Dịch Chuyển Fdi Và Các Ngành Chế Tạo Sang Trung Quốc:


2.2. Dịch chuyển FDI và các ngành chế tạo sang Trung Quốc:

Trong thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ. Khi gia nhập WTO, môi trường đầu tư của Trung Quốc cả về “môi trường cứng” (cơ sở hạ tầng) lẫn “môi trường mềm” (cơ chế chính sách) sẽ được cải thiện hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận thấy Trung Quốc là nơi sản xuất lý tưởng để tiêu thụ tại thị trường trong nước và để XK. Do đó, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một trong những “điểm nóng” thu hút đầu tư nước ngoài của thế giới. FDI mang đến cho Trung Quốc không chỉ vốn, nguyên liệu mà còn cả trình độ công nghệ, quản lý giúp Trung Quốc giảm chi phí sản xuất.


CHƯƠNG III‌‌

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRUNG

QUỐC LÀ THÀNH VIÊN WTO

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XK CỦA VN TRONG NHỮNG NĂM TỚI:

1. Quan điểm về phát triển XK của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên WTO:

1.1. Đối với thị trường Trung Quốc:

- Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam, có vị thế ngày càng lớn trong TMQT nên cần ưu tiên mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước:

Trung Quốc là một nước lớn, về mặt chính trị, Trung Quốc là một trong năm ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, còn về mặt kinh tế, trải qua hơn 20 năm cải cách và mở cửa theo hướng thị trường đã làm cho quy mô kinh tế của nước này vươn lên đứng hàng thứ sáu trên thế giới. Với vị thế ngày càng lớn về chính trị và kinh tế của Trung Quốc trên thế giới. Việt Nam cần tranh thủ tối đa những mặt tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại giữa hai nước, xúc tiến hợp tác kinh tế và đầu tư hai chiều để khai thác tối đa tiềm năng, ưu thế của mỗi bên. Qua đó, Việt Nam có thể tận dụng được ưu thế của Trung Quốc về vốn đầu tư, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh tế.

Biểu đồ 8 Dự kiến KNXK của VN sang TQ giai đoạn 2006 2010 Nguồn 1

Biểu đồ 8: Dự kiến KNXK của VN sang TQ giai đoạn 2006-2010

Nguồn: http://www.vneconomy.com.vn/vie/?param=article&catid

- Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng của nước ta, vừa là đối thủ cạnh tranh.

Trung Quốc là một thị trường lớn, ở sát nước ta đồng thời lại là một nước có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc để khai thác những lợi ích thương mại đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc đối với phát triển XK của Việt Nam. Chúng ta cần tích cực mở rộng thị trường buôn


bán tại Trung Quốc, tranh thủ khai thác những thế mạnh của Trung Quốc về giống cây con, máy móc, cơ khí, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất...phục vụ sản xuất; xây dựng mặt hàng chiến lược XK ổn định lâu dài.

- Khai thác và chủ động sản xuất các mặt hàng mới có tính bổ sung giữa Việt Nam và Trung Quốc:

Cơ cấu hàng hóa XNK Việt – Trung thời gian qua cho thấy: Việt Nam chủ yếu XK nguyên vật liệu, nông lâm thổ, hải sản chưa qua chế biến còn NK chủ yếu là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng và hàng hóa đã gia công chế biến. Các chuyên gia dự kiến, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, cơ cấu đó vẫn được duy trì một thời gian. Do vậy, Việt Nam cần nghiên cứu cơ cấu dịch chuyển đầu tư của Trung Quốc để đẩy mạnh đầu tư, phát triển những mật hàng bổ sung cho nền kinh tế Trung Quốc và nhập khẩu những sản phẩm máy móc thiết bị, một số nguyên liệu mà ta chưa chế biến được hoặc làm không có hiệu quả. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và được xem là một thị trường “dễ tính” do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của câc loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Thông qua tìm hiểu và phân đoạn thị trường này, Việt Nam có thẻ tìm ra những “khoảng trống” để sản xuất và XK các sản phẩm có mẫu mã, giá cả, tính năng... phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng.

1.2. Đối với các thị trường khác:

- Tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hóa XK và doanh nghiệp XK Việt Nam trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của hàng hóa Trung Quốc.

Xét về tổng thể thì hơn 90% các DN của Việt Nam là vừa và nhỏ ở hai mặt giá trị tài sản và vốn kinh doanh, nội lực của các DN còn thấp kém, sức cạnh tranh XK kém dẫn đến hiệu quả XK của các doanh nghiệp còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO một mặt chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa XK Việt Nam và sẵn sàng ứng phó với những biện pháp tự vệ có tính chất bảo hộ vốn khá phổ biến trong WTO, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...

- Hạn chế sự đối đầu trong cạnh tranh với Trung Quốc về các mặt hàng Trung Quốc đang có lợi thế cạnh tranh tại các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, tăng cường tìm kiếm các “thị trường ngách”:

Đối với hàng hóa XK sang thị trường thứ ba, chúng ta cần nghiên cứu đúng mức để có một chiến lược XK hàng hóa phù hợp, tận dụng được những thế mạnh hiện có, đồng thời tích cực khai thác thị trường mới, mặt hàng mới...tránh sự


cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa cùng chủng loại, cùng thị trường với Trung Quốc mà phía họ đang có ưu thế rõ rệt. Đây cũng chính là sự phân công quốc tế trong qưúa trình toàn cầu hóa. Hiện nay, nhiều mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam cũng là các mặt hàng XK chủ lực của Trung Quốc (dệt may, giầy dép, thủy sản..). Trong khi sắp tới Việt Nam mới gia nhập WTO, các doanh nghiệp còn chưa kịp thích ứng, tìm kiếm bạn hàng cũng như khai thác được tối đa các ưu đãi của các nước thành viên thì hàng hóa Trung Quốc lại có ưu thế hơn về chất lượng, mẫu mã, bạn hàng, quảng bá, XTTM...

Do đó, trước mắt Việt Nam không nên tập trung quá nhiều nguồn lực vào sản xuất vào những mặt hàng này và XK trên các thị trường đó. Thay vào đó, nên tập trung sản xuất các mặt hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh tương đối cao so với Trung Quốc như hàng dệt kim sợi bông (Trung Quốc có lợi thế về mặt hàng dệt thoi sợi bông)...Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các thị trường khác như Châu Phi, Tây Nam á, Trung Cận Đông... những thị trường mà hiện tại chưa gặp phải áp lực cạnh tranh cao từ phía hàng Trung Quốc cũng như tìm kiếm “khoảng trống” ngay tại thị trường Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm có tính bổ sung cho nền kinh tế và chủ động hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để cùng sản xuất hàng XK.

2. Định hướng phát triển XK của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam là thành viên của WTO:

2.1. Về cơ cấu thị trường XK:

- Củng cố và giữ vững thị phần hiện có tại các thị trường XK trọng điểm, tương đồng về mặt hàng XK giữa Việt Nam và Trung Quốc như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

- Dự kiến, khu vực thị trường Châu Á sẽ giảm dần tỷ trọng trong giai đoạn 2006-2010 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu XK hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, ASEAN vẫn là thị trường XK quan trọng của Việt Nam do có gần gũi về mặt địa lí, chưa quá khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, cũng như có nhiều thuận lợi về hợp tác thương mại nội khối.

- Tập trung mở rộng và xây dựng mạng lưới phân phối hàng Việt Nam tại những thị trường XK mà áp lực cạnh tranh của Trung Quốc chưa cao như thị trường Châu Phi, Nam Mỹ, Tây Nam á...đặc biệt là thị trường Châu Phi, vì hầu hết các nước khu vực này đều được Mỹ và EU miễn thuế nhập khẩu hàng dệt may, nhiều mặt hàng được hưởng mức thuế suất thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu khả năng hoặc lập xí nghiệp dệt may và liên doanh sản xuất dệt may, đồ gỗ tại khu vực này, nghiên


cứu mở kho ngoại quan tại đây vừa để khắc phục khâu thanh toán vừa chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường với những mặt hàng mà Việt Nam có thể sản xuất. Tại thị trường Châu Phi, cần tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và có nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Maroc... Trong đó, Nam Phi vẫn là trọng tâm của khu vực này để thâm nhập sang các quốc gia khác.

Bảng 31: Dự kiến cơ cấu thị trường XK giai đoạn 2006-2010



Thị trường

Tổng KN BQ 2006-

2010 (tỷ $)

Cơ cấu

năm 2010 (%)


Mặt hàng XK chủ yếu

Châu Á

14,1

45,5



ASEAN


12,0


11,5

Hàng hóa tiêu dùng, gạo, thực phẩm, nông

sản chế biến và một số sản phẩm điện, điện tử.

Trung Quốc

14,5

10,7

Cao su, hạt điều, rau quả và một số loại khoáng sản thô


Nhật Bản


9,2


12,4

Thủy sản, dệt may, dây điện và cáp điện, điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, hàng TCMN và một số mặt hàng nông sản

(cà phê, rau quả, cao su...)

Châu Âu

18,9

22,0



EU-25


15,0


20,5

Mặt hàng nông – thủy sản chế biến, các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép

và cá sản phẩm TCMN

Châu Mỹ

19,4

24,0



Hoa Kỳ


19,0


23,1

Dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, máy

móc, thiết bị điện-điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ và đồ mũ nón, vali, túi xách...

Châu Phi

23,3

2,8

Nông thủy sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc

động cơ điện, TCMN, hóa mỹ phẩm...

Châu Đại dương

15,7

7,7

Dệt may, giày dép, thủy sản, xe đạp, đồ nội

thất, hàng TCMN, gốm sứ, cà phê, hạt điều...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nguån: Bé Th•¬ng m¹i

2.2. VÒ c¬ cÊu hµng XK:

§Ò ¸n “Ph¸t triÓn XK ViÖt Nam giai ®o¹n 2006-2010” cđa Bé Th•¬ng m¹i nªu râ môc tiªu: “ChuyÓn dÞch c¬ cÊu XK theo h­íng dÈy m¹nh XK nh÷ng mÆt hµng cã gi¸ trÞ gia t¨ng cao; t¨ng s¶n phÈm chÕ t¹o, s¶n phÈm cã hÇm l•îng c«ng nghÖ vµ chÊt x¸m cao, gi¶m dÇn tû träng hµng th«. Theo ®ã, tû träng c¸c nhãm hµng n«ng – l©m – thđy s¶n vµ nhiªn liÑu – kho¸ng s¶n cã xu h•íng gi¶m dÇn vµ nhãm hµng c«ng nghiÖp vµ thđ c«ng mü nghÖ cã xu h•íng t¨ng dÇn”. Nh­ vËy, trong bèi c¶nh Trung Quèc ®· lµ thµnh viªn WTO vµ ViÖt Nam còng chuÈn bÞ gia nhËp tæ chøc nµy vµo th¸ng 11 n©m nay th× riªng ®èi víi c¬ cÊu hµng XK, cÇn ph©n lo¹i, ph¸t triÓn nh÷ng nhãm hµng cã søc c¹nh tranh hiÖn t¹i vµ t•¬ng lai ®Ó •u tiªn ph¸t triÓn, ®ång thêi, ®Çu t• vµo nh÷ng mÆt hµng cã hµm l•îng c«ng nghÖ cao...


- TËp trung ph¸t triÓn nh÷ng ngµnh cã lîi thÕ so s¸nh, lîi thÕ c¹nh tranh nh»m n©ng cao n¨ng lùc s¶n xuÊt hµng hãa XK.

Hµng n«ng s¶n:

+ Ph¸t triÓn theo chiÒu réng c¸c s¶n phÈm n«ng s¶n XK th«ng qua viÖc lùa chän c¸c s¶n phÈm XK cã lîi thÕ. NhËp khÈu c¸c gièng míi cho n¨ng suÊt cao, phï hîp víi c¸c tiªu chuÈn cđa s¶n phÈm XK vµ ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn cđa ViÖt Nam.

§ång thêi, do thÞ tr•êng n«ng s¶n thÕ giíi cã qu¸ nhiÒu bÊt tr¾c, khã l•êng, nªn cÇn cã chiÕn l•îc ®a d¹ng hãa n«ng nh»m khai th¸c cao nhÊt tiÒm n¨ng cđa n«ng nghiÖp nhiÖt ®íi ViÖt Nam.

+ §Çu t•, ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm n«ng s¶n XK theo chiÒu s©u cã chän läc trªn c¸c mÆt: gièng, khèi l•îng, c«ng nghÖ, chÕ biÕn, nghiªn cøu vµ tiÕp cËn thÞ tr•êng

®Çu ra... nh»m cho phÐp ph©n bæ vµ sö dông c¸c nguån lùc mét c¸ch hîp lÝ nh»m t¹o ra n¨ng suÊt lao ®éng cao, ®¸p øng ®•îc nh÷ng yªu cÇu kh¾t khe cđa thÞ tr•êng XK.

Hµng dÖt may, giÇy dÐp:

+ Lùa chän lÜnh vùc s¶n phÈm ®Ó ®Çu t• s¶n xuÊt, lùa chän c«ng nghÖ s¶n xuÊt, h×nh thøc vµ ph•¬ng thøc XK phï hîp.

+ §a d¹ng hãa s¶n phÈm XK, n©ng cao c«ng nghÖ th«ng qua thu hót ®Çu t• trùc tiÕp n•íc ngoµi vµo c¸c ngµnh nµy.

+ Tham gia vµo hÖ thèng ph©n c«ng lao ®éng quèc tÕ.

- §Çu t• vµo nh÷ng ngµnh cã hµm l•îng c«ng nghÖ vµ chÊt x¸m cao th«ng qua viÖc ®Èy m¹nh nghiªn cøu øng dông vµ NK c«ng nghÖ míi.

- Bªn c¹nh ®ã, ®Çu t• ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm Trung Quèc kh«ng cã lîi thÕ trong s¶n xuÊt hoÆc kh«ng khuyÕn khÝch s¶n xuÊt v× nhËp khÈu cã lîi h¬n nh• n«ng s¶n, thùc phÈm th« vµ chÕ biÕn...

II. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRUNG QUỐC LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO:

Có thể nói, Việc Trung Quốc gia nhập WTO có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Và tác động nào nhiều hơn còn tùy thuộc vào khả năng ứng phó của chúng ta. Mặc dù, cuối năm nay, Việt Nam cũng sẽ gia nhập tổ chức này và sẽ được hưởng nhiều ưu đãi ngang bằng với Trung Quốc, nhưng, không thể phủ nhận một thực tế rằng hàng hóa Trung Quốc nói chung vẫn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với hàng hóa Việt Nam do những lợi thế về qui mô, trình độ công nghệ, XTTM...Do đó, giải pháp để phát triển xuất khẩu Việt Nam khi sắp trở thành thành viên WTO cũng chứa đựng cả những giải pháp khắc phục những bất lợi của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đối với vấn đề này, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể đối với từng


ngành hàng, từng thị trường để hạn chế những tác động bất lợi và phát huy những tác động tích cực của những sự kiện này.. Trong khuôn khổ của khóa luận, dưới đây xin trình bầy là một số giải pháp chung nhất để phát triển xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO và đặc biệt khi Việt Nam cũng sắp trở thành thành viên của tổ chức này.


1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân, DN về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế:

Khi đúc kết kinh nghiệm gia nhập WTO thành công, Trung Quốc cho rằng, bài học quan trọng là họ đã kịp thời tạo ra một cuộc thảo luận rộng rãi trong toàn xã hội. Chính phủ đã tổ chức những lớp tập huấn khoảng 10 người, rồi những người này lại về truyền bá cho 10 người nữa. Cứ như vậy, đến cả những người lái xe taxi cũng có thể biết rất rõ gia nhập WTO có lợi gì, hại gì và ảnh hưởng đến công việc của họ ra sao. Chính việc nâng cao nhận thức của người dân về WTO đã giúp TQ tăng cường khả năng ứng phó với những thách thức trước mắt cũng như đổi mới tư duy của không ít người dân, không ít doanh nghiệp có những nhận thức không đầy đủ, thiếu khoa học về cạnh tranh hoặc vì lợi ích cục bộ, cố tình níu kéo cho sự “bảo hộ” của nhà nước vì những lí do “an ninh quốc gia”, cho rằng đã vào WTO thì lập tức phải mở cửa thị trường toàn diện, là phải thực hiện kinh tế thị trường tự do...- những nhận thức có thể trực tiếp hay gián tiếp trở thành rào cản cho cạnh tranh và hội nhập.


Rất rõ


8.6%

215 phiếu

Tương đối


28.5%

710 phiếu

Lơ mơ


41.2%

1,026 phiếu

Hoàn toàn không hiểu


11.3%

282 phiếu

Không quan tâm


10.3%

256 phiếu

Tổng cộng : 2,489 phiếu

(Tiến hành từ 3/3/2005 đến 15/3/2005)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/04/3B9DC30E/Biểu đồ 9: Điều tra nhận thức của độc giả về WTO trên Báo điện tử Vnexpress Theo kết quả thăm dò ý kiến trên website Vnexpress, trong số gần 2500 độc

giả trả lời thì chỉ có 8,6% độc giả trả lời rằng họ hiểu rất rõ về tiến trình gia nhập WTO và lộ trình hội nhập của Việt Nam, 28,5% hiểu tương đối, 41,2% hiểu lơ mơ, số còn lại không hiểu gì hoặc thậm chí không quan tâm đến vấn đề này. Trao đổi với báo này, Giám đốc công ty Cổ phần hợp tác và đầu tư xuất nhập khẩu Vilexim,


ông Nguyễn Trường Sơn cho hay, ông đã tham dự rất nhiều cuộc hội thảo liên quan đến WTO nhưng quả thực cho đến giờ phút này vẫn chưa hiểu sâu sắc về nó và cũng chưa biết làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập.

Cũng theo một cuộc điều tra tương tự trên tờ báo điện tử này được tiến hành vào tháng 10/2006, trong số 424 độc giả thì số người trả lời biết rất rõ về WTO đã tăng đáng kể lên 21,2%, 60,6% biết sơ qua; 13,7% không quan tâm; số còn lại (4,5%) là ý kiến khác.

Biết rất rõ


21.2%

90 phiếu

Biết sơ qua


60.6%

257 phiếu

Không quan tâm


13.7%

58 phiếu

Ý kiÕn kh¸c

4.5%

19 phiÕu

Tæng céng: 424 phiÕu

Biểu đồ 10: Điều tra nhận thức của độc giả về WTO trên Báo điện tử Vnexpress

Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao- WTO/2006/10/3B9EF6FD/, cập nhật ngày 29-10-2006.

Có thể thấy, khi thời điểm gia nhập WTO đã cận kề thì nhận thức của người dân và doanh nghiệp về WTO cũng theo đó mà tăng lên dù đây chưa phải là một con số hoàn toàn khả quan. Cũng theo một cuộc điều tra mới đây của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (địa phương có nhiều doanh nghiệp nhất trên cả nước), có tới 97% doanh nghiệp biết ít và rất ít các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO [Xem thêm phụ lục]. Những con số trên đây cho thấy các DN Việt Nam cũng như người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về những lợi ích, khó khăn, áp lực cạnh tranh...khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền về việc Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện để các DN và mọi người dân hiểu rõ hơn về HNKTQT và hiểu rằng các cam kết quốc tế về thương mại thực chất là cam kết về phát triển thị trường nhằm tạo môi trường cạnh tranh cho phát triển. để tránh gây ra lúng túng cho Chính phủ và người dân trong việc đối phó với những tác động bất lợi và khai thác tối đa lợi ích với tư cách là thành viên của Tổ chức này. Vì xét cho cùng nếu “đã thua trên sân nhà” thì làm sao có thể tính đến chuyện XK hàng hóa sang nước khác.

2. Chủ động hội nhập kinh tế và mở rộng kinh tế đối ngoại:

Thúc đẩy quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Nhà nước phổ biến lịch trình hội nhập và hỗ trợ các

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí