Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


QUÁCH THỊ MINH PHƯỢNG


THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.


QUÁCH THỊ MINH PHƯỢNG

Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam - 1


THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỒNG NGỌC BA

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC THANH

LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN7

1.1. Khái niệm tình trạng phá sản 7

1.2. Thủ tục thanh lý tài sản phá sản 10

1.3. Mối quan hệ giữa thủ tục thanh lý tài sản với các thủ tục khác

trong thủ tục giải quyết phá sản 16

1.4. Lược sử phát triển của quy định về thủ tục thanh lý tài sản phá sản 18

Chương 2: THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH22

2.1. Điều kiện ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản phá sản 22

2.2. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định mở thủ tục

thanh lý tài sản phá sản 25

2.3. Xử lý tài sản phá sản 25

2.4. Thanh lý tài sản phá sản 33

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ THỰC

THI QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN43

3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định về thủ tục thanh lý tài sản phá sản 43

3.2. Giải pháp đảm bảo hiệu quả thực thi quy định về thủ tục thanh

lý tài sản phá sản 55

KẾT LUẬN61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO64

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quyền tự chủ trong kinh doanh hay nói cách khác là quyền tự do kinh doanh được thể hiện ở: quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền được lựa chọn lĩnh vực ngành nghề, quy mô và phạm vi kinh doanh; quyền lựa chọn sản phẩm, hàng hoá dịch vụ để sản xuất, cung ứng; quyền lựa chọn phương thức huy động vốn, lựa chọn đối tác trong kinh doanh; quyền tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp; quyền tự do cạnh tranh… Tuy nhiên, đi kèm với quyền tự chủ rộng rãi trong kinh doanh là nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; dịch vụ và độc lập thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh như nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ thanh toán nợ. Quyền tự chủ trong kinh doanh, một mặt tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển, mặt khác cũng là một thách thức lớn. Quyền tự chủ trong kinh doanh tạo cho doanh nghiệp quyền tự do cạnh tranh hợp pháp. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đã làm không ít doanh nghiệp phải điêu đứng, thua lỗ triền miên, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính, buộc phải chấm dứt hoạt động dẫn đến nguy cơ đối diện với phá sản. Như vậy, phá sản là một hệ quả tất yếu của một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả kéo dài, là quá trình sàng lọc tự nhiên mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường. Qua đó, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn không hiệu quả góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế. Phá sản diễn ra theo một cơ chế đặc biệt và làm phát sinh rất nhiều mối quan hệ không chỉ giữa doanh nghiệp có nguy cơ phá sản với Nhà nước mà còn với các khách hàng có giao dịch làm ăn với doanh nghiệp, với những nhân viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp...

Pháp luật là những quy phạm do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng chính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh. Cơ chế phá sản làm phát sinh các mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan và đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh. Tại Việt Nam, Luật Phá sản doanh nghiệp được ban hành ngày 30/12/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994 đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống pháp luật phá sản với tư cách là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh trong bối cảnh nước ta thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do được xây dựng trong giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới nên Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 cũng bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập, làm cản trở việc giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta. Vì vậy, Luật Phá sản năm 2004 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2004, thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 là một sự thay thế cần thiết và đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế nước nhà.

So với tình hình thực hiện Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; hiệu quả giải quyết việc phá sản ở các cấp Tòa án vẫn chưa đạt được kết quả đáng kể. Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Luật Phá sản có hiệu lực cho đến cuối năm 2008, đã có 195 vụ phá sản đuợc thụ lý. Tình hình thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu giải quyết phá sản như sau:

- Năm 2005, toàn ngành tòa án thụ lý mới 11 vụ. Năm 2004 chuyển qua 3 vụ, tổng cộng 14 vụ. Tòa án đã giải quyết được 01 vụ (chiếm 7,14%);

- Năm 2006, toàn ngành tòa án thụ lý mới 40 vụ. Năm 2005 chuyển qua 13 vụ, tổng cộng 53 vụ. Tòa án đã giải quyết được 16 vụ (chiếm 30,2%);

- Năm 2007, toàn ngành tòa án đã thụ lý mới 144 vụ, trong đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 24 vụ; 31 vụ chuyển qua từ năm 2006, tổng cộng là 175 vụ. Trong đó, Tòa án đã ra

quyết định mở thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả lại đơn 01 vụ. Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết xong tất cả 24 vụ đã thụ lý (đều ra quyết định tuyên bố phá sản), đạt 100%. Còn lại 151 vụ phá sản do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý được giải quyết cụ thể: quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 40 vụ, quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản 75 vụ, còn tồn lại 51 vụ chuyển qua năm 2008 và đang được giải quyết.

Theo phản ánh của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự địa phương thì việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp còn gặp khó khăn, kéo dài là do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là xuất phát từ không chỉ những hạn chế của Luật Phá sản năm 2004 mà còn từ các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản liên quan [2, tr.3, 4]. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết phá sản của doanh nghiệp và các bên liên quan cũng chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc (vi phạm về thời hạn tố tụng, vi phạm về nghĩa vụ nộp tài liệu, báo cáo về tình hình kinh doanh, báo cáo kiểm kê, tài chính của doanh nghiệp...). Thực tế hiện nay đang có khoảng hơn nửa triệu doanh nghiệp, hợp tác xã (trong giới hạn luận văn này xin được gọi chung là doanh nghiệp) đang hoạt động kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ, chưa phản ánh đúng tình trạng tài chính thực tế của các doanh nghiệp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng không được xử lý bằng thủ tục phá sản mà lại xử lý bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và các thủ tục khác vẫn phổ biến. Tính kém hiệu quả của pháp luật về phá sản đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của nước ta. Theo kết quả công bố trong Doing Business 2008, về thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh (trong đó có thủ tục phá sản), Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới; thủ tục phá sản vẫn còn bị kéo dài (trung bình là 5 năm), hiệu quả thu

hồi nợ thấp (thường chủ nợ chỉ thu hồi được khoảng 18% số nợ). Trong kết quả công bố tại Doing Business 2009 mới đây, tình hình này cũng không được cải thiện hơn.

Luật Phá sản năm 2004 đã đa dạng hóa các loại thủ tục áp dụng đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm: thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản, thủ tục tuyên bố phá sản. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu và ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ xem xét, phân tích tình trạng tài chính và khả năng phục hồi hoạt động của doanh nghiệp để quyết định áp dụng thủ tục nào cho phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế ở hầu hết các Tòa án địa phương, việc giải quyết phá sản mới chỉ tiến hành đến việc ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, còn việc ra quyết định tuyên bố phá sản rất ít, chủ yếu là quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp đặc biệt. Phải chăng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật phá sản về thủ tục thanh lý tài sản phá sản? Đó cũng chính là lý do khiến tác giả lựa chọn đề tài: "Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam" với hy vọng sẽ phần nào làm rõ và định hướng cụ thể để tháo gỡ những vướng mắc do các quy định pháp luật hiện hành mang lại, góp phần đưa thủ tục phá sản doanh nghiệp đi vào đời sống kinh doanh của các doanh nghiệp như một thủ tục “khai tử” cho những doanh nghiệp yếu kém, tạo cơ hội “khai sinh” những doanh nghiệp mới với tiềm lực mới, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thay vì thực tế các doanh nghiệp muốn “chết” mà cũng không “chết” nổi như hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là những vấn đề khái quát nhất về thủ tục thanh lý tài sản phá sản - một trong ba thủ tục của quá trình phá sản doanh nghiệp. Những khái niệm về tình trạng phá sản theo quan niệm của một số nước trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam; nghiên cứu các bước cần có khi tiến

hành thủ tục thanh lý tài sản phá sản và mối quan hệ của thủ tục thanh lý tài sản phá sản với các thủ tục khác trong thủ tục phá sản nói chung. Từ đó, phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thủ tục thanh lý tài sản phá sản về điều kiện; về cách thức xử lý tài sản; thanh lý tài sản đến quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản phá sản; trên cơ sở đó đưa ra những tác động của thủ tục này tới toàn bộ quá trình giải quyết phá sản cho một doanh nghiệp. Đưa ra các yêu cầu để hiện thực hóa các quy định pháp luật về vấn đề này vào cuộc sống – hướng tới những giải pháp cụ thể để góp phần thực thi có hiệu quả quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục thanh lý tài sản phá sản nói riêng, khả thi hóa các quy định về phá sản nhằm tạo môi trường kinh doanh và động lực mới cho phát triển kinh tế.

3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về thanh lý tài sản phá sản, những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản: từ việc thành lập, chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; sự phối hợp với Thẩm phán, chấp hành viên; chế độ làm việc, lưu giữ tài liệu hoạt động của tổ đến vấn đề nhạy cảm là tiền thù lao cho thành viên của Tổ. Những vướng mắc khác liên quan đến việc thực hiện quản lý và bảo toàn tài sản phá sản: kiểm kê tài sản doanh nghiệp, xác định giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp; vấn đề thu hồi tài sản phá sản. Quan trọng hơn cả là vấn đề xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với các vấn đề: thẩm quyền của Thẩm phán trong việc ra quyết định bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý; trong hoạt động bán đấu giá tài sản phá sản; giải quyết quyền sử dụng đất của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản; xử lý các tài sản bảo đảm để thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm; xử lý tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản nằm rải rác ở nhiều nơi; vấn đề phân chia tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí