Khái Quát Chung Về Kinh Doanh Và Một Số Quan Điểm Về Kinh Doanh




nghĩa tập thể, xu hướng trung lập và xu hướng cảm xúc, tính chất đặc trưng và tính chất phổ biến, quan điểm thành tích và quan điểm quy gán, thái độ đối với thời gian và thái độ đối với môi trường.

- Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc trưng: Chủ nghĩa phổ biến có cách tiếp cận vấn đề rất mạnh mẽ, và quan điểm rất rõ ràng rằng “có thể định nghĩa cái tốt và cái đúng; và có thể luôn luôn áp dụng chúng”. Bên cạnh đó, trong các nền văn hóa đặc trưng, các nghĩa vụ của các quan hệ và các hoàn cảnh riêng được tập trung nhiều hơn cả, các quy tắc, lề thói của xã hội có thể bị bỏ qua hoặc ít được chú ý đến hơn.

- Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Các xã hội phương Tây, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa có xu hướng nhấn mạnh ưu thế cá nhân, trong khi đó, các nước xã hội chủ nghĩa lại coi trọng tập thể hơn. Chủ nghĩa cá nhân với sự coi trọng ưu thế cá nhân, thành tựu cá nhân, một mặt khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động hơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mối liên hệ giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm của cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung. Ngược lại, chủ nghĩa tập thể với sự coi trọng các mối liên hệ chặt chẽ trong cộng đồng, hòa nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên trong tập thể làm việc vì lợi ích chung, làm tăng cường tinh thần hợp tác giữa các thành viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội. Một điểm yếu của chủ nghĩa tập thể là những xã hội này có thể thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh cao.

- Xu hướng trung lập và xu hướng cảm xúc: Các nền văn hóa có xu hướng trung lập cho rằng con người làm tất cả là để đạt được mục tiêu, và việc thể hiện cảm xúc phải duy trì ở mức tối thiểu nhất. Bộ não phải làm nhiệm vụ kiềm chế cảm xúc bởi các nền văn hóa này cho rằng cảm xúc được thể hiện ra sẽ làm rắc rối thêm các vấn đề. Sự giả định ở đây là chúng ta nên bắt chước các cỗ máy để có thể vận hành chúng được hiệu quả hơn. Nhưng các nền văn hóa theo xu hướng cảm xúc thì


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.



Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 4

cho rằng con người cần bộc lộ các cung bậc của tình cảm một cách tự nhiên. Vì vậy, tại các nền văn hóa này, việc cười to, nắm tay đập xuống bàn hay rời khỏi phòng họp trong cơn giận dữ trong một cuộc đàm phán là hoàn toàn có thể và dễ dàng chấp nhận vì họ mặc định đó là một phần của công việc kinh doanh.

- Tính chất đặc trưng và tính chất phổ biến: tính chất phổ biến thể hiện ở việc tiếp xúc nhiều và quan hệ sâu rộng giữa các cá nhân. Một nền văn hóa có tính phổ biến cao thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng coi trọng các mối quan hệ cá nhân, kinh doanh dựa trên quan hệ và tạo dựng quan hệ tốt đẹp. Ngược lại, tính chất đặc trưng thể hiện ở việc không coi nặng tầm quan trọng của quan hệ, đề cao thành tích, công nghệ, năng lực,... hơn quan hệ.

- Quan điểm thành tích và quan điểm quy gán: quan điểm thành tích cho rằng một người được đánh giá dựa trên những gì họ mới đạt được và trên thành tích của họ. Trong khi đó, quan điểm quy gán nhìn nhận và coi trọng các trạng thái gắn với một cá nhân nhất định như ngày sinh, dòng họ, giới tính hay tuổi tác, những quan hệ của họ và hồ sơ học bạ,... để đánh giá về con người họ. Người Mỹ đặc trưng với nền văn hóa có quan điểm thành tích thể hiện ở việc người Mỹ rất coi trọng những người thành đạt có thành tích thấp kém, trong khi người Anh và người Pháp, với quan điểm quy gán, cho rằng những người như thế chỉ là “trưởng giả học làm sang” hay “gã nhà giàu mới nổi”. Quan điểm thành tích và quy gán còn được thể hiện ở khoảng cách phân cấp trong xã hội và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp. Đối với các nền văn hóa theo quan điểm thành tích, khoảng cách phân cấp trong xã hội thấp và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp cao. Các cá nhân trong các nền văn hóa này có nhiều cơ hội vươn lên các tầng lớp cao hơn. Tuy nhiên, ở các nền văn hóa có quan điểm quy gán, cơ hội thay đổi địa vị, vươn lên tầng lớp cao hơn rất thấp. Ngay cả khi có những cá nhân nổi trội, di chuyển địa vị từ giai cấp lao động lên giai cấp thượng lưu thì tầng lớp thượng lưu vẫn không thực sự chấp nhận họ.




- Thái độ đối với thời gian: Thời gian được nhìn nhận khác nhau tại các xã hội khác nhau. Ở một vài xã hội, người ta chỉ coi trọng việc một cá nhân đã phát triển kế hoạch gì cho tương lai thay vì họ đã đạt được gì trong quá khứ. Tại một số xã hội khác, những thành tích trong quá khứ lại để lại nhiều ấn tượng hơn hẳn những thành công hiện tại, còn những kế hoạch tương lai được phát triển ra sao không được coi trọng. Những khác biệt văn hóa đó ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của công ty, đặc biệt là về vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của các kế hoạch chiến lược dài hạn. Hơn nữa, tại một số nền văn hóa như Mỹ, Thụy Điển và Hà Lan, thời gian được nhận thức là trôi qua theo một đường thẳng, một nối tiếp của những sự kiện riêng rẽ. Những nền văn hóa khác lại coi thời gian giống như một vòng quay. Các khả năng này tạo nên các khác biệt đáng kể đến kế hoạch, chiến lược, đầu tư và các quan điểm về đào tạo,...

- Các thái độ đối với môi trường: Một khác biệt văn hóa quan trọng có thể thấy trong thái độ đối với môi trường. Một số nền văn hóa coi trọng môi trường xung quanh và cố gắng hạn chế ảnh hưởng của mình đến môi trường xung quanh, trong khi một số nền văn hóa khác lại coi trọng các hành động và mục đích cá nhân hơn là các ảnh hưởng ngoại ứng tới môi trường xung quanh. Ở Tokyo, mọi người đeo khẩu trang, đặc biệt vào mùa đông vì người dân ở đây cho rằng khi mọi người bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus, họ đeo khẩu trang để không “gây ô nhiễm” hoặc nhiễm khuẩn cho người khác. Còn ở London, những người đi xe đạp và các vận động viên đeo khẩu trang để tránh “bị ô nhiễm” môi trường.

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ KINH DOANH

1. Khái niệm kinh doanh

Kinh doanh được biết đến là một hoạt động mang lại lợi nhuận và giúp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của loài người nói chung. Kinh doanh xuất hiện ngay khi con người có nhu cầu trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ, tức là cùng với kinh tế hàng hóa và thị trường. Theo Collins, kinh doanh là




những hành vi có liên quan đến sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, kinh doanh là tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lời. Kinh doanh, có thể được coi là việc tiến hành các hoạt động thương mại. Theo đó, Luật Thương mại 2005 định nghĩa “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Kinh doanh được hiểu theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, “là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.” Có thể thấy các khái niệm đều có xu hướng coi kinh doanh là những hành vi gắn liền với sản xuất, mua bán hàng hóa hay dịch vụ với mục đích chính là để thu lợi nhuận.

2. Bản chất của kinh doanh

Hoạt động kinh doanh được tiến hành trên cơ sở tổ chức và quản lý một hệ thống sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của con người, của xã hội. Kinh doanh cũng là một vấn đề có tính đa dạng và phức tạp. Bản thân kinh doanh có thể được coi như một hệ thống tổng thể bao gồm những hệ thống cấp dưới nhỏ hơn là các ngành kinh doanh, mỗi ngành kinh doanh được tạo bởi nhiều doanh nghiệp có quy mô khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại bao gồm nhiều hệ thống con như sản xuất, tài chính, marketing, logistic, quan hệ đối tác, phát triển khách hàng,...

Có thể tóm tắt bản chất của hoạt động kinh doanh như sau:


- Doanh nghiệp tiếp nhận các nguồn lực đầu vào và hoạt động trong những điều kiện đặc thù tùy theo loại hình kinh doanh. Nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp bao gồm nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng, máy móc, công nghệ, trí tuệ, kinh nghiệm, nhân lực,... Tuy nhiên có điểm chung là các yếu tố nguồn lực chỉ có giới hạn hay được gọi là khan hiếm với bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính sự khan hiếm đó đặt ra yêu cầu đối với mọi doanh nghiệp là làm thế nào sử dụng có hiệu




quả nhất và mang lại nhiều lợi nhuận cũng như lợi ích nhất từ các nguồn lực hiện có.

- Doanh nghiệp tổ chức các nguồn lực và sử dụng chúng theo cách thức hiệu quả nhất. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có cách thức tổ chức, kết hợp và sử dụng các nguồn lực và các tham số nguồn lực theo các cách thức khác nhau, và điều này tạo nên tính hiệu quả hay không hiệu quả trong sản xuất, tính cạnh tranh cao hay thiếu cạnh tranh trong kinh doanh,... tất yếu hình thành nên doanh nghiệp mạnh, thương hiệu lớn, bền vững, có tiếng trên thị trường và cũng không ít doanh nghiệp thất bại, đi đến phá sản hoặc giải thể.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp yêu cầu hàng hóa được bán với giá phải chăng và có chất lượng thích hợp. Một doanh nghiệp thành công phải luôn luôn phát hiện được những nhu cầu mới hoặc nhu cầu còn thiếu, chưa được đáp ứng của người tiêu dùng, nhanh chóng và sẵn sàng thỏa mãn các nhu cầu đó, lấp đầy các chỗ trống trong nhu cầu của thị trường. Tính cạnh tranh cao và số lượng lớn các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh nhất định làm gia tăng yêu cầu về các chiến lược, sách lược kinh doanh hữu hiệu, cũng như yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và định vị thương hiệu, duy trì và củng cố vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Dưới áp lực của cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất cố gắng sử dụng có hiệu quả hơn thiết bị, nguyên liệu và lao động để tạo ra nhiều hàng hóa hơn, có chất lượng tốt hơn. Do đó, khi theo đuổi những quyền lợi riêng, tất yếu doanh nghiệp sẽ đồng thời tạo ra lợi ích cho xã hội, bởi các doanh nghiệp sẽ phải thỏa mãn các nhu cầu của xã hội khi cố gắng thỏa mãn những ham muốn của họ. Trong lúc theo đuổi lợi nhuận, nhà kinh doanh phải phục vụ người tiêu dùng và phục vụ lợi ích xã hội. Quan niệm này là nền tảng của kinh tế thị trường.

24

Bản chất của hệ thống kinh doanh có thể được biểu hiện theo sơ đồ như sau:



Doanh nghiệp

biến

đổi

các

nhập lượng theo cách có hiệu quả nhất với sự kết hợp các nguồn

lực, khuyến

Doanh nghiệp nhận các nhập lượng và hoạt động trong môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, luật pháp,

Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu, đồng thời cũng tạo ra các lợi ích kinh





3. Đặc điểm của kinh doanh

Cũng giống như các hoạt động lao động, sản xuất,... kinh doanh mang những tính chất đặc trưng riêng biệt của xã hội loài người. Điều này đã được Adam Smith khẳng định trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giầu có của các quốc gia”, 1776. Trước hết ông khẳng định xu hướng mua bán trao đổi được thấy ở mọi dân tộc, nhưng không tìm thấy ở bất kỳ loài nào khác trên hành tinh. Ông viết: “chưa ai từng thấy một con chó thực hiện một cuộc trao đổi công bằng và dứt khoát một khúc xương lấy một khúc xương khác với 1 con chó khác. Chưa ai từng thấy một con vật, bằng cử chỉ và tiếng kêu tự hiện của nó ngụ ý nói với một con khác: cái này của tao, cái kia của mày, tao muốn đổi cái này lấy cái kia”. Chính vì hoạt động kinh doanh chỉ tìm thấy ở loài người nên nó bị chi phối bởi những quy luật nhất định, và bị tác động bởi nhiều môi trường bên ngoài khác nhau nơi con người sinh sống như môi trường văn hóa, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường xã hội, môi trường địa lý và các môi trường khác.

Từ những nhận định và phân tích về kinh doanh, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản sau:

- Kinh doanh mang tính tập thể. Kinh doanh là việc vận hành một hệ thống phức tạp và liên quan đến nhiều mối quan hệ khác nhau, tác động đến nhiều đối tượng khác nhau, do đó, hoạt động kinh doanh đòi hỏi nhiều người tham gia. Điều này trở nên dễ hiểu hơn khi nghiên cứu sâu về cấu trúc kinh doanh với từng hoạt




động và các khâu vận hành liên quan như huy động vốn, đầu tư, nghiên cứu thị trường, sản xuất, trao đổi hàng hóa,... Tất cả các hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với nhau, và không một hoạt động riêng lẻ nào trong kinh doanh không có sự phối hợp của nhiều cá nhân để có thể đạt được hiệu quả và quy mô như ý. Thậm chí trong trường hợp chỉ một cá nhân tiến hành kinh doanh một cách đơn giản, anh ta cũng cần có khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp và đa dạng. Hệ thống kinh doanh hiện đại là một cơ cấu rất phức tạp gồm có nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực do nhiều ngành tạo nên. Mỗi ngành lại được tạo thành từ nhiều tổ chức kinh doanh mà các tổ chức kinh doanh này thay đổi trong những giới hạn hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh, cơ cấu vốn, phong cách quản trị và phạm vi hoạt động. Theo thời gian, hệ thống kinh doanh ngày càng được mở rộng và phong phú hơn với các ngành mới, các lĩnh vực kinh doanh mới,... Chẳng hạn, khu vực sản xuất được tạo nên bằng các nhà máy lắp ráp ôtô, chế tạo đồ điện gia dụng và các sản phẩm điện tử,... Khu vực dịch vụ bao gồm các loại dịch vụ như vận tải, ngân hàng, các dịch vụ chuyên nghiệp,... Ngành công ty vận tải được tạo thành bởi các ngành đường sắt, vận tải biển, vận tải ô tô, hàng không,... Ngành công nghiệp dịch vụ bao gồm các đại lý vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, các khu vườn quốc gia,... Ngành dịch vụ chuyên nghiệp bao gồm các luật sư, kiến trúc sư, bác sỹ, chuyên viên kế toán, nhà kinh doanh bất động sản,... Trong mỗi ngành công nghiệp này, có một số công ty chỉ hoạt động cục bộ địa phương. Trong khi đó, nhiều công ty khác lại có văn phòng tại nhiều quốc gia như Morgan Stanley - Dean Wither, Hilton, Holiday Inn,... Sự gia tăng của các ngành nghề kinh doanh, cũng như sự tăng lên nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp cùng với sự mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của nhiều công ty, hệ thống kinh doanh ngày nay còn là một sự tổng hợp các mối quan hệ chằng chịt, đan xen, phức hợp, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác giữa các chủ thể kinh tế.

- Hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối của mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể. Trong mỗi hoạt động kinh doanh, tối thiểu phải có




hai nhân vật tham gia, đó là chủ thể và khách thể của công việc kinh doanh. Hai nhân vật này luôn bị ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau. Khách hàng cần hàng hóa, dịch vụ của chủ thể để thoả mãn nhu cầu của mình. Ngược lại, chủ thể kinh doanh chỉ có thể thu được lợi nhuận thông qua việc thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng, nhờ đó duy trì và phát triển công việc kinh doanh của mình. Trong cuốn “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith lý giải, chính vì quan tâm đến quyền lợi của mình mà các nhà sản xuất sẽ phải quan tâm đến quyền lợi của khách hàng. Ngược lại, các khách hàng phải chịu chi trả mức giá đủ bù cho chi phí sản xuất của người bán thì mới thu được những hàng hóa, dịch vụ mà mình mong muốn. Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là đôi bên cùng có lợi. Mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. Thông qua việc kinh doanh, chủ thể kinh doanh tạo nên của cải vật chất cho xã hội.

Ngoài ra, để đảm bảo thành công, các tổ chức kinh doanh phải đáp ứng kịp thời những thay đổi thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Hệ quả tất yếu của các tiến bộ công nghệ là nhiều sản phẩm nhanh chóng trở nên lỗi thời và bị thay thế, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi. Bởi vậy, sự thay đổi và đổi mới là một trong những đặc trưng quan trọng trong hệ thống kinh doanh hiện đại.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH

Văn hóa và kinh doanh tác động qua lại chặt chẽ với nhau, và theo như các phân tích của tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh trong các nghiên cứu về văn hóa thì văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ hữu cơ. Mục đích chung của văn hóa và hoạt động kinh doanh đều là nhằm phục vụ cho lợi ích con người. Văn hóa là những kết tinh trong đời sống tinh thần của con người trong xã hội, còn kinh doanh lại là nhằm mục đích để thu lợi nhuận. Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh không thể đồng nghĩa với văn hóa. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh là mối quan hệ biện chứng có tính quy luật, vừa thống nhất vừa phụ thuộc vào nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022