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảo lãnh 18

1.3. Tài sản bảo đảm tiền vay 19

1.3.1. Khái niệm tài sản bảo đảm tiền vay 19

1.3.2. Phân loại tài sản bảo đảm tiền vay 21

1.4. Thế chấp tài sản 22

1.4.1. Khái niệm thế chấp tài sản 22

1.4.2. Đặc điểm của thế chấp tài sản 23

1.4.3. Thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng 23

1.5. Hoạt động của các tổ chức tín dụng và vai trò của thế chấp tài

sản tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 23

1.5.1. Hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 23

1.5.2. Thế chấp tài sản và vai trò đối với hoạt động tín dụng của các tổ

chức tín dụng tại Việt Nam 23

Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN

TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 30

2.1. Tài sản thế chấp 30

2.1.1. Khái niệm tài sản thế chấp 30

2.1.2. Đặc điểm tài sản thế chấp 30

2.1.3. Phân loại tài sản thế chấp 31

2.2. Hiệu lực giao dịch thế chấp tài sản 35

2.2.1. Công chứng, chứng thực Hợp đồng thế chấp tài sản 35

2.2.2. Đăng ký giao dịch thế chấp tài sản 37

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong giao dịch thế chấp tài sản .. 43

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên thế chấp 43

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp 45

2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp 47

2.4. Xử lý tài sản thế chấp 47

2.4.1. Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp 47

2.4.2. Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp 48

2.4.3. Phương thức xử lý tài sản thế chấp 49

2.4.4. Thời hạn xử lý tài sản thế chấp 50

Chương 3. PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 51

3.1. Khái quát về thực trạng pháp luật giao dịch bảo đảm tiền vay tại

tổ chức tín dụng 51

3.1.1. Sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giao dịch bảo đảm tiền vay 52

3.1.2. Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm 52

3.1.3. Những khoảng trống của pháp luật về giao dịch bảo đảm 52

3.2. Pháp luật thế chấp tài sản bảo đảm tại tổ chức tín dụng – Vướng mắc, bất cập và giải pháp hoàn thiện 53

3.2.1. Chưa triệt để thừa nhận các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm 53

3.2.2. Chủ thể trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm 55

3.2.3. Người thứ ba trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm 58

3.2.4. Tài sản thế chấp 61

3.2.5. Hiệu lực của giao dịch thế chấp tài sản 68

3.2.6. Đăng ký giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm 68

3.2.7. Xử lý tài sản thế chấp 69

3.2.8. Trách nhiệm trả nợ sau khi xử lý tài sản thế chấp 79

3.2.9. Về công khai thông tin giao dịch bảo đảm 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Nằm trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, thời gian qua ngành Ngân hàng đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và sự đa dạng nghiệp vụ. Một trong những nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu nhất của các tổ chức tín dụng là nghiệp vụ cấp tín dụng. Qua quá trình phát triển tín dụng “nóng”, hiện tại các tổ chức tín dụng đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu - các khoản vay không có khả năng thu hồi. Việc này đã dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với tình hình tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng.

Theo kết quả thanh tra, giám sát trong năm 2012 tại 59 tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2012 đã lên đến con số 7,8%; năm 2013 với việc thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng đã được VAMC mua lại, thì tính đến ngày 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam là 3,79% [40]. Và đến tháng 7/2014, VAMC đã mua 54.000 tỷ đồng nợ gốc với giá mua 44.800 tỷ đồng; riêng hơn 6 tháng đầu năm 2014, VAMC mới chỉ mua 14.857 tỷ đồng nợ gốc với 12.093 tỷ đồng giá mua. Về thu hồi nợ, nếu như năm 2013, Công ty chỉ thu được 145 tỷ đồng thì đến nay đã thu được 1.260 tỷ đồng và đã bán được một khoản nợ với giá 440 tỷ đồng và đang triển khai bán khoản nợ thu về gần 90 tỷ đồng nữa. [45]

Để lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu cao, rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính đã phải tính đến chuyện hợp nhất, sáp nhập,… mới đây nhất là vụ hợp nhất giữa Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) và Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) để cho ra đời Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng (PVComBank) và vụ việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu cao như vậy chính là những rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó nổi lên hàng đầu là những rủi ro xuất phát từ các giao dịch bảo đảm tiền vay như: Cán bộ tín dụng không nắm rõ các quy định của pháp luật, không nghiêm túc thực hiện các quy định, quy trình cho vay của ngân hàng; hay những rủi ro phát sinh từ chính những quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm tiền vay,…. Đã có rất nhiều cán bộ tín dụng tại các ngân hàng, công ty tài chính rơi vào vòng lao lý cũng chỉ vì “rủi ro giao dịch bảo đảm tiền vay” và thực tế đã chứng minh vai trò quan trong của giao dịch bảo đảm đối với nghiệp vụ cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, giao dịch bảo đảm là một dạng hợp đồng phụ. Tuy nhiên không giống như các hợp đồng phụ khác có hiệu lực phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính, giao dịch bảo đảm có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng chính. Có nghĩa rằng, nếu hợp đồng chính vô hiệu nhưng giao dịch bảo đảm vẫn bảo đảm tuân thủ pháp lý về mặt nội dung và hình thức, thì vẫn có hiệu lực. Thực tế hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng đã chứng minh vai trò quan trọng của các giao dịch bảo đảm bởi nếu hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng vô hiệu thì ngân hàng chỉ mất tiền lãi mà vẫn thu được tiền cho vay gốc nhưng nếu hợp đồng bảo đảm vô hiệu thì ngân hàng mất cả gốc lẫn lãi.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí