pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam".
Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài ở một góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một nhà khoa học nào nghiên cứu về "Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)".
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận chung về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản; thực trạng quy định pháp luật về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản; thực trạng áp dụng quy định cầm cố tài sản và thế chấp tài sản.
Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại GP.Bank bao gồm rất nhiều vấn đề. Tác giả không có tham vọng đề cập được tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất tại GP.Bank. Luận văn chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến cầm cố tài sản, thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của hai biện pháp này, những vấn đề phát sinh tại GP.Bank liên quan đến cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và các kiến nghị liên quan.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại GP.Bank. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại GP.Bank.
Có thể bạn quan tâm!
- Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GP.Bank - 1
- Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GP.Bank - 3
- Ý Nghĩa Và Hiệu Quả Kinh Tế Của Biện Pháp Cầm Cố Tài Sản, Thế Chấp Tài Sản Tại Gp.bank
- Những Điểm Mới Trong Các Quy Định Về Cầm Cố Tài Sản Và Thế Chấp Tài Sản
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại GP.Bank.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng, lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp điều tra xã hội học, hội thảo và chuyên gia.
- Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản.
Chương 2: Thực trạng các quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản của pháp luật.
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại GP.Bank và kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
1.1. CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ
1.1.1. Khái niệm cầm cố tài sản
* Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thông dụng theo đó bên có nghĩa vụ (gọi là Bên cầm cố) giao tài sản của mình cho bên có quyền (gọi là Bên nhận cầm cố) để bảo đảm rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền (quy định chi tiết tại Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2005 - sau đây gọi là Bộ luật Dân sự).
* Đối tượng cầm cố là tài sản (theo qui định của Bộ luật Dân sự bao gồm cả động sản và bất động sản nhưng theo qui định của Luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất chỉ được nhận dưới hình thức thế chấp tài sản). Tuy nhiên, đối với biện pháp cầm cố tài sản, nghĩa vụ chuyển giao tài sản của bên cầm cố tài sản cho bên nhận cầm cố tài sản là điều kiện có hiệu lực của giao dịch nên phần lớn tài sản cầm cố được sử dụng là động sản (có thể là vật hoặc tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản).
Việc chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố phải là giao tài sản thực tế, tức là bên nhận cầm cố thực sự giữ tài sản cầm cố chứ không phải chỉ chiếm hữu giấy tờ. Nếu bên cầm cố tài sản không giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ trên thực tế thì không phải là biện pháp cầm cố tài sản mà là thế chấp tài sản, mặc dù tài sản đó có thể là động sản và đối với một số loại động sản trước đây pháp luật cho phép áp dụng cả hai biện pháp cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (cầm cố, thế chấp tàu biển theo Bộ luật hàng hải năm 1990), thì nay chỉ sử dụng để thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như thế chấp tàu biển theo Bộ luật hàng hải năm 2005. Việc
sửa đổi quy định như vậy là hoàn toàn đáp ứng được thực tế áp dụng vì nếu áp dụng cầm cố tàu biển là bên cầm cố giao tàu biển cho bên nhận cầm cố giữ
- tức là bên cầm cố sẽ không được sử dụng tàu biển nữa thì sẽ không khả thi.
* Nguyên tắc chung khi áp dụng biện pháp cầm cố tài sản:
- Trong giao dịch cầm cố, một tài sản có thể bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc cho nhiều nghĩa vụ hoặc phải cần nhiều tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ. Đối với trường hợp dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ thì phức tạp hơn trường hợp khác.
Điều 334 Bộ luật Dân sự quy định: "Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ" [49].
Theo đó, phương thức giải quyết đối với trường hợp này như sau:
+ Nếu nghĩa vụ chia được theo phần, các bên có thể thỏa thuận mỗi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho phần nghĩa vụ nào đó. Theo đó khi xử lý tài sản phải tuân theo sự thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì một tài sản được xác định để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
+ Nếu không có thỏa thuận về mỗi tài sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện phần nào của nghĩa vụ thì mỗi một tài sản được xác định để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
- Tài sản được dùng để cầm cố nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố, được phép giao dịch và không có tranh chấp, cụ thể:
+ Tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố. Tưởng chừng như điều kiện này vô cùng đơn giản nhưng trong thực tế không phải tất cả các trường hợp quyền sở hữu đối với vật được xác định rõ ràng về nội dung và hình thức mà pháp luật quy định. Chưa kể khách hàng có sự gian dối khi tham gia giao dịch
cầm cố, dẫn đến việc ngân hàng vô cùng bất lợi khi cần xử lý các tài sản đó sau này. Ví dụ như tài sản thuê, mượn đem cầm cố… Trường hợp tài sản cầm cố không đăng ký quyền sở hữu, người nhận cầm cố phải chịu trách nhiệm trước tiên nếu tài sản cầm cố bị chủ sở hữu không phải là bên cầm cố kiện đòi theo quy định của Điều 256 Bộ luật Dân sự: “Quyền đòi lại tài sản”. Quy định này của Bộ luật Dân sự nước ta khác với pháp luật của nhiều nước trên thế giới như: Điều 336 Bộ luật Dân sự Nga; Điều 747 Bộ luật Dân sự Thái Lan; Điều 342 Bộ luật Dân sự Nhật Bản… theo đó vật cầm cố không nhất thiết phải thuộc sở hữu của bên cầm cố. Bên nhận cầm cố luôn được đảm bảo trong mọi trường hợp, họ có quyền ưu tiên so với các chủ nợ khác, kể cả trong trường hợp tài sản cầm cố không thuộc sở hữu của bên cầm cố.
+ Tài sản được phép giao dịch là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. Tuy vậy, có những tài sản có thể ở dạng sở hữu hợp pháp nhưng không được giao dịch, ví dụ: tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong tỏa, tài sản đang làm thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp. Từ đó, có thể hiểu rộng ra rằng, "được phép giao dịch" là theo qui định của pháp luật được đưa tài sản đó vào giao dịch, trở thành đối tượng của giao dịch, phạm trù được phép giao dịch được suy đoán bằng sự loại trừ ra những trường hợp bị cấm, bị hạn chế tham gia giao dịch theo qui định của pháp luật như thuốc phiện, các loài động vật quý hiếm,...
+ Ngoài ra, điều kiện về tài sản không có tranh chấp được hiểu là tài sản này không có tranh chấp về nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Khách hàng vay, bên bảo lãnh phải cam kết bằng văn bản với ngân hàng về việc tài sản cầm cố không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng cầm cố và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. Trên thực tế, ngân hàng không biết lấy cơ sở nào để xác minh chính xác được tài sản cầm cố là "tài sản không có tranh chấp",
nhưng không một chính quyền địa phương nào xác nhận vấn đề này vì họ cho rằng cơ quan cấp trên chưa có văn bản hướng dẫn.
1.1.2. Hình thức cầm cố tài sản
Việc cầm cố trong mọi trường hợp phải được thực hiện thông qua hình thức lập thành văn bản. Thỏa thuận miệng về cầm cố tài sản sẽ không được coi là có giá trị chứng cứ khi có tranh chấp. Thỏa thuận này có thể quy định ngay trong hợp đồng chính hoặc cũng có thể được lập thành hợp đồng riêng biệt. Dù dưới dạng nào thì các bên nên thỏa thuận đầy đủ các nội dung thể hiện việc cầm cố tài sản, nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ như: họ và tên; địa chỉ của các bên; đặc điểm tài sản cầm cố, số lượng, giá trị…; dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào; thời hạn cầm cố; quyền và nghĩa vụ các bên; phương thức xử lý tài sản khi nghĩa vụ đến mà bên có nghĩa vụ không thể thực hiện.
Đối với các giao dịch cầm cố, pháp luật không có quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Bên nhận cầm cố có thể lựa chọn việc đăng ký theo yêu cầu để nhằm bảo đảm thứ tự ưu tiên thanh toán từ giá trị tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ đến hạn.
1.1.3. Nội dung cầm cố tài sản
* Đối với các bên tham gia giao dịch cầm cố, cần lưu ý một số đặc trưng rất riêng sau đây:
- Bên cầm cố phải bàn giao cho bên nhận cầm cố tài sản theo đúng cam kết. Đây là đặc điểm nổi bật và cũng là điểm "xuất phát" cho những khác biệt của biện pháp cầm cố tài sản. Theo đó,
+ Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp nhận thấy có hư hỏng/có dấu hiệu giảm sút giá trị hoặc có nguy cơ dẫn đến việc giá trị tài sản cầm cố giảm sút đồng thời yêu cầu người giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại nếu có tranh chấp thì bên cầm cố có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Bên nhận cầm cố đã trở thành chủ thể có quyền chiếm giữ hợp pháp đối với tài sản cầm cố đó. Vì vậy, nếu có sự xâm phạm trái pháp luật hoặc chiếm giữ sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật từ bên thứ ba thì bên nhận cầm có quyền yêu cầu người thứ ba phải hoàn trả tài sản cho mình, nếu người đó không tự nguyện trả thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
+ Bên cầm cố tài sản không có nghĩa vụ phải chuyển giao giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố, nhưng bên nhận cầm cố cũng có thể yêu cầu bên cầm cố cho mình xem giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu) nhằm xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố hay không. Bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố và giữ lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, văn bản cầm cố tài sản để làm bằng chứng lấy lại tài sản khi đã hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố. Tuy nhiên, thực tế bên nhận cầm cố thường yêu cầu được trực tiếp giữ các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản để cầm cố. Vấn đề này cũng đang có những suy nghĩ trái chiều.
- Ngoài ra, các bên có thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm thì:
+ Bên nhận cầm cố có quyền thu phí của bên cầm cố liên quan đến việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố;
+ Bên cầm cố được bán tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý. Trong trường hợp này, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố;
+ Bên cầm cố được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác.Việc thay đổi này phải được ghi nhận rõ ràng tại văn bản cầm cố có chữ ký (và đóng dấu đối với trường hợp là tổ chức) của các bên;
+ Thuê bên thứ ba trông giữ tài sản cầm cố;
+ Bên nhận cầm cố được khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu được bên cầm cố đồng ý.
- Quyền của bên thứ ba đối với tài sản cầm cố (khoản 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự): Trường hợp giao dịch cầm cố có người thứ ba có quyền lợi mà bên thứ ba cũng như bên nhận cầm cố đều ngay tình trong giao dịch với bên cầm cố thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền lợi của bên thứ ba. Đây cũng là một rủi ro hay gặp trong hoạt động tín dụng nếu cán bộ tín dụng lơ là trong khâu thẩm định. Đối với các tài sản đã có giao dịch phát sinh trước thời điểm được cầm cố tại ngân hàng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải chia sẻ quyền lợi với người thứ ba ngay tình đó (người thứ ba ở đây có thể là người được chủ tài sản hứa bán/chuyển nhượng/cho/tặng tài sản hoặc bên thuê…)
Ví dụ: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên tỷ lệ của giá trị tài sản cầm cố, nếu khi xảy ra vi phạm, lại xuất hiện bên thứ ba có quyền đối với tài sản cầm cố đó. Trong tình huống này, ngân hàng hủy hợp đồng và yêu cầu đòi bồi thường thì khoản cấp tín dụng nói trên trở thành khoản cấp tín dụng không có bảo đảm, ngân hàng rất khó khăn để thu đủ số nợ của khách hàng. Nên giải pháp an toàn hơn trong trường hợp này, ngân hàng chấp nhận duy trì hợp đồng cầm cố và công nhận quyền của bên thứ ba.
- Bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản cho phép.
* Việc cầm cố tài sản chấm dứt khi:
Khoản 1 và khoản 2 Điều 339 Bộ luật Dân sự: "Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; 2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác" [49].
Điều 335 Bộ luật Dân sự: "Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý" [49].