Văn Hóa Bề Ngoài - Cấu Trúc Hữu Hình Của Văn Hóa




tạo văn hóa, đồng thời tạo ra những hậu quả xấu cho sự phát triển của xã hội nói chung, của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh nói riêng. Nhận biết đầy đủ và sâu sắc những đặc trưng này sẽ giúp chúng ta xác định được biểu hiện và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng, và quan trọng hơn là thấu hiểu các tác động của văn hóa nước ngoài đến nhận thức và phương thức vận hành các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời đại hội nhập hiện nay, từ đó có những cách thức điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với các tác động của văn hóa, đồng thời chuyển tải các yếu tố văn hóa tiến bộ, thích hợp vào hoạt động kinh doanh để gia tăng năng lực cạnh tranh.

3. Các yếu tố cấu thành văn hóa

Văn hóa là một đối tượng phức tạp và đa dạng, do đó, có nhiều cách để phân loại các yếu tố cấu thành văn hóa. Các nhà xã hội học cho rằng văn hóa có ba yếu tố chủ yếu là văn hóa thích ứng với môi trường tự nhiên, văn hóa tổ chức cộng đồng và văn hóa sinh hoạt tinh thần. Còn giáo sư Trần Quốc Vượng trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” cho rằng văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục - lễ hội, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật tạo hình, nhà cửa, kiến trúc, lối sống, tập quán,....

Để hiểu bản chất của văn hóa, và để phân tích rõ hơn những tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh, có thể phân văn hóa thành hai lĩnh vực cơ bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

3.1 Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải vật chất do con người tạo ra. Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính. Do văn hóa vật chất thể hiện đời sống vật chất của một quốc gia nên văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 3



Văn hóa vật chất còn được thể hiện ở cách con người làm ra những sản phẩm vật chất, tức là thông qua những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, ai làm ra chúng và tại sao. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải thích những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Một quốc gia tiến bộ về kỹ thuật, con người ít tin vào số mệnh và họ tin tưởng rằng có thể kiểm soát những điều xảy ra đối với họ. Những giá trị của họ cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn.

3.2 Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời); các giá trị và thái độ; các hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo; giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội.

- Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con người phát minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ.

- Các phong tục tập quán là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày như nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh, cách sử dụng thời gian,... Phong tục, tập quán là những hành động ít mang tính đạo đức, mà chủ yếu là những cách thức đã được mặc định để xử lý các tình huống phổ biến của toàn bộ cộng đồng. Tập tục có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tập quán, nó là những quy tắc được coi là trọng tâm trong đời sống xã hội, việc làm trái tập tục có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

- Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt. Thói quen thể hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng. Ở nhiều nước trên thế giới, thói quen và cách cư xử hoàn toàn khác nhau. Ở




các nước Latinh có thể chấp nhận đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị. Hoặc người Mỹ thường sử dụng phấn bột sau khi tắm nhưng người Nhật cảm thấy như thế là làm bẩn lại.

- Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị. Ví dụ nhiều người Nhật cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước, trong khi đó, không ít người dân Việt Nam cho đến nay vẫn khá chuộng hàng ngoại.

- Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên cách nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người. Ở những nước có nhiều ngôn ngữ, người ta cũng thấy có nhiều nền văn hóa. Ví dụ, ở Canada có hai nền văn hóa là nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương, về những thành ngữ và cách nói xã giao hàng ngày, về dịch thuật là rất quan trọng. Những khác biệt ngôn ngữ có thể gây ra những cách hiểu khác nhau, đôi khi tạo nên những hậu quả không mấy dễ chịu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà tiếp thị đa quốc gia. Chẳng hạn như khẩu hiệu quảng cáo của Pepsi ở Đài Loan “đến và sống với thế hệ Pepsi” đã được dịch sang tiếng Trung Quốc thành “Pepsi sẽ mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết”! Hay “liếm ngón tay cũng thấy ngon” của KFC là một khẩu hiệu được biết đến trên toàn thế giới để diễn tả vị ngon của sản phẩm nhưng lại được dịch tại Hồng Kông là “cắn đứt ngón tay của bạn”, và kết quả là hầu hết người dân Hồng Kông gọi khoai tây chiên thay vì gà rán Kentucky.

Bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal language) và ngôn ngữ không lời (non - verbal language). Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ điệu,...) và bằng




các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt, nét mặt,... Ngay cả ngôn ngữ cử chỉ cũng bị tác động bởi văn hóa. Ví dụ, ở đa phần các nước trên thế giới, một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu. Nhưng ở một số nước châu Phi thì phải hiểu ngược lại, một cái gật đầu hàm ý phản đối, một cái lắc đầu hàm ý đồng ý. Tương tự, trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón tay cái lên hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp dấu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm.

- Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa. Các giá trị thẩm mỹ được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc,...

- Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác. Chẳng hạn, ở những nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, hầu như rất khó tham gia các hoạt động xã hội, kinh tế hoặc chính trị. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo tin lành,...

- Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độ cao của giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật. Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị. Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hóa kế thừa được những giá trị văn hóa cổ truyền và học hỏi các giá trị mới từ các nền văn hóa khác nhau.

- Cách thức tổ chức xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội của xã hội đó. Tuy cấu trúc xã hội gồm nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nổi lên hai đặc điểm cơ bản giúp phân biệt các nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên là mức độ coi trọng tính cá nhân của xã hội. Các xã hội phương Tây có xu hướng nhấn mạnh ưu thế của tính cá nhân trong khi nhiều xã hội khác lại coi trọng tập thể hơn. Đặc điểm thứ hai là khoảng cách phân cấp của xã hội. Một số xã hội có khoảng cách phân cấp giữa các giai cấp




cao và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp thấp, như Ấn Độ hoặc Anh. Ngược lại, một số xã hội khác có khoảng cách phân cấp thấp nhưng mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp cao như Mỹ.

4. Các lớp văn hóa

Trong tác phẩm “Văn hóa tổ chức về sự lãnh đạo”, Schein, E., Jossey-Bass, San Fransisco, 1985, cho rằng một cách hữu ích để xem văn hóa bắt nguồn từ đâu là: văn hóa là cách một cộng đồng người giải quyết các vấn đề và thống nhất trong các cách hành xử những tình huống phổ thông trong cuộc sống hàng ngày. Xuất phát từ quan điểm này, Fons Trompenaars và Charles Hampden-Turner đã đưa ra một mô hình văn hóa như sau:


Mô hình văn hóa



Lớp văn hóa bề ngoài

Các chuẩn mực và giá trị

Các giả định

về sự tồn tại




4.1 Văn hóa bề ngoài - cấu trúc hữu hình của văn hóa

Văn hóa bề ngoài là những gì có thể quan sát được như ngôn ngữ, ẩm thực, nhà cửa, tượng đài, nền nông nghiệp, đền đài, chợ búa, thời trang và nghệ thuật. Lớp văn hóa này ra đời sau cùng, phản ánh cách ứng xử với những thay đổi mới nhất của môi trường xung quanh. Đặc trưng cơ bản của lớp văn hóa này là rất dễ nhận thấy nhưng lại khó đoán định được ý nghĩa đích thực của nó vì các nền văn hóa khác nhau có những biểu hiện khác nhau về cùng một vấn đề hoặc có cùng một biểu hiện nhưng lại khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về ý nghĩa. Nhờ lớp văn hóa bề ngoài và đặc trưng cơ bản này mà người ta có thể nhận biết các nền văn hóa khác nhau không mấy khó khăn. Mỗi biểu hiện, phản ứng của cá nhân liên quan đến văn hóa bề ngoài thường nói nhiều về việc họ đến từ cộng đồng nào, dân tộc nào hơn là về các đánh giá của họ đối với các tình huống trong cuộc sống. Chẳng hạn như, khi ai đó cười, vì điều đó thể hiện bạn đang làm cho họ vui, thì đó là một người phương Tây. Nhưng khi họ cười, không hẳn vì bạn đã làm cho họ vui, mà có thể là họ đang cho rằng bạn có hành động khiếm nhã, hoặc làm họ khó chịu, thì rất nhiều khả năng đó là một người Nhật. Cũng như vậy, ở một số nền văn hóa, hành động hạ mình có thể bị xem thường và coi đó là một hành động hèn kém. Tuy nhiên, người ta cũng nhận định rằng đối với văn hóa Nhật Bản thì hãy đề phòng những người Nhật đang tự hạ thấp mình, bởi trong người anh ta lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.

4.2 Các chuẩn mực và giá trị

Lớp thứ hai của văn hóa là các chuẩn mực và giá trị, hay nói cách khác chính là những giá trị được công nhận. Các giá trị được công nhận này bao gồm hệ thống giá trị, quan điểm và phong tục tập quán. Hệ thống giá trị là những niềm tin và chuẩn mực được các thành viên trong xã hội đó chấp nhận. Chuẩn mực là cảm nhận chung của một nhóm cộng đồng xã hội có được về cái gì được gọi là “đúng” và “sai”. Các chuẩn mực có thể phát triển trên một cấp độ chính thức như là các văn bản luật, và trên một cấp độ không chính thức như là sự kiểm soát của xã hội. Mặt khác, giá trị lại quyết định “tốt” và “xấu” có nghĩa là gì, và từ đó có liên quan chặt




chẽ đến các quan niệm chung của cộng đồng. Còn quan điểm là sự đánh giá những giải pháp khác nhau dựa trên các giá trị này. Phong tục tập quán có ý nghĩa thấp hơn, nó chỉ là những luật lệ bất thành văn của nhóm cộng đồng để kiểm soát hành động các cá nhân. Những giá trị, quan điểm này được hình thành qua nhiều thế hệ, và cũng có thể được nhận biết, diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác.

Theo đánh giá của Fons Trompenaars và Charles Hampden-Turner thì một nền văn hóa tương đối ổn định khi các chuẩn mực phản ánh đúng các giá trị của cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa văn hóa tương thích với sự phát triển của xã hội. Khi điều này không xảy ra, hầu như chắc chắn sự căng thẳng gây mất ổn định xuất hiện, các mặt hạn chế của văn hóa sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển, đòi hỏi phải tạo dựng và bồi đắp những chuẩn mực và giá trị văn hóa mới.

4.3 Các giả định về sự tồn tại

Lớp trong cùng của văn hóa chính là các giả định về sự tồn tại, hay còn được hiểu là những niềm tin, nhận thức mang tính truyền thống nên mặc nhiên được công nhận trong một nhóm cộng đồng. Các quan niệm chung hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong một nền văn hóa và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Do đó, rất khó có thể thay đổi được các giả định này trong một nền văn hóa.

Xét cho cùng và thấu đáo, giá trị cơ bản nhất mà con người đấu tranh không gì khác ngoài mục đích là để tồn tại. Trải qua bao thế hệ, bằng việc kết hợp và sử dụng các nguồn lực sẵn có, mỗi dân tộc đã tự tổ chức lại một cách thích hợp và hữu hiệu nhất để tìm các phương cách đối phó với môi trường xung quanh và hoàn cảnh. Hiển nhiên, các cộng đồng người khác nhau sinh sống và phát triển tại các vùng địa lý khác nhau, họ cũng hình thành những hệ giả định logic khác nhau, những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau bởi sự khác biệt về nguồn lực, kéo theo đó là sự khác biệt trong cách thức kết hợp và sử dụng nguồn lực cho phù hợp. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, tích lũy, gìn giữ, kế thừa và phát huy từ đời này sang đời khác, kết quả của những phản ứng đều đặn với môi trường xung quanh in




sâu vào trong tiềm thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Những vấn đề diễn ra liên tục và thường xuyên cuối cùng đã được giải quyết một cách tự động. Các vấn đề của đời sống hàng ngày được các thế hệ sau giải quyết theo những cách hiển nhiên đến nỗi các phương pháp giải quyết không hề xuất hiện trong tiềm thức của họ nữa. Các biện pháp giải quyết biến mất khỏi nhận thức của họ và trở thành một phần hệ thống của mỗi cá nhân về các giả định tuyệt đối. Họ mặc nhiên hành động theo những giả định có sẵn, và không thể giải thích gì hơn về việc tại sao họ hành động như thế.

Cách tốt nhất để kiểm tra liệu nó có phải là một giả định cơ bản hay không là khi câu hỏi đó gây ra sự bối rối hay tức giận. Khi hỏi về các giả định cơ bản, nghĩa là đang hỏi những câu hỏi chưa bao giờ được hỏi trước đó. Nó có thể dẫn đến những cái nhìn sâu hơn từ bên trong, nhưng nó cũng có thể gây ra sự khó chịu.

Khi phân tích về cấu trúc của văn hóa trong tác phẩm “Chinh phục các làn sóng văn hóa”, Fons Trompenaars và Charles Hampden-Turner kết luận những thay đổi trong văn hóa xảy ra vì con người nhận ra rằng các phương cách làm việc cũ đã không còn hiệu quả nữa. Không khó khăn gì để thay đổi văn hóa khi con người đã nhận ra sự tồn tại của cộng đồng đang gặp nguy hiểm, khi đó sự tồn vong được xem là ưu tiên hàng đầu.

5. Nền tảng của sự khác biệt giữa các nền văn hóa

Thông qua sự phân tích về các lớp văn hóa, có thể nói mọi nền văn hóa đều tự phân biệt nó với các nền văn hóa khác bằng cách chọn những phương án giải quyết riêng đối với các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Sự khác biệt văn hóa thể hiện qua ba nội dung chủ đạo: những việc phát sinh trong quan hệ giữa người này với người khác; những thứ đến theo thời gian và những thứ liên quan đến môi trường. Từ những phương án mà các nền văn hóa khác nhau lựa chọn để giải quyết các vấn đề giống nhau này, trong tác phẩm “Hệ thống xã hội”, Parsons, T., Free Press, New York, 1951, Parsons đã đề xuất bảy khía cạnh chính của văn hóa bao gồm chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc trưng, chủ nghĩa cá nhân và chủ

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí