Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam - 2

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được viết dựa trên các phương pháp phân tích, tổng hợp các chế định pháp lý về thủ tục phá sản nói chung, về thủ tục thanh lý tài sản phá sản nói riêng trên phương diện lý luận và phân tích thực tiễn để nhận định, đánh giá những vướng mắc, khó khăn dẫn đến hạn chế tính khả thi của các quy định pháp luật. Phương pháp phân tích so sánh những tiến bộ qua các lần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Tìm hiểu thêm cách thức quy định từng vấn đề pháp lý trong giới hạn nghiên cứu của pháp luật một số quốc gia có điều kiện nền kinh tế tương đồng để rút ra được kinh nghiệm khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục thanh lý tài sản phá sản

Chương 2: Thanh lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả thực thi quy định về thủ tục thanh lý tài sản phá sản

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

1.1. KHÁI NIỆM TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

Về mặt ngữ nghĩa, từ “phá sản” bắt nguồn từ chữ “ruin” trong tiếng Latin để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi của một doanh nghiệp mà biểu hiện trực tiếp là không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tại Việt Nam, từ thời xa xưa, người dân quen dùng từ “ vỡ nợ”, “khánh tận” để chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ của chủ thể kinh doanh. Mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới đều có các tiêu chí khác nhau về điều kiện cũng như thời điểm xác định tình trạng phá sản của một doanh nghiệp. Việc xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa quan trọng vì nó xác định sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phá sản sớm hay muộn, lập trường của Nhà nước nghiêng về bảo vệ lợi ích của ai nhiều hơn: chủ nợ hay con nợ [32].

Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam - 2

Nghiên cứu pháp luật nhiều nước cho thấy, hiện nay có hai loại tiêu chí để xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: tiêu chí về định lượng và tiêu chí về định tính. Kinh nghiệm của một số nước khi xây dựng khái niệm phá sản theo trường phái định lượng, thường có quy định về số nợ cụ thể, về thời hạn chậm thanh toán nợ từ phía doanh nghiệp mắc nợ sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ. Ví dụ: Điều 6 Luật Phá sản của Liên bang Nga quy định số nợ không thấp hơn 100.000 rúp với chủ nợ là pháp nhân và

10.000 rúp với chủ nợ là cá nhân. Theo Luật Công ty của Úc thì chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định bắt đầu thủ tục thanh toán tài sản của một công ty vì lý do “vỡ nợ” nếu Công ty đó có một khoản nợ đến hạn ít nhất là 2.000 AUD và Công ty không chứng minh được khả năng trả khoản nợ đến hạn đó [14]; Luật phá sản của Singapore thì quy định con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá sản

khi không trả được số nợ đến hạn ít nhất là 5.000 đô la Singapore; ở Mỹ, số tiền này là không dưới 10.000 USD. Đối với pháp luật Việt Nam, các nhà lập pháp ở các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng có cùng một quan điểm về tình trạng phá sản như nhiều nước trên thế giới. Bộ luật thương mại Sài Gòn năm 1972 đã quy định tại Điều 864: “Thương gia ngưng trả nợ có thể, đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ, bị Tòa tuyên án khánh tận”[41]. Trong Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam năm 1993, Điều 2 quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Như vậy, khái niệm tình trạng phá sản đã được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa hai tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Tính định lượng thể hiện ở quy định về việc chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu con nợ không trả nợ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày đòi nợ, quy định về thời hạn 3 tháng nợ lương liên tiếp với người lao động. Tính định tính còn thể hiện ở quy định về những tài liệu cần thiết mà con nợ phải gửi cho Tòa án sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản để Tòa án đánh giá tổng số nợ và tổng tài sản của con nợ như danh sách chủ nợ kèm theo số nợ, báo cáo về tình trạng tài chính, tài sản và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp mắc nợ... Khái niệm phá sản trong Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 còn gắn với lý do khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc lý do bất khả kháng. Với việc đưa ra khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như vậy đã gây không ít khó khăn cho các chủ nợ trong việc chứng minh tình trạng thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mắc nợ. Vì chủ nợ chỉ có thể chứng minh là con nợ đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, còn vì sao con nợ chậm thanh toán thì chủ nợ có thể không biết mà cũng không cần phải biết. Những thông tin này thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mắc nợ và chỉ có thể xác định trên cơ sở sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn ngoài khả năng của chủ nợ.

Luật Phá sản năm 2004 quy định tại Điều 3: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Như vậy, để bị xem là lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp phải đồng thời hội đủ hai điều kiện cơ bản: điều kiện cần là mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và điều kiện đủ là khi chủ nợ chính thức có đơn yêu cầu thanh toán khoản nợ đó, bất luận giá trị khoản nợ đó là bao nhiêu. Tình trạng phá sản là tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, do đó có thể dẫn tới một hệ quả rằng bản án phá sản là bản án xác nhận một tình trạng đã có sẵn. Khi xét một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật Việt Nam đã không xét đến lý do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn; không xét đến thời hạn quá hạn thanh toán là bao lâu; không yêu cầu giá trị khoản nợ không có khả năng thanh toán là bao nhiêu; không yêu cầu có bao nhiêu chủ nợ; mà chỉ cần doanh nghiệp đó có khoản nợ đến hạn phải thanh toán; có việc chủ nợ yêu cầu thanh toán khoản nợ đó nhưng lại không có khả năng thanh toán được; thậm chí doanh nghiệp có văn bản xin khất nợ nhưng chủ nợ không đồng ý hoặc không trả lời. Với khái niệm như quy định tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam thì khái niệm “tình trạng phá sản” dù hoàn thiện hơn so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 nhưng vẫn còn hạn chế ở tính thiếu triệt để của nó. Khái niệm này đã không quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ. Về hình thức, con nợ chỉ cần mắc nợ số tiền là 1.000 đồng và quá hạn thanh toán 01 ngày sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu thanh toán khoản nợ đó thì có thể cũng bị xem là lâm vào tình trạng phá sản. Hệ quả dẫn tới sự lạm dụng quyền nộp đơn yêu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ. Thuật ngữ “các khoản nợ” nêu trong Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 nếu hiểu theo quy định tại Điều 37 Luật này thì đó là các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp hình thành từ các hợp đồng dân sự, thương

mại và lao động. Còn các khoản nợ thuế, các nghĩa vụ tài sản khác như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán các khoản phạt hành chính... của doanh nghiệp không được đề cập đến.

1.2. THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN

Bản chất của thủ tục thanh lý là việc Tòa án ra quyết định chấm dứt hoạt động của con nợ và nhân cơ hội đó mà thu hồi tài sản còn lại của con nợ, bán đi và chia cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất định. Như vậy, thủ tục thanh lý liên quan đến ba hoạt động: thu hồi tài sản, bán đấu giá tài sản và thanh toán tiền cho các chủ nợ [19, tr.38].

1.2.1. Thu hồi tài sản phá sản

Bắt đầu thủ tục thanh lý tài sản phá sản, chủ thể đảm nhận nhiệm vụ này sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cho các chủ nợ, rồi tiến hành kê biên tài sản để thu hồi tài sản phá sản. Việc xác định cụ thể tài sản phá sản góp phần làm căn cứ xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã đến mức có thể tuyên phá sản ngay hay còn cần áp dụng thủ tục pháp lý khác đồng thời nó xác định việc áp dụng các biện pháp bảo toàn, quản lý tài sản có lợi nhất cho chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Tài sản phá sản bao gồm tài sản có và tài sản nợ của doanh nghiệp (tài sản phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tài sản phát sinh trong giai đoạn thanh lý tài sản; tài sản thu hồi được từ các giao dịch vô hiệu do doanh nghiệp thực hiện trong khoảng thời gian nhất định trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản). Với mỗi quốc gia khác nhau thì nguyên tắc và cách thức để xác định khối tài sản phá sản lại mang những nét riêng biệt.

Pháp luật về phá sản của Cộng hòa Liên bang Nga đã quy định về việc định giá khối tài sản phá sản như sau:

1. Tất cả các tài sản (phần có) của người mắc nợ thể hiện trong bảng cân đối kế toán hoặc các tài liệu kế toán thay thế là cơ sở để xác định tài sản

phá sản. Trong tài sản phá sản còn bao gồm các đối tượng thuộc lĩnh vực công cộng và xã hội nằm trong bảng cân đối của người mắc nợ, trừ quỹ nhà ở, các trường mẫu giáo và các công trình sản xuất và hạ tầng quan trọng đối với đời sống của khu vực, cần được đưa vào bảng cân đối của các cơ quan tự quản ở địa phương hoặc cơ quan quyền lực nhà nước hữu quan, nếu pháp luật của Liên bang Nga không có quy định khác;

2. Trong quá trình thanh lý tài sản, nhân viên thanh lý tài sản, với sự giúp đỡ của các giám định viên được trưng cầu, tiến hành kiểm kê và định giá tài sản (phần có) của người mắc nợ và nghĩa vụ (phần nợ) của người mắc nợ...;

3. Việc định giá tài sản (phần có) của người mắc nợ cấu thành tài sản phá sản được tiến hành theo trình tự do pháp luật Liên bang Nga quy định.

4. Tài sản phá sản không bao gồm tài sản (phần có) là vật bảo đảm.

5. Tài sản phá sản không bao gồm tài sản không thuộc quyền sở hữu của người mắc nợ, trong đó có tài sản do người mắc nợ thuê; tài sản mà người mắc nợ có trách nhiệm bảo quản; tài sản riêng của công nhân viên doanh nghiệp mắc nợ, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ doanh nghiệp có thể được thu hồi để thực hiện nghĩa vụ của người mắc nợ” [26, tr. 25].

Theo đó, tài sản phá sản là tài sản của người mắc nợ mà có thể bị thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản. Trong pháp luật về phá sản của Nhật Bản thì tài sản phá sản gồm tất cả tài sản còn lại của con nợ. Điều 6 Luật Phá sản của Nhật Bản quy định: “Bất kỳ tài sản nào và tất cả những tài sản do bên bị phá sản giữ tại thời điểm tuyên bố phá sản đều thuộc tài sản phá sản”, nhưng lại có quy định đặc biệt ở chỗ: Những tài sản nào ở ngoài phạm vi lãnh thổ Nhật Bản không được coi là một bộ phận của khối tài sản phá sản vì họ quan niệm rằng tài sản này khó có khả năng giám sát, đánh giá, thu hồi. Đồng thời quan niệm rằng tài sản con nợ có được trong giai đoạn giữa thời điểm nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ và ngày ban hành quyết định

giải quyết đơn thuộc tài sản phá sản, còn tài sản con nợ có được sau khi bắt đầu vụ kiện thì được miễn trừ khỏi tài sản phá sản. Những tài sản mà người được ủy thác thu hồi được thông qua quyền phủ nhận cũng thuộc về khối tài sản phá sản. Tài sản cầm cố cũng là tài sản phá sản [25].

Với Pháp luật Hoa Kỳ lại ghi nhận: Tài sản phá sản là khối sản nghiệp của doanh nghiệp, bao gồm: tất cả số tài sản của con nợ mà không được miễn trừ tại thời điểm bắt đầu vụ phá sản đó; tài sản còn bao gồm những tài sản mà con nợ có được trong vòng 180 ngày sau khi vụ án bắt đầu bằng việc thừa kế những lợi ích từ chính sách bảo hiểm và bất kỳ một lợi ích nào đối với tài sản có được sau khi vụ án bắt đầu và những tài sản thu hồi được trong các trường hợp quy định xiết nợ; tài sản có được từ những giao dịch ưu tiên trả nợ bị vô hiệu [42].

Xác định phạm vi tài sản phá sản để từ đó tiến hành thu hồi tài sản phá sản để bắt đầu thủ tục thanh lý là quan trọng và cần thiết. Tài sản phá sản là những tài sản nợ và tài sản có của doanh nghiệp. Tài sản nợ gồm những nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp với các chủ nợ khác trong quá trình giải quyết phá sản phát sinh trong các giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng, với nhà nước, với người lao động... Tài sản có của doanh nghiệp gồm tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (tài sản nằm rải rác ở nhiều phạm vi lãnh thổ khác nhau); các tài sản mà doanh nghiệp sẽ có do việc thực hiện giao dịch xác lập trong quá trình Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản doanh nghiệp; các tài sản là vật bảo đảm các khoản nợ của doanh nghiệp; tài sản dân sự của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của Công ty hợp danh. Tài sản phá sản của doanh nghiệp có thể ở các dạng khác nhau như: tài sản hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp; các khoản nợ của các chủ thể khác mà doanh nghiệp phải thu hồi; các quyền về tài sản, phần sở hữu trong khối tài sản chung, các khoản

đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác. Việc thu hồi tài sản phá sản là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong quá trình thanh lý tài sản phá sản. Thông thường, việc thu hồi tài sản thuộc về một cơ quan (Tổ quản lý, thanh lý tài sản). Việc thu hồi này chỉ diễn ra sau khi có quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp. Bên cạnh việc thu hồi tài sản phá sản, pháp luật còn xác định việc thu hồi các tài liệu, sổ sách kế toán và con dấu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi phát hiện tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong khi thực hiện các giao dịch bị coi là vô hiệu thì Tổ quan lý, thanh lý tài sản phải đề nghị Thẩm phán phụ trách vụ việc ra quyết định thu hồi lại.

1.2.2. Xử lý tài sản phá sản

Xử lý tài sản phá sản là việc bán tài sản phá sản sau khi hoàn tất việc thu hồi tài sản phá sản của doanh nghiệp. Việc bán tài sản của doanh nghiệp mắc nợ phải tuân theo những thủ tục chặt chẽ để tránh rơi vào tình trạng bán rẻ, gây thiệt hại cho các chủ nợ. Để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu này, pháp luật phá sản quy định chặt chẽ về trình độ chuyên môn, về vốn, về thủ tục cấp giấy phép hoạt động cũng như về nguyên tắc trả thù lao cho các thành viên tham gia việc quản lý, thanh lý tài sản. Xử lý tài sản phá sản là một thủ tục xử lý nợ mang tính chất tập thể cao, không mang tính cá nhân, riêng lẻ, thể hiện: trong khi giải quyết phá sản, tất cả các chủ nợ đều có quyền tham gia vào quá trình đòi nợ và thanh toán nợ, cho dù việc đệ đơn lên Tòa yêu cầu áp dụng thủ tục phá sản với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là do một cá nhân tiến hành. Nhưng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án thì các chủ nợ khác đều có quyền gửi giấy đòi nợ đến Tòa án theo một thời hạn nhất định, dù là nợ đến hạn hay chưa và giấy tờ chứng minh khoản nợ đó. Nếu chủ nợ không gửi các giấy tờ đó thì coi

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí