Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn - 22


có trình độ rất thấp, phần đông là chưa qua đào tạo cơ bản, các chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản trị hiện đại và quản trị bằng kinh nghiệm là chủ yếu. Vì vậy, việc khuyến khích cán bộ, nhân viên học tập, trang bị kiến thức kinh tế, kỹ thuật; đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao năng lực quản lý nội bộ, thích ứng với yêu cầu kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại có ý nghĩa quan trọng đối với DNNVV. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn như hiện nay, việc đầu tư vốn vào nâng cao trình độ của nhân viên là việc không hề dễ dàng khi mà tình hình tài chính của các DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, về mặt dài hạn và cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì công tác đầu tư cho nguồn nhân lực cần phải được ưu tiên thực hiện. Hiệp hội DNNVV Việt Nam có thể hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của các DNNVV thông qua các hoạt động như: (i) Điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo; đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV; (ii) Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV; và (iii) Tổ chức các khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động và đội ngũ cán bộ quản lý về các kiến thức chung cũng như nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu rõ các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, nâng cao trình độ xây dựng, lập và phân tích dự án sản xuất kinh doanh nhằm tiếp cận tốt nhất vốn tín dụng của ngân hàng.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức và các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và quốc tế vì sự phát triển của DNNVV nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung.

- Trao đổi thông tin chính sách, pháp luật, khoa học – công nghệ, sản xuất – kinh doanh trong và ngoài nước với các DNNVV.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 của luận án đã trình bày ba nội dung nghiên cứu chính là định hướng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV tại Việt Nam trong thời gian tới, các giải pháp về tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, và đi kèm là một số kiến nghị.

Trên cơ sở định hướng phát triển DNNVV tại Việt Nam, định hướng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV từ phía NHNN cũng như từ phía các NHTM và những tồn tại đã chỉ ra trong chương 2, chương 3 luận án đã xây dựng một hệ thống các giải pháp được chia thành hai nhóm: (i) Nhóm giải pháp mang tính chiến lược và (ii) Nhóm giải pháp cụ thể cho việc tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.

Nhóm giải pháp mang tính chiến lược bao gồm: (i) xây dựng quy trình tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn và (ii) các công cụ để thực hiện chiến lược tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Nhóm giải pháp cụ thể bao gồm chín giải pháp: (i) chuẩn bị nguồn vốn đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu vay của DNNVV; (ii) xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho DNNVV; (iii) xây dựng quy trình tín dụng chuẩn cho DNNVV;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

(iv) tiếp tục tăng trưởng tín dụng đối với các DNNVV trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm chất lượng tín dụng; (v) hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng nhằm thu hút DNNVV; (vi) thiết lập chiến lược marketing, nhằm quảng bá thương hiệu nâng cao hình ảnh của NHTM; (vii) giải pháp về xác định đối tượng DNNVV tiềm năng đối với NHTM; (8) thành lập trung tâm hỗ trợ DNNVV; và (9) nhóm giải pháp mang tính bổ trợ.

Bên cạnh đó, chương 3 luận án đã trình bày một số kiến nghị quan trọng với Chính phủ, với NHNN, và với Hiệp hội DNNVV Việt Nam để bảo đảm các giải pháp trên có thể thực hiện được một cách đồng bộ, phát huy hiệu quả.

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn - 22


KẾT LUẬN


Trong những năm gần đây, DNNVV Việt Nam với sự tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế tại khắp tất cả các vùng miền trong cả nước đã ngày càng khẳng định rõ vị thế và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước và tạo thêm 1 triệu việc làm mới mỗi năm. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng DNNVV lại là mắt xích yếu và dễ tổn thương nhất khi nền kinh tế phải đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay với vòng xoáy bất ổn – suy thoái, lạm phát cao – tăng trưởng thấp khiến nhu cầu thị trường sụt giảm, hàng tồn kho ứ đọng, chi phí sản xuất tăng cao và nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thiếu hụt trầm trọng… Khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, các DNNVV vốn chủ yếu hoạt động dựa vào nguồn vốn đi vay thì lại càng gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng, hàng loạt DNNVV buộc phải tạm dừng sản xuất, thậm chí giải thể hoặc bị phá sản trong những năm vừa qua. Do sở hữu vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, việc hỗ trợ cho DNNVV hoạt động tốt trở lại có ý nghĩa to lớn nhằm thúc đẩy kinh tế phục hồi quay lại quỹ đạo tăng trưởng ổn định. Trong số những chính sách hỗ trợ cho DNNVV, chính sách về tín dụng có vai trò rất quan trọng do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào tín dụng (bank-based market).

Trong khi đó, với định hướng của đa số các NHTM Việt Nam hiện nay là đi theo mô hình ngân hàng bán lẻ thì phân khúc DNNVV đã được xác định là đối tượng khách hàng mục tiêu của các ngân hàng trong thời gian tới. Trên thực tế, hoạt động tín dụng cho DNNVV đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng trong những năm qua. Tuy nhiên với bổi cảnh nền kinh tế vĩ mô bất ổn, việc cấp tín dụng cho các DNNVV của các NHTM còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với sự phát triển của các DNNVV và của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.

Luận án “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổnđã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với


DNNVV tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Các kết quả đạt được của luận án được thể hiện trên các khía cạnh chính sau đây:

Thứ nhất, luận án đã trình bày cơ sở luận về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, về bất ổn kinh tế vĩ mô, và về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Bên cạnh đó, thông qua phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn tại ba quốc gia bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và Ireland, đề tài đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị cho Việt Nam.

Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Việc phân tích đã được tiến hành từ việc đánh giá định tính thực trạng tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Việt Nam đến đánh giá định lượng thông qua mô hình thực nghiệm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ trọng vay ngân hàng của DNNVV. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số đánh giá khách quan về những thành công, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại của tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV của Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.

Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân gây ra tồn tại trong vấn đề tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô cũng như căn cứ vào định hướng tăng trưởng tín dụng cho DNNVV tại Việt Nam trong thời gian tới, luận án đã xây dựng một hệ thống bao gồm nhóm giải pháp chiến lược bao gồm hai giải pháp và nhóm giải pháp cụ thể bao gồm chín giải pháp và các kiến nghị đi kèm cần thực thi để tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.

Tóm lại, luận án với 3 chương đã giải quyết khá triệt để mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hoàn thiện luận án này, NCS mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào vấn đề tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu, luận án không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Hơn nữa, do tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn và khó dự đoán nên trong tương lai những nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục được tiến hành để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất với diễn biến kinh tế vĩ mô được cập nhật nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trong điều kiện kinh


tế vĩ mô bất ổn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai như việc xây dựng các gói dịch vụ, gói giải pháp hay sản phẩm riêng dành cho DNNVV hay đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nhằm thúc đẩy tín dụng đối với đối tượng này…

NCS mong nhận được sự đánh giá của các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn và NCS có thể có được kiến thức sâu rộng hơn về lĩnh vực nghiên cứu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009, Cục phát triển doanh nghiệp, Sách trắng – Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2009;

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, Cục phát triển doanh nghiệp, Sách trắng – Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;

3. CIEM. DoE, ILSSA và UNU-WIDER, 2012, Đặc điểm Môi trường kinh doanh ở Việt Nam – Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011;

4. Đinh Công Tuấn, 2010, Một số vấn đề chính trị - Kinh tế nổi bật của EU giai đoạn 2001 – 2010, Đề tài NCKH cấp Bộ;

5. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2004, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội;

6. Giáo trình Quan hệ Kinh tế quốc tế, 2004, NXB Công An Nhân Dân;

7. IFC, 2009, Cẩm nang kiến thức Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (“SME”);

8. Kỉ yếu Hội thảo, 2006 “Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC”;l

9. Lê Xuân Sang, 2002, Khủng hoảng kinh tế ở Argentina: Nguyên nhân và bài học. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 23;

10. Mishkin, Fredric S. 1994, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

11. Nghị định 90/2001/NĐ-CP về Trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

12. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về Trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

13. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê 2009;

14. Nguyễn Đăng Dờn, 2009, Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh;

15. Nguyễn Xuân Thanh. Khủng hoảng tài chính ở Đông Á, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2002 – 2003;

16. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình Tài chính quốc tế, xuất bản lần thứ 3, NXB Thống kê;

17. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2011, Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê;

18. Phước Hà, 2012, Doanh nghiệp: Thành lập mới ít, phá sản nhiều nợ thuế tăng, Diễn đàn kinh tế Việt Nam

19. Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại;

20. Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg;

21. Quyết định 03/2011/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại


22. Nguyễn Thế Bính, 2013, “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 12 (22) – Tháng 09-10/2013;

23. TS.Nguyễn Thị Minh Huệ và ThS. Tăng Thị Thanh Phúc, 2012, Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng;

24. ThS. Đào Thị Hồ Hương, 2012, DNNVV sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số gợi ý để tạo nguồn qua thị trường vốn, Tạp chí Ngân hàng số 20, tháng 10/2012;

25. Thái Văn Long, 2004, Nhìn lại vấn đề đổi mới quản lý vĩ mô của công ty Hàn Quốc sau khủng hoảng 97, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới;

26. Trịnh Quang Long và các cộng sự, 2009, Tái lập kinh tế vĩ mô trong và sau khủng hoảng: Kinh nghiệm và bài học. Đề tài NCKH cấp Bộ;

27. VCCI, 2012a, Báo cáo chuyên đề Thực trạng và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ưu đãi;

28. VCCI, 2012b, Báo cáo Tình hình doanh nghiệp và kiến nghị, Số 0846/PTM-VP;

29. Võ Tá Hân, Trần Quốc Hùng, và Vũ Quang Việt, 2000, Châu Á – từ khủng hoảng nhìn về thế kỷ 21, NXB TP Hồ Chí Minh;

30. Võ Thanh Thu, 1994, Kinh tế đối ngoại, NXB Thống Kê, Hà Nội;

31. Vũ Ngọc Duy, 2011, Khủng hoảng tài chính - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam.,Đề tài NCKH cấp Ngành, KNH 2010-07;

32. Ủy ban kinh tế quốc hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 – “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu“;

33. Website Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn;

34. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn.


II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

35. Atrill, P., and McLaney, E. J., 2002, Financial accounting for non-specialists, Financial Times Prentice Hall.

36. Berggren, B., Olofsson, C. & Silver, L., 2000, Control Aversion and the Search for External Financing in Swedish SMEs, Small Business Economics 15, pp. 233-242.

37. Bevan, A. A. and Danbolt, J., 2002, Capital structure and its determinants in the UK

– a decompositional analysis, Applied Financial Economics, Vol. 12, No. 3, pp. 159-170.

38. Bevan, A. A. and Danbolt, J., 2004, Testing for inconsistencies in the estimation of UK capital structure determinants, Applied Financial Economics, Vol. 14, No. 1, pp. 55-66.

39. Bosworth, B., 1971, Patterns of Corporate External Financing, Brookings Papers on Economic Activity, No. 2, pp. 253-279.

40. Brealey, R.A., Hodges, S.D. & Capron, D., 1976, The Return on Alternative Sources of Finance, Review of Economics & Statistics, Vol. 58, No. 4, pp. 469.


41. Brindusa, C., 2008, Credit risk in financing SME in Romania, available at: http://ssrn.com/abstract=1313879

42. Cassar, G., and Holmes, S., 2003, Capital Structure and Financing of SMEs: Australian evidence, Accounting & Finance, Vol. 43, No. 2, 123-147.

43. Chen J. J., 2004, Determinants of capital structure of Chinese-listed companies, Journal of Business Research, Vol. 57, pp. 1341-1351.

44. Chittenden, F., Hall, G., and Hutchinson, P., 1996. Small Firm Growth, Access to Capital Markets and Financial Structure. Review of Issues and an Empirical Investigation, Small Business Economics, Vol. 8, No. 1, pp. 59-67.

45. CIEM & Vietcombank, 2007, “Survey on SME’s Access to Formal Financing”

46. Darwin, D. Y. and Rodolfo, Q. A., 2009, Testing capital structure models on Philippine listed firms, Appied Economics, Vol. 41, Issue 15.

47. Daskalakis, N. and Psillaki, M., 2009, Are the determinants of capital structure country or firm specific?, Small Business Economics, Vol. 33, No. 3, pp. 319-333.

48. De Jong, A., Kabir, R., and Nguyen, T. T., 2008, Capital structure around the world: The roles of firm-and country-specific determinants, Journal of Banking and Finance, Vol 32, No. 9, 1954-1969.

49. Dorothée, R. D., Emmanuelle, D., and Robert, S., 1998, Comparison between the financial structure of SMES and that of large enterprises (LES) using the BACH database, available at:http://ec.europa.eu/economy_finance/publications/publication928_en.pdf

50. Fama, E.F. and French, K.R., 2002, Testing Trade-Off and Pecking Order Predictions About Dividends and Debt, Review of Financial Studies, Vol. 15, No. 1, pp. 1-33.

51. Huang, G. and Song, F.M., 2005, The financial and operating performance of China's newly listed H-firms, Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 13, No. 1, pp. 53-80.

52. IFC & OeEB, 2010, “Why Banks in Emerging markets are increasingly providing non-financial services to Small and Medium Enterprises“

53. IFC & OeEB, 2012, “Best-in-class guide for Customer Management in SME Banking”

54. IFC, 2004, “Perspectives on SME Financing Difficuties in China”

55. Jensen, M. C., and Meckling, W. H., 1976, Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, Vol, 3, No. 4, pp. 305-360.

56. Jordan, J., Lowe, J., and Taylor, P., 1998. Strategy and financial policy in UK small firms, Journal of Business Finance & Accounting, Vol. 25, No. 1 & 2, pp. 1-27.

57. Marsh, P., 1982, The Choice Between Equity and Debt: An Empirical Study, Journal of Finance, Vol. 37, No. 1, pp. 121-144.

58. Michaelas, N., Chittenden, F. & Poutziouris, P., 1999, Financial Policy and Capital Structure Choice in UK SMEs: Empirical Evidence from Company Panel Data, Small Business Economics 12, 113-130.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí