Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 2




nghiên cứu tổng hợp khác nhau như phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu.


* Kết cấu: Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương chính:


- Chương I: Tổng quan về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh

- Chương II: Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Chương III: Hướng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập và một số khuyến nghị

Khóa luận này không phải là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về văn hóa hay tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời do giới hạn về thời gian nghiên cứu, cũng như những hạn chế trong tìm hiểu và nhận thức, khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi có nhiều thiếu sót.

Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 2


‌‌


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA, MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA


1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Những cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến những định nghĩa và quan niệm khác nhau xung quanh nội dung thuật ngữ văn hóa. Năm 1952, Koroeber và Kluchohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hóa. Tính đến thời điểm năm 2008, với sự gia tăng về mức độ quan tâm của nhân loại và kết quả của các công trình nghiên cứu và tài liệu, sách báo về vấn đề văn hóa, con số này chắc chắn đã tăng lên rất nhiều.

Theo tiến sỹ Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu văn hóa, khái niệm văn hóa rất rắc rối. Theo nghĩa chuyên biệt, nó chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn, như văn hóa Ai Cập, văn hóa Đông Sơn,... “Đề cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Đông Dương 1943 xếp văn hóa bên cạnh kinh tế chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng học thuật. UNESCO thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài văn hóa. Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm các kiệt tác trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo. Đối với người khác, nó bao gồm cả phong tục tập quán lối sống, làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Không thể nói hoặc đánh giá quan điểm nào là sai lầm hoặc thiếu đúng đắn bởi việc nhìn nhận văn hóa theo các cách thức khác nhau như thế càng làm cho vấn đề được hiểu biết phong phú và toàn diện hơn.




1.1 Theo nghĩa gốc từ

Về mặt từ nguyên, nghĩa của vănlà xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình.

Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trịgiáo hóa(Internet - Thư viện mở). Cách hiểu này, phần nhiều bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa tại phương Đông. Trong tiếng Hán cổ, từ “văn ” đã bao hàm ý nghĩa vănlà vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng cách tu dưỡng. Còn chữ hóalà việc cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa cái đẹp của “văn” trong thực tiễn đời sống.

Theo tiếng Anh, văn hóa là “culture” có nguồn gốc từ “agriculture” nghĩa là nông nghiệp. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng văn hóa được tạo dựng, bồi đắp, ngày càng đa dạng và trở nên rõ rệt, tách hẳn ra thành một phần quan trọng của đời sống từ khi bắt đầu có nông nghiệp trồng trọt, tức là từ khi xã hội loài người thoát khỏi cuộc sống săn bắt hái lượm, bắt đầu có sản xuất thặng dư.

Tương tự như vậy, tại các nước phương Tây nói chung, trong tiếng Đức, văn hóa là “kultur”, cũng giống như “culture” trong tiếng Pháp, đều xuất phát từ chữ Latinh “cultus” có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ “cultus” được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng nhân cách, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người.

Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

1.2 Theo phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào đối tượng mà thuật ngữ “văn hóa” được sử dụng để phản ánh, có ba cấp độ nghiên cứu chính về văn hóa.




1.2.1 Theo phạm vi rộng

Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa xuất hiện từ khi xuất hiện con người. Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới những đặc trưng riêng có ở loài người, nói tới việc phát huy năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện bản thân.

Hiểu theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người. Hoạt động văn hóa được coi là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ và khả năng sáng tạo chân - thiện - mỹ trong đời sống.

Theo phạm vi này, UNESCO có đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm,... khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội,... Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng,...”

Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan điểm về văn hóa “vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn.”

Bao quát hơn là quan điểm của E. Heriot “văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả.”

1.2.2 Theo nghĩa thông thường

Văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi này, văn hóa khoa học (toán học, vật lý học, hóa học,...) và văn hóa nghệ thuật (văn học, điện ảnh) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa.




1.2.3 Theo nghĩa hẹp

Văn hóa được coi như một ngành, ngành văn hóa - nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác. Cách hiểu này thường kèm theo cách đối xử sai lệch về văn hóa: coi văn hóa là lĩnh vực hoạt động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của nhà nước và “ăn theo” nền kinh tế.

Trong ba cấp độ nghiên cứu trên về thuật ngữ văn hóa, hiện nay người ta thường dùng văn hóa theo nghĩa rộng nhất, và đó cũng chính là nghĩa hiểu về thuật ngữ văn hóa của khóa luận tốt nghiệp này.

Tóm lại, có thể thấy đặc điểm chung của các khái niệm về văn hóa là: văn hóa được đúc kết, lan truyền và chia sẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác, văn hóa không những được chuyển tiếp từ bố mẹ sang con cái, mà còn được truyền bá thông qua các tổ chức xã hội, các hội văn hóa, từ các chính phủ đến các trường học, chùa chiền, nhà thờ,... Các cách nghĩ và cách cư xử thông thường được hình thành và duy trì bởi các áp lực và xu thế của xã hội.

Khóa luận này chủ yếu sử dụng cách hiểu về văn hóa của Czinkota: “văn hóa là một hệ thống những cách ứng xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và những tình cảm - quan điểm chung của các thành viên đó”, bởi khái niệm này có phần cụ thể hơn nên thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu của khóa luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, đồng thời sử dụng yếu tố văn hóa như là một nguồn lực quan trọng nhằm mục tiêu gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.

2. Đặc trưng của văn hóa

Đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa là tính hệ thống. Trong các công trình nghiên cứu, các từ điển, và trong hầu hết các khái niệm về văn hóa, từ văn hóa thường được định nghĩa là tập hợp các giá trị.... Điều đó cho thấy, văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm nhiều yếu tố và kết cấu bền vững của văn hóa thể hiện một




đặc trưng mang tính hệ thống cao. Nhờ tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.

Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Chữ văntrong từ văn hóa có nghĩa là vẻ đẹp, mang hàm nghĩa giá trị. Văn hóa có nghĩa là trở thành cái đẹp, trở nên có giá trị. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa cái có giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của một xã hội và con người. Nhờ có đặc tính này, văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội cân bằng giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu.

Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Văn hóa là một sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường thiên nhiên. Do con người gắn liền với nhau trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.

Đặc trưng thứ tư là văn hóa có tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được tích lũy và hình thành qua nhiều thế hệ. Mỗi thế hệ lại tiếp thu những giá trị văn hóa được đúc kết từ thế hệ trước, bồi đắp thêm những giá trị văn hóa mới để làm phong phú hơn kho tàng văn hóa dân tộc và truyền đạt lại cho thế hệ kế tiếp. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định và truyền thống này tồn tại thông qua giáo dục. Những quan niệm trong văn hóa rất khó phá vỡ cho dù thế giới có thay đổi.

Chức năng giáo dục là đặc trưng quan trọng thứ năm của văn hóa. Nó không chỉ giáo dục những giá trị đã ổn định mà còn giáo dục cả những giá trị đang hình thành.

Ngoài ra, cũng có thể nhận biết văn hóa thông qua các đặc trưng sau:

- Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một xã hội cụ thể, hình thành những ứng xử, thói quen chung xử lý tình huống tương tự nhau trong một cộng đồng. Tuy nhiên, không phải mọi tập quán đều tốt đẹp và phù hợp với xã hội hiện đại. Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định những nét độc đáo của một nền văn




hóa này so với nền văn hóa kia, nhưng cũng có những tập tục hủ lậu, khó chấp nhận trong thời đại ngày nay, cần phải thay đổi và tạo dựng những nét văn hóa mới.

- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa là một đặc trưng cơ bản, riêng có của xã hội loài người và do con người xây dựng, củng cố và bồi đắp qua nhiều thế hệ. Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, mặc định trong tiềm thức của mỗi thành viên trong cộng đồng. Một người nào đó làm khác đi sẽ bị toàn bộ cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc làm của anh ta có thể không có gì là phi pháp.

- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Mỗi dân tộc khác nhau có những đặc trưng văn hóa không giống nhau, do đó, tính dân tộc cũng khác nhau. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các người phương Tây cười vỡ bụng mà người dân Châu Á không thấy có gì hài hước. Vì vậy, cùng một thông điệp ở các nước khác nhau có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể được hiểu một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn như các loại thiếp chúc mừng Hallmark được người Anh và Mỹ hết sức ưa chuộng. Đặc điểm của các thiếp chúc mừng Hallmark là “thông điệp đặc biệt”. Lợi thế của việc mua thiệp Hallmark là người mua không cần phải suy nghĩ về những gì phải viết - chúng đã được viết sẵn và in trên thiếp. Tuy nhiên, khi Hallmark xâm nhập thị trường Pháp, không mấy người mua chúng vì người ta thích những gì do chính họ viết ra hơn.

- Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được




chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người. Không những thế, văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên trong cộng đồng. Mỗi thành viên chỉ có thể học hỏi các nền văn hóa, chấp nhận nó chứ không thể biến đổi chúng ngay lập tức theo ý muốn chủ quan của mình. Chẳng hạn, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâu trong lịch sử Trung Quốc, không dễ gì xóa bỏ được trên bình diện toàn xã hội.

- Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, thời gian qua đi, những cái cũ không phù hợp có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hóa quảng đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.

- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có. Đa số những kiến thức (một biểu hiện của văn hóa) mà con người có được là do học hỏi mà có hơn là bẩm sinh mà có. Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.

- Văn hóa luôn tiến hóa: Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh tại và bất biến. Ngược lại, văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc các giá trị tích cực của các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

Việc nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa cho chúng ta có một tầm nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ hết sức quan trọng và thận trọng với những vấn đề văn hóa, đặc biệt là những ảnh hưởng ngầm nhưng không kém phần mạnh mẽ và to lớn của văn hóa. Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sự thiếu trách nhiệm trong các chính sách và hành động liên quan đều có thể làm thui chột khả năng sáng

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí